Quốc gia Đông Nam Á đạt thỏa thuận lịch sử với công ty quan trọng bậc nhất ngành chip, tiến thêm một bước tới tham vọng 270 tỷ USD
21:41 05/03/2025
Thỏa thuận với Arm dự kiến sẽ giúp Malaysia tiến sâu vào lĩnh vực thiết kế và sản xuất chip, thay vì chỉ tập trung vào lắp ráp và thử nghiệm.
Arm Holdings đã đạt thỏa thuận cung cấp thiết kế chip và công nghệ cho Malaysia trong vòng 10 năm tới, nhằm giúp quốc gia Đông Nam Á này vượt qua giai đoạn lắp ráp chip và tiến sâu hơn vào lĩnh vực sản xuất bán dẫn có giá trị cao.
Malaysia là nơi chiếm khoảng 10% tổng sản lượng đóng gói chất bán dẫn toàn cầu. Quốc gia này mới đây đã ký kết hợp đồng trị giá 250 triệu USD với Arm, công ty thuộc sở hữu của SoftBank Group, để mua bản quyền công nghệ và các giải pháp liên quan đến bán dẫn.
Chính phủ nước này đặt mục tiêu sử dụng công nghệ từ Arm để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tự thiết kế chip, hướng tới xuất khẩu chất bán dẫn trị giá 270 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli cho biết: “Chúng tôi luôn muốn dịch chuyển từ khâu thử nghiệm và lắp ráp ở giai đoạn sau sang thiết kế và sản xuất ở giai đoạn đầu. Chính phủ đã có một cách tiếp cận táo bạo khi hợp tác với Arm nhằm xây dựng toàn bộ hệ sinh thái bán dẫn trong nước”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Tech Wire Asia
Đẩy nhanh chiến lược chip nội địa
Với sự hỗ trợ từ thỏa thuận này, Malaysia đang đẩy nhanh tham vọng sản xuất chip nội địa và đặt mục tiêu tạo ra ít nhất 10 công ty chip với tổng doanh thu hàng năm có thể lên tới 20 tỷ USD, theo Bộ trưởng Rafizi.
Ông cũng dự kiến thỏa thuận này có thể đóng góp thêm 1 điểm phần trăm vào GDP của quốc gia.
Hiện tại, Malaysia đã là một trung tâm quan trọng về thử nghiệm và đóng gói chip, nhưng vẫn chưa có bước đột phá đáng kể trong thiết kế bán dẫn.
Quốc gia này đang là điểm đến của nhiều nhà máy đóng gói chip từ Intel, GlobalFoundries và Infineon Technologies. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất thiết bị chip trong nước cũng đang dần chiếm lĩnh chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút những “ông lớn” như Applied Materials đến mở nhà máy.
Trước đây, Bộ trưởng Rafizi từng kỳ vọng Malaysia sẽ bắt đầu sản xuất chip nội địa trong 5 đến 10 năm tới. Với thỏa thuận cùng Arm, ông đã điều chỉnh lộ trình xuống còn 5-7 năm.
Ông nhận định rằng nếu chỉ dựa vào năng lực nội tại để phát triển công nghệ chip, quá trình này sẽ mất quá nhiều thời gian.
Việc xây dựng hệ sinh thái công nghệ nội địa với các nhà sản xuất chip trong nước không chỉ giúp Malaysia nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ sản xuất tiên tiến trong nước.
Trước những biến động địa chính trị, việc phát triển ngành công nghiệp chip nội địa đã trở thành ưu tiên hàng đầu đối với Malaysia - quốc gia với 40% kim ngạch xuất khẩu là các sản phẩm điện tử và linh kiện bán dẫn.
ARM không sản xuất chip mà cung cấp kiến trúc và thiết kế vi xử lý cho các hãng sản xuất chip khác.
Dù không trực tiếp sản xuất, công ty này vẫn nắm giữ vị thế quan trọng hàng đầu trong ngành bán dẫn toàn cầu khi thiết kế kiến trúc chip của họ được hầu hết các hãng công nghệ lớn sử dụng, từ smartphone đến trung tâm dữ liệu.
Kết quả một cuộc thăm dò dư luận mới cho thấy, bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Donald Trump trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, đã nhận được phản hồi tích cực của đông đảo khán thính giả.
Những dấu hiệu kinh tế tiêu cực đang thúc đẩy làn sóng mua trái phiếu, khi nhà đầu tư tìm cách giảm rủi ro trong danh mục đầu tư, theo Michael Brown, Chiến lược gia nghiên cứu cấp cao tại Pepperstone.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết Tổng thống Donald Trump có thể công bố thỏa thuận thương mại với Canada, Mexico sớm nhất là vào ngày 5/3.
Liên minh châu Âu (EU) đã gặp phải một trở ngại trong kế hoạch tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Việc xây dựng gói viện trợ mới trị giá 20 tỷ Euro bị đình chỉ và theo truyền thông châu Âu,...
Trong những tháng vừa qua, giá trứng tại Mỹ liên tục tăng cao, khiến các cửa hàng bán lẻ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa. Trong...
Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7,2% trong năm nay, duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh nước này phải đối mặt với nhiều thách thức địa - chính trị.
(ĐTCK) Thuế quan mới của Trung Quốc đối với hàng nông sản Mỹ đang định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu, thúc đẩy Trung Quốc gia tăng nhập khẩu thịt, sữa và ngũ cốc từ các quốc gia Nam Mỹ, châu Âu và Thái Bình Dương.
(KTSG Online) – Nhiều nhà bán lẻ châu Âu không chấp nhận giá cao hơn khi đàm phán hợp đồng mới với các nhà cung cấp cà phê, dẫn đến kệ hàng ở nhiều siêu
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCT) báo lãi trước thuế 81 tỷ đồng, tăng 29%. Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) báo lãi trước thuế 214 tỷ đồng, tăng 27%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.