Quốc gia Đông Nam Á sở hữu mỏ vàng 40 tỷ USD lớn nhất thế giới: Khai thác gần 53 tấn vàng/năm, có cả sân bay và cảng biển riêng
05:45 04/03/2025
Mỏ này cũng là một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới.
Khai thác vàng đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trong nhiều thế kỷ.
Nhiều quốc gia sở hữu trữ lượng vàng khổng lồ dựa vào hoạt động khai thác để thúc đẩy nền kinh tế, khi nhu cầu về kim loại quý này vẫn luôn ở mức cao trên toàn cầu. Một số mỏ chỉ sản xuất một lượng vàng nhỏ mỗi năm, nhưng cũng có những mỏ khai thác hàng nghìn tấn trong suốt vòng đời hoạt động của chúng.
Tuy nhiên, không có mỏ vàng nào năng suất và giá trị lớn bằng một mỏ nằm sâu trong vùng núi xa xôi của Indonesia.
Mỏ lộ thiên Grasberg
Grasberg – Mỏ vàng lớn nhất thế giới
Mỏ Grasberg, nằm ở Papua, Indonesia, là mỏ vàng lớn nhất và giàu trữ lượng nhất thế giới, với sản lượng khoảng 48 tấn vàng mỗi năm. Ngoài ra, đây cũng là một trong những mỏ đồng lớn nhất toàn cầu, khi quặng khai thác từ Grasberg chứa hàm lượng cao của cả hai kim loại này.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, mỏ Grasberg vận hành với quy mô chưa từng có, sử dụng khoảng 20.000 nhân công và sở hữu cơ sở hạ tầng đồ sộ, bao gồm sân bay, cảng biển, hệ thống đường sá, khu nhà ở, trường học và bệnh viện.
Grasberg cũng là một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới
Mỏ Grasberg thuộc quyền sở hữu của PT Freeport Indonesia, một liên doanh giữa chính phủ Indonesia và tập đoàn khai thác khoáng sản Mỹ Freeport-McMoRan.
Mỏ này nằm gần Puncak Jaya, đỉnh núi cao nhất Papua, trong một khu vực giàu trữ lượng khoáng sản được hình thành do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.
Trong nhiều thập kỷ, đặc điểm nổi bật nhất của Grasberg là hố khai thác lộ thiên rộng hơn một dặm (hơn 1,6 km). Tuy nhiên, do trữ lượng bề mặt dần cạn kiệt, hoạt động khai thác hiện đã chuyển xuống các mỏ ngầm, gồm ba khu vực chính: Grasberg Block Cave, Deep Mill Level Zone, và Big Gossan.
Năm 2023, Grasberg ghi nhận sản lượng 52,9 tấn vàng (1,7 triệu ounce), 680.000 tấn đồng và 190 tấn bạc, biến nơi đây thành một trong những cơ sở khai thác có lợi nhuận cao nhất thế giới.
Mỏ Grasberg vẫn còn trữ lượng vàng ước tính trị giá 40 tỷ USD (31 tỷ bảng Anh), đảm bảo duy trì hoạt động khai thác trong nhiều năm tới.
Hạ tầng khổng lồ phục vụ khai thác
Do quy mô khổng lồ, Grasberg đòi hỏi một hệ thống hạ tầng phức tạp để duy trì hoạt động. Mỏ có sân bay riêng để vận chuyển công nhân và thiết bị đến khu vực xa xôi này, cùng với đường ống dài 166 km (103 dặm) dẫn quặng tới cảng Amamapare để xử lý và xuất khẩu.
Ngoài ra, Grasberg còn cung cấp đầy đủ dịch vụ hỗ trợ cho công nhân, bao gồm nhà ở, trường học và cơ sở y tế.
Lịch sử của Grasberg bắt đầu từ năm 1936, khi nhà địa chất học người Hà Lan Jean Jacques Dozy phát hiện các tảng đá chứa khoáng sản tại khu vực này. Tuy nhiên, hoạt động khai thác quy mô lớn chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1960, khi Freeport-McMoRan giành được quyền khai thác và phát triển mỏ.
Kể từ đó, Grasberg liên tục được mở rộng, với hàng tỷ USD được đầu tư vào hệ thống hầm mỏ, đường sá và phương tiện vận chuyển.
Mặc dù mang lại nguồn thu khổng lồ, mỏ Grasberg cũng vấp phải nhiều tranh cãi. Các nhà hoạt động môi trường lo ngại về mức độ ô nhiễm, khi lượng lớn trầm tích và kim loại nặng bị xả thẳng vào các con sông trong khu vực.
Cảng Amamapare
Tình hình chính trị bất ổn ở Papua cũng dẫn đến nhiều vấn đề an ninh, bao gồm các cuộc tấn công của lực lượng ly khai nhằm vào mỏ. Bên cạnh đó, Grasberg từng nhiều lần đối mặt với các cuộc đình công của công nhân do tranh chấp về lương và điều kiện làm việc.
Dù gặp nhiều thách thức, Grasberg vẫn là một trong những tài sản quan trọng nhất của Indonesia. Chính phủ nước này đã gia hạn hợp đồng khai thác với Freeport-McMoRan đến năm 2041, đảm bảo Grasberg tiếp tục là một mỏ vàng hàng đầu thế giới trong tương lai.
Giá thực phẩm tăng cao đang khiến người tiêu dùng Nhật Bản phải thắt chặt chi tiêu và săn lùng hàng giảm giá. Dù các doanh nghiệp Nhật Bản đã tăng lương vào năm ngoái, nhưng mức tăng này vẫn không đủ để bù đắp chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.
Một trong những sự kiện được mong chờ nhất trong tuần này là bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước 2 viện Quốc hội dự kiến vào ngày mai. “Ông chủ” thứ 47 của Nhà trắng sẽ công bố tầm nhìn của ông đối với nước Mỹ và thế giới.
Công ty bảo hiểm được tập đoàn Berkshire Hathaway của huyền thoại Warren Buffett rót vốn đã đồng ý mua lại mảng kinh doanh của Liberty Mutual tại Thái Lan và Việt Nam.
Thị trường tiền số bùng nổ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thiết lập kho dự trữ tiền kỹ thuật số quốc gia, đánh dấu một bước ngoặt tiềm năng trong lịch sử tài chính thế giới. Tuy nhiên, con đường này không hề bằng phẳng.
Giấc mơ lấy bằng tiến sĩ ở Hàn Quốc đang đối mặt với thực tế kinh tế khắc nghiệt, khi số liệu mới cho thấy gần 30% tiến sĩ mới tốt nghiệp đang chật vật tìm việc làm.
Ngày 2/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ. Phát biểu này được đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Đài BBC (Anh).
(KTSG Online) - Sau sự hồ hởi ban đầu, các thương hiệu Trung Quốc bắt đầu đối mặt khó khăn ở Đông Nam Á do tốc độ phổ cập xe điện nhìn chung còn chậm. Bên
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.