Bê bối chấn động Đông Nam Á: Startup con cưng bị tố thổi phồng gần 600 triệu USD doanh thu, SoftBank có thể mất trắng 90% số vốn đã bỏ ra
17:02 26/02/2025
Từng là một trong những startup triển vọng nhất Indonesia, eFishery nay đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Các nhà đầu tư, bao gồm SoftBank và Temasek, có thể chỉ thu hồi chưa đến 10% số vốn đã rót vào.
Một cuộc điều tra do hội đồng quản trị eFishery thuê đã phát hiện rằng tình hình của startup Indonesia này tệ hơn nhiều so với dự báo trước đó. Theo những tài liệu mới đây, các nhà đầu tư có thể chỉ thu hồi chưa đến 10 xu trên mỗi USD đã rót vào công ty.
eFishery – startup chuyên cung cấp hệ thống cho ăn tự động cho các hộ nuôi cá và tôm tại Indonesia – đã thua lỗ hàng trăm triệu USD từ năm 2018 - 2024. Trong nhiều năm, công ty còn báo cáo sai lệch về tình hình tài chính.
“eFishery hiện không có khả năng hoạt động thương mại một cách bền vững”, theo một báo cáo do FTI Consulting Singapore – đơn vị tư vấn được thuê để đánh giá và tiếp quản công ty – trình bày trước các nhà đầu tư.
Một ao cá được trang bị máy phân phối eFishery tại Subang Regency ở Tây Java, Indonesia. Ảnh: Dimas Ardian
Từng là một "ngôi sao" trong hệ sinh thái khởi nghiệp Indonesia, eFishery đã đạt mức định giá 1,4 tỷ USD vào năm 2023 sau khi huy động 200 triệu USD từ 42XFund của Abu Dhabi và nhà đầu tư khác.
Tổng cộng, startup này đã gọi được khoảng 315 triệu USD qua 5 vòng gọi vốn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, công ty rơi vào khủng hoảng khi xuất hiện cáo buộc làm giả đến 75% số liệu và thổi phồng gần 600 triệu USD doanh thu.
Cú sốc này đã khiến công ty phải sa thải hàng loạt lao động trong khi 2 nhà đồng sáng lập Gibran Huzaifah và Chrisna Aditya bị buộc từ chức.
Báo cáo của FTI tiết lộ, eFishery chỉ còn khoảng 50 triệu USD tiền mặt vào giữa tháng 2/2025 và đang cạn kiệt dần nếu không có kế hoạch tái cấu trúc.
Nhà đầu tư nắm cổ phần ưu đãi – bao gồm SoftBank Group và Temasek Holdings của Singapore – sẽ được hoàn trả theo nguyên tắc “pari passu” (bình đẳng về thứ tự ưu tiên), đồng nghĩa với việc họ có thể chỉ nhận lại 8,3 - 9,5 xu trên mỗi USD đã đầu tư.
Điều này cũng có nghĩa là G42 của Abu Dhabi, đơn vị từng rót 100 triệu USD vào tháng 4/2023, có thể chỉ thu hồi khoảng 8,3 triệu USD sau chưa đầy 2 năm.
Khủng hoảng nợ và vấn đề vận hành
Trước khi sụp đổ, eFishery tuyên bố vận hành mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ AI, cung cấp máy cho cá ăn tự động, cảm biến nước và chuỗi cung ứng kết nối nông dân với người mua thông qua ứng dụng di động.
Máy phân phối eFishery tại một ao cá ở Tây Java, Indonesia. Ảnh: Dimas Ardian
Nhưng dữ liệu từ cuộc điều tra cho thấy eFishery đã báo cáo số lượng thiết bị cao gấp hàng chục lần thực tế. Công ty tuyên bố đã triển khai hơn 400.000 máy cho ăn, nhưng số liệu kiểm toán ban đầu chỉ ra con số thực chỉ khoảng 24.000. Hiện tại, ước tính mới nhất cho thấy chỉ còn 6.300 máy đang hoạt động, trong đó có 600 máy thực sự gửi dữ liệu.
Ngoài ra, tỷ lệ vỡ nợ đối với các khoản vay của nông dân ở mức rất cao, trong khi eFishery lại là bên gánh chịu toàn bộ rủi ro khi người vay không thể trả nợ.
Môi trường kinh doanh phân mảnh và khoảng cách địa lý xa xôi tại Indonesia – nơi gần 10% dân số sống dưới mức nghèo đói – cũng khiến quy trình thu hồi nợ gặp nhiều trở ngại. Ước tính 76% trong tổng số 68 triệu USD nợ phải thu của eFishery đã quá hạn trên 60 ngày, và phần lớn trong số đó có nguy cơ không thể thu hồi.
Công nghệ bị thổi phồng, kinh doanh thua lỗ nặng
Báo cáo cho hay, eFishery hoạt động với biên lợi nhuận cực thấp và thua lỗ nghiêm trọng. Các ứng dụng chính của công ty không được kết nối với hệ thống kế toán, và việc ghép nối nông dân với người mua phần lớn vẫn diễn ra thủ công.
Thêm vào đó, hầu hết công nghệ mà eFishery quảng bá không hoạt động như tuyên bố. Không có cảm biến PondTag nào – vốn được công bố là có khả năng đánh giá chất lượng nước từ xa và tự động hóa hệ thống cho ăn – được triển khai trên thực tế.
Việc thu thập dữ liệu hạn chế khiến các thuật toán dự báo lượng thức ăn sai lệch gần 50%.
Báo cáo kết luận, eFishery thực chất vận hành giống một doanh nghiệp thương mại truyền thống hơn là một startup công nghệ. Công ty từng có số lượng nhân sự khổng lồ lên đến 2.600 người vào đầu năm 2024. Sau nhiều đợt cắt giảm mạnh, hiện doanh nghiệp này chỉ còn khoảng 200 nhân viên.
>> Điều tra doanh nghiệp khai khống doanh thu 600 triệu USD
Tối 25/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhân dịp Thủ tướng tham dự Diễn đàn Tương lai Asean lần thứ 2 tại Hà Nội.
Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất về thỏa thuận trao đổi “những nguyên liệu quan trọng” với Ukraine, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sắp ký một thỏa thuận tương tự với Kiev.
Động thái này làm dấy lên sự bất mãn trong giới lao động trung niên Trung Quốc, những người đang phải đối mặt với "lời nguyền tuổi 35" - định kiến tuổi tác phổ biến khiến họ khó tìm được việc làm.
Giá dầu giảm vào ngày thứ Ba (25/02), bị ảnh hưởng bởi chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông đang thúc đẩy hoà bình ở Ukraine, áp thuế quan với các đồng minh cũ và nhiều lệnh trừng phạt hơn đối với Iran.
Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần vào ngày thứ Ba (25/02), khi nhà đầu tư chốt lời sau mức cao kỷ lục trong phiên trước đó do lo ngại về sự bất ổn xung quanh kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Ba (25/02), khi nhà đầu tư cân nhắc những lo ngại về tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Việc siết chặt xuất khẩu dầu ăn đã qua sử dụng và các sản phẩm thải từ dầu cọ của Indonesia có thể làm giảm nhu cầu từ các nhà cung cấp năng lượng và vận tải châu Âu.
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.