• CIM 11.22 0.02(0.21%)
  • BTC 84642.51 434.50(0.51%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.22 0.02(0.21%)
  • BTC 84642.51 434.50(0.51%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

Quân cờ nào giúp Trung Quốc 'quyết đấu đến cùng'?

16:25 09/04/2025

Mức thuế quan 104% hoặc cao hơn nữa có thể không còn nhiều ý nghĩa với Trung Quốc, trong khi Mỹ khả năng không chịu nổi lạm phát của chính mình, theo chuyên gia.

Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang nhanh chóng. Hai ngày qua, các quan chức Trung Quốc liên tục nói sẽ "chiến đấu đến cùng", sau khi bị áp thuế nhập khẩu 10%, thuế đối ứng 34% (hôm 2/4) rồi thuế bổ sung 50% (hôm 8/4), nâng tổng cộng mức thuế lên 104%.

Chuyên gia William Reinsch tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) mô tả hai nền kinh tế như đang chơi đấu vật. "Chuyện này khiến tôi liên tưởng đến môn sumo - hai gã khổng lồ cố gắng quật đối phương ra khỏi sàn đấu", ông nhận xét.

Quân cờ nào giúp Trung Quốc quyết đấu đến cùng?

Chuyên gia ví thương chiến giữa hai nền kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới như vật sumo. Minh họa: Phiên An

Theo Economist, gần như không còn rào cản nào ngăn được sự tách rời giữa Mỹ và Trung Quốc. Dù ý định thực sự của ông Trump khi khơi mào cuộc đối đầu thương mại lớn nhất trong lịch sử hiện đại vẫn chưa rõ ràng, ông dường như không còn mặn mà với việc đạt thỏa thuận với Trung Quốc

Bà Wendy Cutler, cựu Phó đại diện thương mại Mỹ nói ý định leo thang của ông Trump là rõ ràng. "Triển vọng về một giải pháp đàm phán trong nhiệm kỳ hai của ông Trump có vẻ phức tạp hơn nhiều khi từng ngày trôi qua", bà nói.

Thái độ của Bắc Kinh cũng khác xưa. Trước đây, các biện pháp áp thuế của ông Trump thường gặp phản ứng nhanh nhưng kiềm chế từ Trung Quốc. Họ muốn thể hiện rằng không dễ bị bắt nạt, bằng cách "ra đòn chọn lọc" để hạn chế tự gây tổn hại và tránh leo thang, chừa "đường lui" cho thương lượng hơn khi thời cơ đến.

Tuy nhiên, hiện dường như Bắc Kinh cũng không nhiều hy vọng cho kịch bản đàm phán. Giáo sư Dennis Wilder, giảng viên Trường Dịch vụ Đối ngoại Walsh, thành viên cấp cao Sáng kiến Đối thoại Mỹ-Trung Quốc về các Vấn đề Toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói "một cuộc chiến thương mại thực sự" đã trước mắt vì ông Tập và ông Trump đã cảm thấy uy quyền bị thách thức công khai.

"Cả hai nhà lãnh đạo đều thấy vị thế đang bị đối phương thách thức công khai và không muốn bị xem là lùi bước trước những gì họ coi là thách thức với quyền uy của mình," Giáo sư Wilder nhận định.

Lý do Trung Quốc thay đổi chiến lược trong cách đối đầu có thể do giới lãnh đạo nước này cảm thấy có thể thắng trong thương chiến, theo giới chuyên gia.

Đầu tiên, theo Economist, giới chức Trung Quốc có thể tin rằng nước Mỹ sẽ không thể chịu nổi lạm phát, thứ sẽ kích hoạt và gia tăng sự bất mãn với thuế quan của ông Trump. Nghĩa là, thay vì "chiến đấu đến cùng", Bắc Kinh có thể chỉ cần cầm cự cho đến khi giá tiêu dùng tại Mỹ bắt đầu tăng hoặc thị trường việc làm suy yếu.

Các cố vấn cấp cao, nhà nghiên cứu chính phủ và chuyên gia kinh tế đều cho rằng đây là cách dễ nhất để buộc ông Trump quay lại bàn đàm phán. Một số người còn đề xuất tìm cách làm trầm trọng thêm tình hình, chẳng hạn như tăng giá trị đồng nhân dân tệ, khiến hàng bán qua Mỹ đắt hơn nữa.

Nhưng đây sẽ là một canh bạc lớn. Bởi đến khi lạm phát ở Mỹ thực sự tăng lên, thì công nghiệp và chuỗi cung ứng của Trung Quốc cũng đã hứng chịu tổn thất. Do đó, Trung Quốc chọn chiến thuật an toàn hơn là hạ giá đồng nhân dân tệ tham chiếu so với USD xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2023 để giảm tác động cho các cú sốc sắp tới.

Thứ hai, Trung Quốc không thấy lo lắng thêm đáng kể khi ông Trump bổ sung 50% thuế vì "tác động kinh tế cận biên" ngày càng giảm. Dan Wang, Giám đốc Trung Quốc tại Eurasia Group chỉ ra rằng biên lợi nhuận cho ngành xuất khẩu của Trung Quốc là 30-40%.

"Nếu Mỹ áp thuế vượt 35%, họ sẽ xóa sổ hầu hết lợi nhuận của hàng Trung Quốc. Cho dù mức thuế là 70% hay thậm chí 1.000% cũng không tạo ra nhiều khác biệt, vì về cơ bản đã ngăn Trung Quốc giao dịch trực tiếp với Mỹ", bà phân tích. Do đó, "Trung Quốc chắc chắn sẽ trả đũa, họ sẽ không lùi bước", bà nói thêm.

Đồng quan điểm, Alicia Garcia-Herrero, Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natixis (Pháp) cũng không đánh giá cao con số bổ sung 50% của ông Trump. "Thị trường Mỹ về cơ bản đã đóng cửa với hàng hóa Trung Quốc - ít nhất là hàng xuất khẩu trực tiếp từ nước này - nên việc tăng thuế thêm 50% không còn là một mối đe dọa thực sự hiệu quả", bà giải thích.

Thứ ba, Alicia Garcia-Herrero của Natixis cho rằng Tổng thống Trump hành động quyết liệt càng cho thấy ông đang cố gắng tập trung kiềm chế Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ đối tác thương mại nào khác. Và để đảm bảo không ai khác sẽ trả đũa, Mỹ làm hai điều cùng lúc: trừng phạt Trung Quốc nhiều hơn nữa trong khi kêu gọi các nước khác đàm phán để gia hạn thời hạn áp thuế.

Su Yue, Kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Economist Intelligence Unit nói rằng việc bổ sung 50% thuế với Trung Quốc nhưng mở đàm phán với các quốc gia khác về cơ bản là vẫn mở cánh cửa trong chiến lược "Trung Quốc +1". "Vì vậy, vẫn còn nhiều cách cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc giảm thiểu tác động", bà nêu.

Tuy nhiên, để đua sức bền với Mỹ, Trung Quốc sẽ phải hành động nhiều hơn để hỗ trợ nền kinh tế nội địa. Theo Economist, cú sốc tiềm tàng này đang được so sánh với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007–2009, thời điểm Trung Quốc tung ra gói kích thích trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 590 tỷ USD).

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tháng trước nói đang chuẩn bị cho "các cú sốc từ bên ngoài lớn hơn dự kiến" và sẵn sàng thực thi chính sách để đảm bảo ổn định kinh tế. Hôm 8/4, ông tiếp tục khẳng định "có đủ công cụ để ứng phó thuế quan" tại cuộc điện đàm với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.

Tuy nhiên, công cụ cụ thể là gì chưa rõ ràng. People's Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, hôm 6/4 viết rằng các đợt cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể diễn ra bất cứ lúc nào.

Tờ báo cũng cho biết các chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó tìm kiếm đầu ra trong nước và tại các thị trường ngoài Mỹ. Công ty môi giới Soochow Securities đề xuất Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu với phần còn lại của thế giới, đồng thời tăng trợ cấp xuất khẩu.

Khi thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, Trung Quốc đã nhanh chóng hỗ trợ. Trong hai ngày 7 và 8/4, các doanh nghiệp nhà nước đã tham gia mua cổ phiếu. Nhờ can thiệp này, chỉ số CSI 300 tại Thượng Hải tăng 1,7% ngày 8/4.

Sắp tới, bà Su Yue, Kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Economist Intelligence Unit dự đoán chính phủ Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi các chính sách tiêu dùng trong nước khi phải đối mặt với thuế quan sớm hơn dự kiến.

"Tôi có cảm giác Trung Quốc đang tiến tới tâm lý 'không còn gì để mất'. Vì vậy, nếu Bắc Kinh thực sự có thể cam kết tái cấu trúc nền kinh tế của mình, đây có thể không phải là điều tồi tệ", chuyên gia này đánh giá.

Bà Su Yue tính toán để duy trì tăng trưởng ở mức khoảng 4,5% - trong khi tính đến rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ và các hiệu ứng lan tỏa toàn cầu - Bắc Kinh cần kích thích tài khóa bổ sung lên tới 2.000 tỷ nhân dân tệ (273 tỷ USD).

Nhưng một số chuyên gia vẫn lo các gói kích thích sẽ đến rất chậm, mang tính chất đối phó, phân tán và chỉ xuất hiện sau khi kinh tế đã suy giảm rõ rệt. Theo Larry Hu của ngân hàng Macquarie, tình hình sẽ còn tệ hơn trước khi cải thiện.

Vẫn còn một số "đòn đánh" mà Trung Quốc có thể tung ra. Tình hình sắp tới phụ thuộc không nhỏ vào việc ông Tập Cận Bình cân nhắc liệu nền kinh tế Trung Quốc có sẵn sàng "tách rời" (decoupling) khỏi Mỹ không.

Nước này lâu nay vẫn theo đuổi mục tiêu tự chủ về công nghệ nhưng nhìn chung vẫn bác bỏ khái niệm "tách rời". Nhưng hiện quan điểm ủng hộ "tách rời" đang ngày càng tăng. Các nguồn tin của Economist tiết lộ một danh sách các phản ứng tiếp theo mà Bắc Kinh có thể cân nhắc.

Theo đó, Trung Quốc được cho là đang tính đến việc đình chỉ mọi hợp tác với Mỹ trong ngăn chặn fentanyl. Ý tưởng khác là cấm nhập khẩu thịt gia cầm, đậu tương và cao lương Mỹ, những mặt hàng chủ yếu đến từ các bang ủng hộ đảng Cộng hòa.

Nước này cũng có thể áp đặt các hạn chế đối với ngành dịch vụ mà Mỹ vẫn duy trì thặng dư. Điều này bao gồm việc siết chặt hoạt động của các công ty tư vấn và hãng luật Mỹ còn hiện diện tại Trung Quốc.

Họ cũng có thể điều tra các tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Mỹ để kết luận theo hướng nó đang mang tính độc quyền và tạo ra lợi nhuận vượt mức. Ngoài ra, thành công của bộ phim hoạt hình "Na Tra 2" tại Trung Quốc và thất bại của "Bạch Tuyết" tại Mỹ là cơ sở để giảm nhập phim Mỹ hoặc thậm chí cấm hoàn toàn.

"Nếu 'chiến đấu đến cùng' đồng nghĩa việc đáp trả mọi đòn thuế mới từ Mỹ, thì ông Tập sẽ phải chấp nhận 'trái đắng' mang tên 'tách rời'", Economist bình luận.

Phiên An (theo The Economist, SCMP, Strait Stimes)

Nội dung liên quan:Trung Quốc
Châu Á tăng tốc mua khí đốt Mỹ để né đòn thuế của ông Trump
Châu Á tăng tốc mua khí đốt Mỹ để né đòn thuế của ông Trump
2 tuần trước
LNG không chỉ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Mỹ, mà còn là đòn bẩy giúp các nước châu Á vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa xoa dịu căng thẳng thương mại với Nhà Trắng.
Tổng thống Trump chuẩn bị áp thuế mới với ngành công nghiệp quan trọng của châu Âu
Tổng thống Trump chuẩn bị áp thuế mới với ngành công nghiệp quan trọng của châu Âu
2 tuần trước
Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ sớm công bố mức thuế "lớn" với dược phẩm nhập khẩu.
Tiền tệ châu Á lao dốc vì thuế quan, nhà đầu tư tháo chạy: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng hoảng kinh tế mới
Tiền tệ châu Á lao dốc vì thuế quan, nhà đầu tư tháo chạy: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng hoảng kinh tế mới
2 tuần trước
Hàng loạt đồng tiền châu Á đồng loạt lao dốc do chính sách thuế quan mạnh tay của Mỹ, dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trong khu vực phụ thuộc sâu vào xuất khẩu.
Việt Nam trong nhóm 5 nước được dự đoán sẽ đạt thoả thuận sớm nhất với Mỹ
Việt Nam trong nhóm 5 nước được dự đoán sẽ đạt thoả thuận sớm nhất với Mỹ
2 tuần trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về vấn đề thuế quan. Và theo dự đoán của ngân hàng đầu tư Jefferies, một số đối tác thương mại có thể đạt thoả thuận với Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Nhà bán khống nổi tiếng:
Nhà bán khống nổi tiếng: "Đừng cố làm anh hùng giữa lúc thị trường hoảng loạn"
2 tuần trước
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển bởi thuế quan mới từ Trump, Steve Eisman - nhà đầu tư được biết đến qua bộ phim "The Big Short" và nổi tiếng với vụ đặt cược thành công...
Né chứng khoán lẫn tiền số, nhà đầu tư đổ xô vào 3 tài sản bật tăng rực rỡ, giá liên tục lập đỉnh giữa bão thuế quan
Né chứng khoán lẫn tiền số, nhà đầu tư đổ xô vào 3 tài sản bật tăng rực rỡ, giá liên tục lập đỉnh giữa bão thuế quan
2 tuần trước
Thương chiến toàn cầu leo tháng khiến nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản trú ẩn truyền thống. Tài sản rủi ro bị bán tháo vì lo ngại thuế quan của Mỹ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Các nhà đầu tư ETF sử dụng đòn bẩy mất kỷ lục 25 tỷ USD
2 tuần trước
Các nhà đầu tư đã mất 25.7 tỷ USD trong các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) có đòn bẩy vào cuối tuần trước, đánh dấu sự sụp đổ lớn nhất từ trước đến nay của các quỹ rủi ro cao này, vốn đã...
Giới đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu Chính phủ Mỹ, lợi suất dài hạn tăng vọt
Giới đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu Chính phủ Mỹ, lợi suất dài hạn tăng vọt
2 tuần trước
Đợt bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn dài đã tăng tốc mạnh mẽ trong những ngày qua khi việc leo thang chiến tranh thương mại gieo rắc nghi ngờ về vị thế trú ẩn an toàn của loại tài sản này.
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
2 tuần trước
Thuế quan "có đi có lại" cao hơn mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào ngày 9/4, bao gồm mức thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, theo Reuters.
Thuế quan Mỹ áp lên Trung Quốc quá cao, một công ty Nhật Bản quyết định đầu tư nhà máy ở Việt Nam
Thuế quan Mỹ áp lên Trung Quốc quá cao, một công ty Nhật Bản quyết định đầu tư nhà máy ở Việt Nam
2 tuần trước
Mỹ áp thuế quan đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam, thấp hơn đáng kể mức 104% đánh vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc triệu tập họp khẩn, 174 công ty hợp sức mua vào cổ phiếu để cứu thị trường
Trung Quốc triệu tập họp khẩn, 174 công ty hợp sức mua vào cổ phiếu để cứu thị trường
2 tuần trước
Trung Quốc đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp cấp cao nhằm thảo luận các biện pháp cấp bách để vực dậy nền kinh tế và ổn định thị trường, trong bối cảnh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nóng lên từng giờ.
Thị trường toàn cầu chao đảo khi Mỹ bắt đầu thu thuế đối ứng
Thị trường toàn cầu chao đảo khi Mỹ bắt đầu thu thuế đối ứng
2 tuần trước
(KTSG Online) - Thuế đối ứng của Mỹ áp vào 86 đối tác thương mại chính thức có hiệu lực từ lúc 0 giờ 1 phút ngày 9-4, theo giờ Mỹ. Thuế đối ứng dao động
Chủ Nhật, 20/04/2025
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
2 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
3 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
3 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
5 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
5 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
6 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình ThuậnCách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình Thuận
7 giờ trước
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầuNhững yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu
8 giờ trước
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Lịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, NovalandLịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, Novaland
8 giờ trước
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Dư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâuDư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâu
16 giờ trước
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗCập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗ
16 giờ trước
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Hơn 13.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh ThuậnHơn 13.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
18 giờ trước
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.