Tiền tệ châu Á lao dốc vì thuế quan, nhà đầu tư tháo chạy: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng hoảng kinh tế mới
16:09 09/04/2025
Hàng loạt đồng tiền châu Á đồng loạt lao dốc do chính sách thuế quan mạnh tay của Mỹ, dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trong khu vực phụ thuộc sâu vào xuất khẩu.
Nhiều đồng tiền tại khu vực châu Á, đặc biệt là những đồng tiền nhạy cảm với thương mại, đồng loạt trượt giá mạnh trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Diễn biến này xảy ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt biện pháp thuế quan mới, làm dấy lên lo ngại sâu sắc về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đồng won Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đồng đô la Úc và New Zealand lần lượt chạm mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020, thời điểm đại dịch COVID-19 làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu. Đồng baht Thái Lan đối mặt với chuỗi ngày mất giá dài nhất kể từ tháng 6/2022, trong khi đồng rupiah Indonesia tiến sát mức đáy kỷ lục.
Đồng Baht Thái Lan giảm tới 0,8% so với USD, trong khi đồng Ringgit Malaysia và đồng Won Hàn Quốc cũng suy yếu tới mức thấp nhất kể từ năm 2009
Giới đầu tư quốc tế đã nhanh chóng tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro, bao gồm cổ phiếu và tiền tệ thị trường mới nổi, sau khi chính quyền Trump công bố loạt thuế quan trả đũa, phần lớn nhắm vào hàng hóa nhập khẩu từ châu Á.
Động thái này được xem là bước leo thang mới trong căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bắc Kinh cũng nhanh chóng phản ứng bằng loạt biện pháp trả đũa tương xứng, khiến thị trường toàn cầu rơi vào trạng thái bất ổn.
Đồng won Hàn Quốc trở thành một trong những đồng tiền mất giá mạnh nhất trong nhóm thị trường mới nổi, không chỉ vì tác động trực tiếp từ căng thẳng thương mại mà còn do những bất ổn trong nước.
Giới phân tích cho rằng nỗ lực thiết quân luật bất thành của cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hồi đầu tháng 12/2024 đã làm xói mòn niềm tin của giới đầu tư, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Hàn Quốc vốn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu đang đối mặt với sức ép kép từ cả bên ngoài lẫn nội tại.
Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, làn sóng rút vốn khỏi các nền kinh tế mới nổi châu Á có thể gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng, ổn định tài chính và dòng vốn đầu tư trong khu vực. Đồng thời, sự sụt giảm của các đồng tiền chủ chốt cũng làm gia tăng áp lực lạm phát do giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
Trong khi phán quyết của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc hồi đầu tháng, tuyên bố phế truất cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol, được kỳ vọng sẽ giúp khôi phục phần nào niềm tin vào thị trường và hỗ trợ đồng won phục hồi, thì diễn biến trên trường quốc tế lại phủ bóng đen lên triển vọng này.
Việc ông Donald Trump tiếp tục theo đuổi chính sách thuế quan cứng rắn, bất chấp phản ứng từ cộng đồng quốc tế, đã làm suy giảm hy vọng về khả năng kiềm chế một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển bởi thuế quan mới từ Trump, Steve Eisman - nhà đầu tư được biết đến qua bộ phim "The Big Short" và nổi tiếng với vụ đặt cược thành công...
Thương chiến toàn cầu leo tháng khiến nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản trú ẩn truyền thống. Tài sản rủi ro bị bán tháo vì lo ngại thuế quan của Mỹ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Các nhà đầu tư đã mất 25.7 tỷ USD trong các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) có đòn bẩy vào cuối tuần trước, đánh dấu sự sụp đổ lớn nhất từ trước đến nay của các quỹ rủi ro cao này, vốn đã...
Đợt bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn dài đã tăng tốc mạnh mẽ trong những ngày qua khi việc leo thang chiến tranh thương mại gieo rắc nghi ngờ về vị thế trú ẩn an toàn của loại tài sản này.
Thuế quan "có đi có lại" cao hơn mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào ngày 9/4, bao gồm mức thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, theo Reuters.
Trung Quốc đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp cấp cao nhằm thảo luận các biện pháp cấp bách để vực dậy nền kinh tế và ổn định thị trường, trong bối cảnh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nóng lên từng giờ.
(ĐTCK) Bằng cách khởi động thuế quan với phần còn lại của thế giới, Tổng thống Donald Trump đã làm hoảng loạn thị trường tài chính toàn cầu, tăng nguy cơ suy thoái, phá vỡ các liên minh chính trị...
Thương chiến toàn cầu đang làm tổn thương lòng tin của nhà đầu tư vào các tài sản vốn được cho là an toàn của Mỹ, bao gồm cả trái phiếu kho bạc và đồng USD.
(KTSG Online) - Thuế đối ứng của Mỹ áp vào 86 đối tác thương mại chính thức có hiệu lực từ lúc 0 giờ 1 phút ngày 9-4, theo giờ Mỹ. Thuế đối ứng dao động
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.