Áp lực lạm phát ở phương Tây dịu lại khi xuất khẩu của châu Á suy yếu
23:54 25/06/2023
Giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, tính trên cơ sở 12 tháng, đạt đỉnh vào tháng 9 năm ngoái ở mức 6,1 nghìn tỉ đô la Mỹ. Kể từ đó, xuất khẩu của các nền kinh tế này suy giảm, giúp áp lực giả cả dịu lại đối với người tiêu dùng ở Mỹ và các nước phương Tây khác.
Hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc và các nền kinh tế khác ở châu Á đang giảm, giúp làm dịu bớt áp lực giả cả ở thế giới phương Tây. Ảnh: Splash247
Tuy nhiên, giá cả đồ nội thất, hàng điện tử và các hàng hóa sản xuất công nghiệp khác suy giảm, không có nghĩa là mức lạm phát cao ở phương Tây sẽ sớm được kiểm soát. Tiền lương và giá các dịch vụ vẫn tăng, khiến ngân hàng trung ương ở Mỹ và châu Âu cảnh báo họ chưa hoàn thành chiến dịch tăng lãi suất trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát.
Trong nhiều thập niên trước đại dịch, hàng hóa giá rẻ từ châu Á đã giúp hạn chế các mức tăng giá cả hàng hóa tiêu dùng ở phương Tây. Các nhà kinh tế cho rằng hiện tượng đó khó có thể quay trở lại khi thời kỳ hưng thịnh của toàn cầu hóa đã qua.
Các cường quốc xuất khẩu của châu Á hưởng lợi lớn từ cơn bùng nổ doanh số bán hàng ở nước ngoài trong thời kỳ đại dịch khi người tiêu dùng, bị mắc kẹt ở nhà, vung tiền mua máy tính mới, thiết bị tập luyện và sửa chữa nhà cửa.
Tính trên cơ sở 12 tháng, giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đạt đỉnh vào tháng 9 năm ngoái ở mức 6,1 nghìn tỉ đô la Mỹ. Con số này cao hơn 40% so với mức được ghi nhận trong 12 tháng tính đến tháng 3 -2020, khi đại dịch Covid-19 ập đến, theo phân tích của Wall Street Journal dựa trên số liệu của nhà cung cấp dữ liệu CEIC.
Xuất khẩu của châu Á bắt đầu trượt dốc vào cuối năm ngoái khi lãi suất tăng, làm giảm bớt sức nóng tăng trưởng kinh tế. Người tiêu dùng phương Tây đã giảm chi tiêu cho hàng hóa để chuyển sang đi ăn ngoài, đi du lịch và các dịch vụ khác mà họ đã bỏ lỡ trong đại dịch. Kỳ vọng Trung Quốc tái mở sẽ thúc đẩy sự phục hồi trong thương mại đã lụi tắt.
Xuất khẩu từ Hàn Quốc trong 12 tháng tính đến tháng 5 thấp hơn 11% so với 12 tháng tính đến tháng 9-2022. Xuất khẩu của Đài Loan giảm 14% trong cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu của Singapore, Nhật Bản Trung Quốc lần lượt giảm 6%, 4% và 3%.
Sự suy yếu trong thương mại thể hiện ở giá hàng hóa bán từ cổng các nhà máy ở châu Á. Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc giảm 4,6% trong tháng 5 so với một năm trước đó, đánh dấu tháng suy giảm thứ tám liên tiếp. Các thước đo lạm phát giá sản xuất tương tự ở các nền kinh tế xuất khẩu châu Á khác cũng đang suy yếu do giá nguyên liệu thấp hơn làm giảm chi phí và nhu cầu đối với hàng hóa suy yếu làm giảm sức mạnh định giá của các nhà sản xuất.
Những tác động từ sự hạ nhiệt thương mại châu Á đang bắt đầu được cảm nhận ở Mỹ, nơi Cục Dự trữ liên bang (FDI) báo hiệu sẽ tăng lãi suất cao hơn nữa sau khi giữ nguyên lãi suất trong tháng này.
Theo Bộ Lao động Mỹ, giá hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc giảm 6,3% trong tháng 5 so với một năm trước đó. Giá hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc và ASEAn lần lượt giảm 2% và 3,7% trong cùng giai đoạn này.
Giá mà các nhà nhập khẩu ở Mỹ phải trả không hoàn toàn tương đồng với giá bán lẻ trên các kệ hàng vì các công ty cần trang trải chi phí lao động, vận chuyển và các chi phí khác để đưa sản phẩm vào cửa hàng.
Tuy nhiên, giá cả hàng hóa ở Mỹ trong tháng 5 giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, có nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ châu Á, bao gồm đồ nội thất, đồ gia dụng, tivi, dụng cụ thể thao, máy tính và điện thoại thông minh.
Dù vậy, lạm phát tổng thể của Mỹ vẫn đang ở mức cao. Trong tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đo lường những gì người Mỹ phải trả cho hàng hóa và dịch vụ, tăng 4% so với một năm trước đó. Tốc độ này vẫn cao hơn gấp đôi mục tiêu 2% của Fed. Giá tiêu dùng cốt lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, tăng 5,3%.
Giá hàng hóa tăng cao trong thời kỳ đại dịch gây ra đợt bùng phát lạm phát đầu tiên, tiếp đến giá năng lượng tăng vọt sau cuộc xung đột Nga-Ukraine kích hoạt đợt bùng phát lạm phát thứ hai. Hiện tại, đà tăng trưởng tiền lương và giá các dịch vụ là nguyên nhân khiến lạm phát cao dai dẳng ở các nước phương Tây. Vì vậy, dù giả cả hàng hóa đang giảm hiện nay là tin tốt nhưng điều đó không có nghĩa là các ngân hàng trung ương đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát.
Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng châu Á tại chi nhánh của HSBC ở Hong Kong, nhận định: “Động lực giảm phát đến từ châu Á sẽ không phải là phương thuốc thần kỳ cho vấn đề lạm phát của phương Tây”.
Trong những thập niên trước đại dịch, sự hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu góp phần tạo ra một giai đoạn dài lạm phát thấp và ổn định ở nhiều nền kinh tế phương Tây.
Giờ đây, chính phủ Mỹ và các đồng minh châu Âu đang xa rời khỏi quá trình toàn cầu hóa tự do vì lợi ích của an ninh và khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng. Họ đang đưa ra các khoản trợ cấp khổng lồ để các ngành công nghiệp chiến lược như bán dẫn và công nghệ xanh để thu hút đầu tư và việc làm về nước. Các tập đoàn đa quốc gia đang bổ sung các nhà máy ở Việt Nam hoặc Ấn Độ trong khi giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi họ mối lo ngại về mối quan hệ căng thẳng giữa phương Tây và Bắc Kinh.
Bên cạnh nhu cầu toàn cầu cải thiện, các nhà kinh tế cho rằng, những rạn nứt thương mại như vậy có thể làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất, báo hiệu lạm phát trong tương lai sẽ không giảm mạnh như trong quá khứ gần đây.
Điều đó không có nghĩa là toàn cầu hóa đã kết thúc hay châu Á sẽ không còn là nơi cạnh tranh để sản xuất. Nhưng các cường quốc xuất khẩu của châu Á khó có thể giúp các nền kinh tế phát triển ở phương Tây kiềm chế đà tăng giá cả như trước đây.
“Tôi cho rằng kỷ nguyên vàng của toàn cầu hóa và áp lực giảm lạm phát đi kèm với điều đó, đã qua rồi”, Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng của Capital Economics ở London, nói.
(KTSG) - Những giao dịch chứng khoán tự động được thực hiện bằng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) đang phải đối mặt với thách thức lớn từ những hình ảnh,
(KTSG) - Từ tháng 6-2023, Trung Quốc đã chuyển sang mô hình định giá điện mới mà tất cả doanh nghiệp đều được đối xử bình đẳng như nhau, nhưng người dân
(KTSG Online) - Một nhóm các nhà nghiên cứu từ năm công ty và một trường đại học Nhật Bản sẽ bắt đầu thử nghiệm tuabin gió trục nổi thế hệ mới. Dự kiến
(ĐTCK) Nhiệt độ kỷ lục trên khắp châu Á đang đặt ra thách thức cho lĩnh vực năng lượng tái tạo và làm nổi bật nhu cầu cung cấp dự phòng, nâng cấp hệ thống truyền tải và cải cách thuế quan...
Tiền giấy mới do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) phát hành và do Cục in ấn quốc gia phụ trách in. Bản mẫu đã bắt đầu được trưng bày tại các bảo tàng tiền giấy và các ngân hàng trên toàn Nhật Bản.
Gói trừng phạt này bao gồm các biện pháp nhằm chống lại việc lách luật trừng phạt và bổ sung 87 thực thể mới vào danh sách những thực thể "trực tiếp hỗ trợ tổ hợp công nghiệp và quân sự của Nga".
Trong 2 tuần qua, thị trường trong tình trạng khá rối loạn trong bối cảnh hết ngân hàng trung ương này đến ngân hàng trung ương khác xác nhận rõ rằng con đường duy nhất của họ là tăng lãi suất để...
Hàng trăm tàu chở dầu có thể bị cấm cập cảng châu Âu như một phần trong nỗ lực mới nhằm trấn áp việc bán dầu thô có nguồn gốc Nga mà các nước phương Tây lo ngại đang giúp tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine.
Những nỗ lực của Pháp nhằm xây dựng sự đồng thuận về thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển đã không đạt được kết quả đáng kể nào tại hội nghị thượng đỉnh ở Paris hôm 23/6.
(ĐTCK) Là lĩnh vực đặc thù, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe trong quá trình hoạt động. Thế nên, khi đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành này cũng cần “nhìn sâu” vào doanh nghiệp.
Giá dầu thô thế giới giảm mạnh ảnh hưởng đến kinh doanh của tập đoàn. Ngay trong kỳ điều hành ngày 10/4, doanh thu của tập đoàn mất luôn 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, với lượng tồn kho chưa bán hết,...
(ĐTCK) Trong khi các nhóm cổ phiếu trụ cột bank - chứng - thép đang tạo sức ép khiến VN-Index chuyển qua trạng thái rung lắc nhẹ, thì thị trường "đón" những con sóng nhỏ lẻ với tâm điểm đáng chú ý là cặp CII - LGC.
Đại hội đồng cổ đông sẽ xem xét phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ khủng 50% và kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%, qua đó tăng vốn lên gấp đôi.
Trong năm 2025, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, tăng 41% so với 2024. Riêng trong quý I, dự kiến lợi nhuận đạt 80 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Ngày 24/4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo sẽ vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX từ ngày 5/5. Hệ thống này được kỳ vọng mang đến nhiều thay đổi như giao dịch trong...
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày 24/4 sau khi lao dốc hơn 3% trong phiên giao dịch trước, vì đồng USD yếu và hoạt động bắt đáy, trong khi sự chú ý của thị trường vẫn tập trung vào những cập nhật về quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.