Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn
6 giờ trước
Thương chiến leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ của Bắc Kinh như ngồi trên đống lửa.
Dưới ánh đèn nhà kho ở thành phố Phật Sơn (Trung Quốc), Liu Wenyi quan sát những công nhân dán băng keo kín những thùng đựng ấm trà bằng gốm. Khách hàng ở California đã hủy đơn hàng vào tuần trước, ngay sau khi mức thuế mới của Mỹ tăng lên trên 150%.
“Giống như cánh cửa vừa đóng sầm lại vậy”, Liu, 42 tuổi, người sáng lập Harmony Clayworks. 70% hàng hóa của công ty được xuất khẩu sang Mỹ. “Chúng tôi đã cố gắng giữ giá ổn định cho khách hàng ở Mỹ, nhưng biên lợi nhuận đã mất. Chúng tôi đang chảy máu”.
Liu là một trong số hàng ngàn công ty xuất khẩu vừa và nhỏ của Trung Quốc đang chịu áp lực từ đợt thuế quan mới mạnh tay của chính quyền ông Trump. Tại Trung Quốc, chi phí đang đè lên những chủ doanh nghiệp như Liu.
Sự sống còn của họ phụ thuộc vào khả năng hấp thụ chi phí tăng, chuyển dịch chuỗi cung ứng hoặc từ bỏ hoàn toàn thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây là 3 lựa chọn khó khăn và khó chấp nhận được. Đối với các nhà xuất khẩu nhỏ, biên lợi nhuận vốn mỏng. Tăng giá có nguy cơ mất khách hàng ở nước ngoài nhưng chấp nhận chi phí tăng thì lợi nhuận sẽ bốc hơi.
“Chúng tôi từng có mức lợi nhuận 12%. Giờ thì không còn nữa”, Zhao Chen, tổng giám đốc của BrightPeak Tools. Đây là công ty sản xuất dụng cụ điện tại tỉnh Chiết Giang. “Với một máy khoan không dây, riêng thuế quan đã đẩy giá tăng thêm 8-10 USD. Chúng tôi không thể chuyển số tiền đó cho các nhà bán lẻ vì nếu làm vậy, họ sẽ bỏ đi”.
Công ty của Zhao đã phải cho 15% nhân viên nghỉ việc tạm thời và tạm dừng kế hoạch mở rộng. “Chúng tôi đang đối mặt với một cuộc chiến thương mại mà chúng tôi không thể kiểm soát”.
BrightPeak đã bắt đầu giảm giá cho khách hàng trong nước để giải phóng hàng tồn kho. Nhưng giải pháp này không ổn định vì các nhà sản xuất Trung Quốc trước đây vẫn dựa vào xuất khẩu và tiêu dùng trong nước vẫn yếu.
Trên các nền tảng trực tuyến như HuaHua Live và TigerMall, doanh số bán hàng trực tiếp nhắm vào những người mua Trung Quốc đang tăng lên.
“Người tiêu dùng ở Trung Quốc không nhất thiết phải mua máy lọc không khí kiểu Mỹ giá 300 USD”. Lin Fei, người sáng lập Reframe Living, một thương hiệu đồ gia dụng cao cấp, cho biết. “Máy lọc không khí đó được sản xuất cho một căn hộ chung cư ở LA, chứ không phải cho một căn hộ ở tầng 3 tại Vũ Hán”.
Một số doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách khai thác thị trường hơn 1,4 tỷ dân của nước này khi xuất khẩu gặp rào cản.
Tuy nhiên, cô đã bắt đầu tiếp thị những chiếc bàn, kệ đến các không gian làm việc chung và ký túc xá đại học ở Trung Quốc với mức giá giảm. “Ít nhất thì nó cũng trả được hóa đơn tiền điện,” cô nói.
“Tôi từng mua bản lề kim loại từ một đối tác ở Malaysia và lắp ráp chúng thành đồ nội thất theo yêu cầu tại Thâm Quyến”, Lin cho biết. “Bây giờ, chỉ cần dán nhãn made-in-China là có thể bị áp thuế toàn phần, ngay cả khi một nửa sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài”.
Để đối phó, Lin đang tìm cách chuyển một số hoạt động lắp ráp khâu cuối sang Indonesia. Nhưng việc thiết lập một cơ sở mới đi kèm với tốn thêm chi phí, đặc biệt là đối các công ty vừa và nhỏ. “Bạn cần nhân viên, địa điểm, tư vấn pháp lý, đăng ký thuế. Tất cả những điều đó đều cần thời gian và vốn – 2 thứ mà chúng tôi hiện không có nhiều”.
Hiện tại, hầu hết các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Câu hỏi đặt ra là liệu giai đoạn thương chiến dữ dội này có tiếp diễn hay chỉ là một cuộc đối đầu kinh tế sẽ sớm dịu bớt.
Nhưng sự bất định đã gây ra thiệt hại. Tài chính eo hẹp hơn, tầm nhìn lập kế hoạch ngắn hơn và niềm tin mong manh hơn.
“Chúng tôi không chỉ lo lắng về thuế quan”, Zhao của BrightPeak Tools cho biết. “Chúng tôi lo rằng họ sẽ thêm các danh mục sản phẩm mới vào tháng tớii, hoặc thay đổi các quy tắc một lần nữa. Bạn không thể xây dựng một doanh nghiệp trên cát”.
Các chuyên gia cho biết, thuế quan càng kéo dài thì khả năng các công ty nhỏ hơn đóng cửa hoặc rời khỏi thị trường Mỹ càng cao. Một số có thể thích nghi bằng cách chuyển hoạt động ra nước ngoài. Nhưng đối với nhiều công ty, chi phí về cơ sở hạ tầng và lao động của Trung Quốc là quá lớn.
Liu Wenyi đứng bên cạnh những thùng ấm trà của mình và nói: “Tôi đã xuất khẩu trong 15 năm. Mỹ từng là khách hàng mơ ước của chúng tôi. Bây giờ, tôi không chắc họ có muốn kinh doanh với chúng tôi không”.
Quyền tiếp cận cổ phiếu Elon Musk được kiểm soát bởi một nhóm cộng sự - những người âm thầm xây dựng các doanh nghiệp phân phối thông qua nhiều công ty vỏ bọc, sau đó thu về khoản phí và lợi nhuận khổng lồ.
Tính đến năm 2025, thế giới có 15 cá nhân sở hữu tài sản ròng từ 100 tỷ USD trở lên, con số vượt xa GDP nhiều quốc gia theo danh sách tỷ phú thường niên của Forbes
Giá dầu gần như không thay đổi vào ngày thứ Năm (24/04), khi nhà đầu tư cân nhắc khả năng OPEC+ tăng sản lượng, các tin tức kinh tế trái chiều, tín hiệu thuế quan mâu thuẫn từ Nhà Trắng và tin tức từ cuộc chiến Nga – Ukraine.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
Lợi nhuận trước thuế quý I của SeABank tăng đột biến gần 189% đạt 4.350 tỷ đồng, thực hiện hơn 67% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính Bưu điện PTF cho AEON Financial Service.
(ĐTCK) Là lĩnh vực đặc thù, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe trong quá trình hoạt động. Thế nên, khi đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành này cũng cần “nhìn sâu” vào doanh nghiệp.
Chủ tịch IDICO đánh giá, việc Mỹ áp thuế chắc chắn sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác và sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến mảng bất động sản khu công nghiệp.
Theo Bloomberg, Trung Quốc đang cân nhắc miễn trừ thuế quan bổ sung cho các mặt hàng Mỹ như ethane và thiết bị y tế.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.