Tổng thống Donald Trump ra lệnh ngừng đúc đồng 1 xu: Kết thúc kỷ nguyên tiền lẻ, Khởi đầu thời đại tiền số?
12:34 11/02/2025
Phải chăng Tổng thống Donald Trump đang đánh dấu sự kết thúc của tiền lẻ truyền thống?
Trong nỗ lực chấm dứt thâm hụt ngân sách, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Bộ tài chính ngừng đúc tiền 1 xu do chi phí sản xuất cao hơn giá trị thực tế.
Động thái này được cho là có thể kết thúc kỷ nguyên tiền lẻ, khởi đầu cho thời đại tiền số khi Tổng thống Donald Trump từng cam kết sẽ biến Mỹ thành "thủ đô tiền số" trên thế giới.
Kết thúc và khởi đầu
Số liệu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho thấy hiện đang có 114 tỷ đồng 1 xu Penny đang lưu thông trên thị trường, tương đương 1,14 tỷ USD, bằng 0,006% tổng giá trị tiền mặt lưu thông.
Thế nhưng mỗi năm, chính phủ Mỹ phải tốn đến 192 triệu USD để sản xuất đồng Penny, tương đương 4% ngân sách Sở đúc tiền Mỹ.
Hãng tin CNN cho hay chi phí để sản xuất đồng 1 xu, hay còn gọi là Penny, là khoảng 3,7 xu tính đến năm 2024, bao gồm 3 xu chi phí sản xuất và 0,7 xu chi phí phân phối. Con số này cao hơn mức chi phí 3,07 xu năm 2023 và 2,1 xu năm 2021.
Đồng 1 xu và 5 xu quá đắt để sản xuất
Sự chênh lệch giá trị này khiến Sở đúc tiền Mỹ (US Mint) đã báo cáo lỗ 85,3 triệu USD năm 2024 chỉ để sản xuất 3,2 tỷ đồng xu.
Trên thực tế, đồng 1 xu Penny không phải đồng tiền tốn ngân sách nhất để sản xuất tại Mỹ. Đồng 5 xu (Nickel) tốn đến 13,8 xu chi phí để sản xuất, bao gồm 11 xu chi phí sản xuất và 2,8 xu chi phí phân phối ra thị trường.
Chi phí quá cao và không có lợi này khiến nhiều nghị viên vào năm 2023 đã đề nghị một dự luật cho phép Sở đúc tiền Mỹ thay đổi hàm lượng kim loại của tiền xu để tiết kiệm hàng triệu USD mỗi năm. Hiện tiền xu Mỹ chủ yếu được làm bằng kẽm và đồng.
Giá sản xuất đồng 1 xu tương đối ổn định trong những năm gần đây nhưng chi phí sản xuất đồng 5 xu lại tăng khoảng 20% kể từ năm 2022 do khác biệt về nguyên liệu.
Đồng 5 xu Nickel được làm từ 75% đồng và 25% Niken trong khi đồng 1 xu Penny lại có 97,5% kẽm và 2,5% mạ đồng.
Khi giá kẽm đi ngang từ cuối năm 2016 trong khi giá đồng và Niken tăng gấp đôi thì chi phí sản xuất các đồng xu của Mỹ cũng thay đổi.
Báo cáo năm 2019 của Văn phòng Trách nhiệm Giải trình (GAO) thuộc chính phủ cho thấy Sở đúc tiền Mỹ có thể tiết kiệm được khoảng 250 triệu USD trong 10 năm bằng việc ngừng sản xuất đồng 1 xu.
Trên thực tế, Tổng thống Donald Trump không phải người đầu tiên đặt câu hỏi về sự cần thiết chấm dứt đúc đồng 1 xu.
Sở đúc tiền Mỹ và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đều đã từng đề xuất cắt giảm đúc các đồng xu mệnh giá nhỏ vì chi phí cao.
Tờ Wall Street Journal (WSJ) nhận định khi người Mỹ dần chuyển sang thanh toán điện tử thì tiền mặt và tiền xu trở nên bất tiện. Những dịch vụ dùng tiền xu như máy bán hàng tự động, xe buýt, tàu hỏa, bốt điện thoại...hiện đang dần biến mất hoặc được hiện đại hóa bởi hệ thống thanh toán trực tuyến.
Năm 2024, người Mỹ đã vứt bỏ tới 68 triệu USD tiền xu và sân bay là nơi tiền xu bị bỏ lại nhiều nhất. Rất nhiều đồng xu bị rơi nhưng chẳng ai thèm nhặt.
"Khi mọi người để lại tiền xu mà chẳng thèm lấy thì nghĩa là đơn vị đó quá nhỏ để có thể dùng trong giao dịch thường ngày", giáo sư kinh tế Gregory Mankiw tại Harvard và là cựu chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống George W. Bush nhận định.
Thậm chí với cam kết biến nước Mỹ thành "thủ đô tiền số" của thế giới, động thái chấm dứt dần tiền xu của Tổng thống Donald Trump được cho là sẽ chấm dứt kỷ nguyên tiền lẻ, khởi đầu thời đại tiền số.
Hãng tin CNBC cho hay vào năm 2015, khoảng 1/3 số người dân Mỹ vẫn dùng tiền mặt thì tỷ lệ này đã giảm xuống còn chưa đến 20% hiện nay.
Theo một khảo sát của Hiệp hội Cửa hàng Tiện lợi Quốc gia (NACS), khoảng 36% người dân ủng hộ quyết định dừng đúc tiền 1 xu và tỷ lệ này tăng lên 50% sau khi những người được hỏi biết về chi phí sản xuất tốn kém của chúng.
Khảo sát của NACS cho thấy việc loại bỏ đồng xu trong giao dịch là điều cần thiết bất kể chúng có gây ra hệ lụy gì đi chăng nữa. Bởi việc đẩy nhanh giao dịch chỉ 1-2 giây trong mỗi trường hợp thanh toán bằng tiền mặt cũng giúp tăng nhanh các thương vụ tại siêu thị.
Quay trở lại với Sở đúc tiền Mỹ, cơ quan này đã cố gắng cắt giảm khoản lỗ trong năm tài khóa tính đến tháng 9/2024 bằng cách sản xuất ít đồng 5 xu (Nickel) hơn, với chỉ 202 triệu đồng Nickel được ra lò, tương đương mức giảm 86% so với 1,4 tỷ Nickel ra lò trong 2 năm trước đó.
Tương tự, cơ quan này cũng sản xuất ít đồng 1 xu hơn, với 3,2 tỷ đồng Penny được đúc năm 2024, thấp hơn so với 4,1 tỷ Penny của năm 2023 và 5,4 tỷ Penny của năm 2022.
Thách thức
Ở phía ngược lại, quyết định ngừng đúc đồng 1 xu cũng đối mặt nhiều thách thức. Việc ngừng đồng 1 xu đồng nghĩa Sở đúc tiền Mỹ sẽ phải sản xuất thêm các đồng khác để bù vào trong các giao dịch.
"Ở hầu hết các quốc gia, đồng xu có giá trị thấp nhất là đồng xu được đúc nhiều nhất", giám đốc điều hành Mark Weller của Americans for Common Cents cho biết.
Bởi vậy, Sở đúc tiền Mỹ sẽ phải sản xuất thêm 850.000 đồng 5 xu Nickel trong năm 2025 thay thế cho đồng 1 xu và điều này sẽ xóa sổ hoàn toàn khoản tiết kiệm chi phí từ quyết định của Tổng thống Donald Trump.
Thậm chí nếu Sở đúc tiền quay lại sản xuất 1,4 triệu Nickel mỗi năm thì sẽ tốn thêm 78 triệu USD chi phí dù không còn đúc đồng 1 xu Penny nữa, do chi phí sản xuất đồng 5 xu đắt hơn.
Theo Weller, Mỹ thậm chí có thể phải sản xuất 2-2,25 triệu đồng Nickel mới mỗi năm nếu ngừng đúc đồng 1 xu, bởi khi này đồng 5 xu đã trở thành loại tiền có giá trị thấp nhất.
Ngoài ra, một số chủ cửa hàng cũng lo lắng khi phải trả phí thanh toán bằng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt, khiến xói mòn lợi nhuận.
Anh Joshua Dairen , chủ một quán cà phê tại Alaska-Mỹ cho hay khoảng 30% khách hàng của họ vẫn thanh toán bằng tiền mặt.
Bên cạnh đó, việc loại bỏ đồng xu sẽ khiến giá các mặt hàng được làm tròn lên, gây tổn hại đến khách hàng. Những chiến dịch khuyến mãi như 6,99 USD sẽ không còn nữa nếu loại bỏ đồng 1 xu.
Bất chấp điều đó, việc loại bỏ dần đồng xu khỏi lưu thông đang trở nên phổ biến.
Năm 2012, Canada đã loại bỏ đồng 1 xu do chi phí sản xuất quá đắt so với giá trị thực. Trước đó New Zealand và Australia cũng đã dừng đúc đồng 1 xu vào thập niên 1990 do chi phí quá đắt, đồng thời cũng không hề làm tăng giá cả sinh hoạt như nhiều người lo ngại.
Tất nhiên, việc ngừng đúc đồng 1 xu hiện mới chỉ là tạm thời và quyền quyết định dừng sản xuất đồng Penny vĩnh viễn thuộc về Nghị viện chứ không phải Tổng thống Donald Trump.
Những quyết định thay đổi nhanh chóng về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm gia tăng biến động trên các thị trường và gây tâm lý bất ổn cho các nhà đầu tư. Tình trạng này dự báo sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới.
Quyết định áp thuế từ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thổi bùng cơn sốt vàng toàn cầu, đẩy giá kim loại quý này tiến gần hơn đến ngưỡng lịch sử 3,000 USD/oz.
Mối quan hệ giữa giám đốc điều hành Chevron, công ty năng lượng lớn thứ hai của quốc gia, và Newsom, thống đốc của tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ, vốn đã trở nên tồi tệ từ lâu vì những nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu.
Một số cựu bộ trưởng bày tỏ lo ngại khi chính quyền Tổng thống Trump cho phép Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do Elon Musk lãnh đạo truy cập vào các hệ thống thanh toán nhạy cảm của Bộ Tài chính Mỹ.
Tuyên bố áp thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã khiến nhiều nước trên thế giới, trong đó có các đối tác và đồng minh của Mỹ ở châu Âu,...
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.