“Kẻ thắng người thua” trong sắc lệnh đánh thuế nhôm, thép của Tổng thống Trump
11:25 11/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với toàn bộ nhôm và thép nhập khẩu nước này.
Thuế mới áp dụng với toàn bộ nhôm, thép vào Mỹ của ông Trump sẽ có hiệu lực từ ngày 4-3. Lâu nay, nhôm và thép là thành phần thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm vận tải, xây dựng và đóng gói.
Sau đây là cái nhìn về "người chiến thắng" và "kẻ thua cuộc" tiềm năng lớn nhất theo phân tích của trang CNBC.
Mỹ
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi "người chiến thắng" lớn nhất trong cuộc chiến thuế quan có thể là Mỹ.
Dữ liệu chính thức cho thấy lượng thép nhập khẩu của Mỹ giảm đáng kể trong 10 năm qua, giảm 35% từ năm 2014 đến năm 2024, mặc dù đã tăng 2,5%, lên 26,2 triệu tấn vào năm ngoái. Nhiều người cho rằng điều này là do thuế quan được áp dụng dưới thời chính quyền đầu tiên của Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, số lượng nhôm nhập khẩu của Mỹ đã tăng 14% trong 10 năm nay, với số lượng xuất khẩu kim loại này của Mỹ tăng dần kể từ năm 2020.
Ông James Campbell, nhà phân tích tại công ty tư vấn CRU, dự kiến các mức thuế quan tiềm năng sẽ có những tác động khác nhau đến Mỹ theo thời gian.
Ông Campbell nghĩ rằng "lúc đầu, điều này có thể gây tổn hại đến nhu cầu…Về lâu dài, chúng ta có thể thấy đầu tư sẽ tăng lên".
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Tân Hoa Xã
Kể từ đợt áp thuế đầu tiên của Tổng thống Trump vào năm 2018, Mỹ chứng kiến đầu tư tăng lên trong cả lĩnh vực thép và nhôm.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU). Chính quyền của ông cũng áp đặt giới hạn khối lượng đối với hàng nhập khẩu từ nhiều nước như Hàn Quốc, Argentina và Úc.
Báo cáo sau đó từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ thống kê trong 5 tháng đầu tiên của chính sách này, chính quyền ông Trump thu được hơn 1,4 tỉ USD.
Canada và Mexico
Canada và Mexico nằm trong số những nước xuất khẩu thép và nhôm lớn nhất sang Mỹ.
Do đó, hai quốc gia này có khả năng bị ảnh hưởng bởi thuế quan khi chúng có hiệu lực, ngay cả sau khi được miễn thuế tạm thời đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu của họ vào Mỹ.
Đức
Đức cũng là nước xuất khẩu thép lớn sang Mỹ và có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực do thuế quan.
Tuy nhiên, Thyssenkrupp - một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất châu Âu - dự kiến tác động đến hoạt động kinh doanh là "rất hạn chế", nếu Mỹ áp thêm thuế đối với thép và nhôm.
Công ty Thyssenkrupp cho biết châu Âu vẫn là thị trường chính của họ. Chỉ các sản phẩm ngách chất lượng cao được xuất khẩu sang Mỹ, đó là nơi công ty Thyssenkrupp duy trì "vị thế thị trường tốt".
Các nhà xuất khẩu châu Á
Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản cũng nằm trong số các quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng bởi thuế quan mới nếu Tổng thống Trump thực hiện chính sách này.
Theo phân tích của CNBC về dữ liệu thương mại của Mỹ, số lượng nhập khẩu thép từ Việt Nam tăng hơn 140% so với năm trước. Đài Loan (Trung Quốc) cũng xuất khẩu thêm 75% thép sang Mỹ vào năm 2024 so với năm trước.
Mối quan hệ giữa giám đốc điều hành Chevron, công ty năng lượng lớn thứ hai của quốc gia, và Newsom, thống đốc của tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ, vốn đã trở nên tồi tệ từ lâu vì những nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu.
Một số cựu bộ trưởng bày tỏ lo ngại khi chính quyền Tổng thống Trump cho phép Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do Elon Musk lãnh đạo truy cập vào các hệ thống thanh toán nhạy cảm của Bộ Tài chính Mỹ.
Tuyên bố áp thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã khiến nhiều nước trên thế giới, trong đó có các đối tác và đồng minh của Mỹ ở châu Âu,...
Trang web sáng kiến Đan Mạch Denmarkification đề xuất mua lại tiểu bang California để đáp trả nguyện vọng sáp nhập đảo Greenland vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump.
Giá dầu tăng vào ngày thứ Hai (10/02), khi nhà đầu tư dường như phớt lờ mối đe doạ thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump, lần này là về nhập khẩu thép và nhôm.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.