“Tôi quá sợ hãi để chạy trốn": Lời kể rợn người của thanh niên 11 tháng bị đánh đập, chích điện và làm việc đến kiệt quệ nhưng không lương ở Myanmar
12:17 28/02/2025
Bị lừa bởi lời mời làm việc hấp dẫn, chàng trai 18 tuổi rơi vào bẫy buôn người, chịu cảnh bạo hành và lao động khổ sai suốt 11 tháng trong trại lừa đảo ở Myanmar.
Đó có vẻ là một cơ hội hiếm có, một công việc với mức lương lên đến RM80,000 (khoảng 460 triệu đồng) chỉ trong một tuần. Nhiệm vụ của anh là vận chuyển vàng từ một đại lý ở Thái Lan đến các cửa hàng vàng tại Malaysia. Với Gan Jiea Jie, người vừa tròn 18 tuổi vào tháng 2/2024, lời đề nghị này quá hấp dẫn để có thể từ chối.
Xuất thân từ một gia đình đổ vỡ và đang gánh nợ, Gan nhanh chóng phản hồi quảng cáo được đăng trên mạng xã hội. Anh rời đi mà không thông báo với gia đình, một sai lầm nghiêm trọng nhất trong đời.
Suốt 11 tháng tiếp theo, Gan bị đánh đập, chích điện và ép làm việc đến 18 giờ mỗi ngày mà không nhận được một đồng lương nào trong các trung tâm lừa đảo ở Myanmar, nơi chuyên lừa đảo người khắp thế giới. Là nạn nhân của một đường dây buôn người, anh bị đưa lậu từ Thái Lan sang Myanmar và bị “bán” từ tay ông chủ này sang tay ông chủ khác.
Gan may mắn thoát khỏi cơn ác mộng này vài ngày trước nhờ sự giúp đỡ của một người bạn tại Johor Bahru (Malaysia) và Đại sứ quán Malaysia tại Thái Lan. Hiện tại, anh đang chờ được hồi hương về Malaysia.
Những kẻ buôn người, sau khi giữ hộ chiếu của Gan, còn được cho là đã treo thưởng 10.000 USD (khoảng 255 triệu đồng) để truy lùng anh sau khi anh trốn thoát.
Gan không phải là nạn nhân duy nhất của đường dây này. Trong thời gian bị giam giữ, anh đã gặp nhiều người Malaysia khác cũng bị dụ dỗ bởi những lời hứa về công việc lương cao.
11 tháng sống trong địa ngục lừa đảo
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ The Star sau khi trốn thoát vào ngày 16/2, Gan kể lại rằng ban đầu anh có chút nghi ngờ về lời mời làm việc. Tuy nhiên, sự hoài nghi dần tan biến khi một kẻ giả danh đại diện công ty gửi cho anh hình ảnh vé máy bay mang tên mình, từ Johor đến Penang (Malaysia), sau đó là chuyến bay tiếp theo đến Bangkok vào tháng 3/2024.
Chúng thậm chí còn gửi ảnh vé khứ hồi về Johor để trấn an anh. "Họ còn gửi cả thông tin đặt phòng tại một khách sạn sang trọng ở Thái Lan. Điều đó khiến tôi tin tưởng và quyết định lên đường chỉ với một túi quần áo nhỏ và hộ chiếu”, Gan kể lại.
Gan chưa từng bước chân vào sân bay, càng không nói đến việc ra nước ngoài du lịch. Anh lo lắng vì không có tiền, nhưng “đại diện công ty” đã chuyển một khoản tiền mặt ứng trước vào tài khoản ngân hàng của anh. Toàn bộ quá trình liên lạc giữa hai bên đều diễn ra qua mạng xã hội.
Gan được dặn rằng khi đến sân bay Bangkok, sẽ có người đón và đưa anh đến khách sạn. Mọi thứ bắt đầu đi chệch hướng ngay từ sân bay. Hành trình đến khách sạn kéo dài nhiều giờ liền, không giống như những gì Gan mong đợi. "Tài xế chỉ nói tiếng Thái, nhưng liên tục trấn an tôi rằng mọi thứ đều ổn”, anh kể.
Họ đi qua ít nhất 4 trạm kiểm soát của cảnh sát trước khi đến khách sạn nằm sâu trong khu rừng hẻo lánh, nơi không có tín hiệu điện thoại di động. Mệt mỏi sau chuyến đi dài, Gan chìm vào giấc ngủ, và bị đánh thức vào sáng hôm sau với lệnh phải chuẩn bị rời đi.
Anh cùng những người khác được đưa đến một con sông, nơi có một chiếc bè chở họ qua bờ bên kia. "Khi đặt chân sang phía đối diện, tôi thấy những người đàn ông mặc đồng phục, cầm súng máy", anh nhớ lại.
Ngay lập tức, anh bị ép lên một chiếc xe bốn bánh và chở đến một căn nhà có sự xuất hiện của nhiều binh lính. "Tôi nghĩ đó là trại lính vì họ thường xuyên ra vào để nghỉ ngơi và ăn uống”, anh nói.
Lúc này, cơn ác mộng thực sự bắt đầu. Một người đàn ông, được cho là mang quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc), nói thẳng với Gan rằng anh sẽ phải làm việc 1 năm trước khi được phép rời đi. Nếu muốn về nhà sớm hơn, anh phải trả 50.000 USD (khoảng 1 tỷ 277 triệu đồng). Chính lúc đó, Gan nhận ra mình đã trở thành nạn nhân của một đường dây buôn người.
Trong những ngày tiếp theo, 2 người Malaysia khác cũng bị đưa đến, một người đàn ông khoảng 20 tuổi và một phụ nữ ngoài 30. Họ cũng bị lừa theo cách tương tự, và ngay khi đến nơi, điện thoại của họ lập tức bị tịch thu. "Sau 3 ngày, chúng tôi đều hiểu rằng không thể trốn thoát với quá nhiều lính gác xung quanh”, Gan kể lại.
Gan Jiea Jie, 18 tuổi, may mắn trốn thoát khỏi đường dây buôn người và tìm đến một đồn cảnh sát ở Bangkok (Thái Lan) để cầu cứu
Vậy là họ buộc phải chấp nhận làm việc. Gan cùng những người khác được chỉ định chỗ ở trong một khu phức hợp rộng lớn, có hàng trăm người làm việc và nhiều tòa nhà. "Khu này giống như một thị trấn nhỏ với đầy đủ cửa hàng và tiện nghi”, anh nói.
Toàn bộ khu vực được canh gác nghiêm ngặt bởi những người đàn ông mặc đồng phục, cầm súng máy. Hoạt động lừa đảo tại đây vô cùng bài bản, với hệ thống tổ chức đầy đủ gồm tổng giám đốc, giám đốc điều hành, quản lý, giám sát và nhân viên.
Gan kể rằng những người làm việc trong trung tâm lừa đảo đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng phần lớn là người Trung Quốc. "Mỗi người đều được phát một thẻ nhận dạng riêng và một biệt danh. Không ai được phép dùng tên thật”. Biệt danh của anh là Archie.
Anh bị ép phải đạt chỉ tiêu, nếu không sẽ bị trừng phạt. Trước khi bắt đầu làm việc, tất cả đều phải trải qua một tháng huấn luyện nghiêm ngặt về các phương thức lừa đảo.
Mỗi người được phát ít nhất 8 chiếc điện thoại, dùng để tìm kiếm nạn nhân trên mạng xã hội, nhắm vào những người dễ bị dụ dỗ bởi các trò lừa tình hoặc đầu tư. Gan bị ép làm việc 18 tiếng mỗi ngày. Nếu không đạt mục tiêu, anh sẽ bị đánh đập. "Có lần tôi còn bị chích điện bằng súng Taser".
Sau 1 tháng, người đàn ông mà anh gặp ở căn nhà trước đó đã giả bệnh để được đưa đến bệnh viện, rồi trốn thoát ngay sau đó. Mỗi khi có ai trốn thoát, những kẻ cầm đầu sẽ đăng thông tin lên mạng xã hội và treo thưởng từ 5.000 đến 10.000 USD (khoảng 128 - 255 triệu đồng) để truy lùng.
"Tôi quá sợ hãi để bỏ trốn," Gan nói. Suốt 11 tháng bị giam cầm, anh không kiếm được một đồng nào.
Người phụ nữ Malaysia trong nhóm Gan, do thông thạo nhiều ngôn ngữ, được giao làm phiên dịch viên. Những ai mang về nhiều tiền sẽ được thưởng bữa ăn sang trọng, tiền mặt để tiêu xài trong khu phức hợp. Những người không đạt chỉ tiêu chỉ được ăn cơm trộn đơn giản trong căng-tin.
Gan bị bán qua 3 công ty khác nhau, mỗi nơi lại có một ông chủ khác. Anh đã từng lừa đảo thành công các nạn nhân ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh và Malaysia.
Cuộc đào thoát ngoạn mục và lời cảnh tỉnh
Nhiều lần trong suốt 11 tháng bị giam cầm, Gan từng nghĩ đến chuyện kết thúc mạng sống vì không còn lối thoát. Nhưng một cơ hội đã đến vào tháng 2/2025, khi công ty quyết định chuyển địa điểm hoạt động sang Campuchia. Ngày 16/2, Gan cùng quản lý và một người khác băng qua một con sông cạn để vào Thái Lan, vờ như đang thực hiện kế hoạch chuyển địa điểm hoạt động.
Sau khi qua sông, họ bắt đầu chuyến đi đường bộ kéo dài 2 ngày để đến một khách sạn ở Bangkok. Trên đường đi, họ phải tránh các trạm kiểm soát của cảnh sát vì người quản lý mang theo hàng chục chiếc điện thoại được sử dụng cho các hoạt động lừa đảo. Với Gan, đây là cơ hội cuối cùng để thoát khỏi địa ngục.
Ngày 18/2, khi người quản lý ra ngoài mua bữa sáng, Gan nhận ra đây là cơ hội để trốn thoát. Anh giả vờ ra ngoài mua đồ ăn, sau đó lập tức gọi cho một người bạn. Người này khuyên anh tìm đến Đại sứ quán Malaysia tại Thái Lan để cầu cứu.
Tuy nhiên, với chỉ 400 baht (khoảng 300 nghìn đồng) trong túi, anh không đủ tiền để đến đại sứ quán. Nhưng số tiền ít ỏi đó cũng giúp anh bắt được một chuyến xe đến đồn cảnh sát gần nhất.
Những nạn nhân vừa được giải cứu tại Myanmar
Hiện tại, Gan đang hỗ trợ cảnh sát trong cuộc điều tra về đường dây buôn người. Anh cũng đang trải qua quá trình sàng lọc theo Cơ chế Giới thiệu Quốc gia (NRM) của Thái Lan, một chương trình nhằm hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân của buôn người và lao động cưỡng bức. NRM là hệ thống hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật, tổ chức phi chính phủ và dịch vụ xã hội, nhằm đưa ra phương án toàn diện để hỗ trợ nạn nhân.
Khi được hỏi về kế hoạch tương lai, Gan nói rằng anh chỉ muốn về nhà và ăn một bữa cơm quê hương. "Tôi đã bị ép làm những điều tồi tệ. Nhưng tôi cũng biết rằng mình may mắn thoát ra được, đó là một phép màu. Tôi hứa sẽ thay đổi và sống tốt hơn sau chuyện này," anh nói.
Với Gan, đây là một năm địa ngục. Và anh có một lời nhắn gửi đến những người trẻ: "Đừng bao giờ tin vào những lời mời làm việc ở nước ngoài nếu nó có vẻ quá tốt để là sự thật”.
Nhu cầu vàng mạnh mẽ của Mỹ đang "hút cạn" vàng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện tượng này diễn ra khi các nhà giao dịch đang chạy đua tích trữ kim loại quý trước khi thuế quan của Tổng...
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh gia hạn một số lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, theo các tài liệu do Nhà Trắng công bố.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ, Brook Rollins, mới đây cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc việc tăng nhập khẩu trứng để giải quyết tình trạng giá tăng cao.
Giá dầu tăng hơn 2% vào ngày thứ Năm (27/02), do lo ngại về nguồn cung lại xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thu hồi giấy phép cấp cho tập đoàn dầu mỏ lớn Chevron của Mỹ để hoạt động tại Venezuela.
Liên minh châu Âu (EU) hôm qua đã có phản ứng mạnh mẽ trước đe doạ áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời cho biết đang chuẩn bị cho những tác động có thể xảy ra.
Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tuần vào ngày thứ Năm (27/02), khi đồng USD mạnh hơn, với việc nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng có thể làm sáng tỏ lộ trình chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.