Thuế nhập khẩu cao nhất hơn 100 năm: Cú xoáy mới vào nền kinh tế toàn cầu đang dần kiệt sức
02:33 04/04/2025
Động thái áp thuế của ông Trump không chỉ làm gia tăng căng thẳng thương mại mà còn đe dọa nền kinh tế toàn cầu, vốn đang chật vật hồi phục sau đại dịch và chịu áp lực từ nợ công kỷ lục.
Giới phân tích nhận định vòng thuế quan mới nhất của Mỹ, được công bố hôm 3/4, sẽ tiếp tục bào mòn sức sống của nền kinh tế toàn cầu - vốn chỉ vừa gượng dậy sau cơn bão lạm phát hậu đại dịch.
Trong bối cảnh nợ công chạm mức kỷ lục và căng thẳng địa chính trị ngày càng leo thang, động thái này có thể trở thành bước ngoặt đối với hệ thống toàn cầu hóa, nơi Mỹ – trụ cột lớn nhất – từng được xem là điểm tựa vững chắc.
Takahide Kiuchi, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Nomura, nhận định: "Thuế quan của ông Trump có nguy cơ phá hủy trật tự thương mại tự do toàn cầu mà chính Mỹ đã dẫn dắt từ sau Thế chiến II".
Chính quyền ông Trump vừa công bố loạt thuế quan mới, đẩy mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ lên 22% – mức cao nhất kể từ năm 1910. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tác động rõ rệt nhất của các mức thuế mới là việc đẩy giá hàng hóa lên cao – làm giảm sức mua của người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Antonio Fatas, chuyên gia kinh tế tại Trường Kinh doanh INSEAD (Pháp), cảnh báo: "Tôi thấy đây là tín hiệu cho sự suy yếu của cả kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu, làm gia tăng bất ổn và có thể dẫn đến suy thoái. Chúng ta đang bước vào một thế giới kém hiệu quả hơn và điều đó gây bất lợi cho tất cả mọi người".
Thuế suất cao nhất trong hơn một thế kỷ
Phát biểu tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu, đồng thời giơ biểu đồ cho thấy thuế suất cao hơn đối với một số đối tác thương mại lớn – gồm 34% với Trung Quốc và 20% với Liên minh châu Âu (EU).
Mức thuế 25% đối với ô tô và linh kiện ô tô cũng đã được xác nhận trước đó. Ông Trump cho biết chính sách này nhằm khôi phục năng lực sản xuất chiến lược trong nước.
Theo Olu Sonola, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Mỹ tại Fitch Ratings, việc áp thuế mới đã khiến mức thuế trung bình của Mỹ đối với hàng nhập khẩu tăng vọt lên 22% – mức cao nhất kể từ năm 1910 – so với chỉ 2,5% vào năm 2024.
"Đây là một cú sốc lớn, không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn với kinh tế toàn cầu. Nhiều quốc gia có thể rơi vào suy thoái", Sonola nhận xét.
Mức độ các ngành dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan đóng góp vào nền kinh tế của các quốc gia. Nguồn: Reuters
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nói rằng bà chưa thấy nguy cơ suy thoái toàn cầu ở thời điểm hiện tại. Nhưng IMF dự kiến sẽ điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 từ mức 3,3%.
Mức tác động của thuế quan đối với từng quốc gia sẽ rất khác nhau, khi thuế suất dao động từ 10% đối với Anh đến 49% đối với Campuchia. Nếu các động thái này châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại diện rộng, Trung Quốc có thể chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi buộc phải tìm kiếm thị trường mới trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy yếu.
Đáng lo ngại hơn, nếu chính sách thuế quan này đẩy chính nước Mỹ vào suy thoái, các nền kinh tế đang phát triển – vốn phụ thuộc lớn vào sức mua của Mỹ – sẽ chịu tổn thất nặng nề.
Barry Eichengreen, giáo sư kinh tế và khoa học chính trị tại Đại học California, lưu ý: "Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ dừng lại ở Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và kết nối chặt chẽ với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn để các nước khác có thể đứng ngoài cuộc".
Một "thế giới đảo ngược"
Tác động lan tỏa của chính sách thuế quan cũng có thể đặt ra những thách thức lớn đối với các Ngân hàng Trung ương và Chính phủ.
Sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng – vốn đã giúp giữ giá cả ổn định trong nhiều năm – có thể khiến lạm phát duy trì ở mức cao hơn 2%, ngưỡng mà hầu hết các ngân hàng coi là mục tiêu kiểm soát hợp lý.
Điều này sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, khi họ có thể phải đối mặt với áp lực tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong khi các Ngân hàng Trung ương lớn khác đang hướng đến chính sách nới lỏng tiền tệ.
Phần bù rủi ro (chênh lệch lợi suất) mà nhà đầu tư yêu cầu để nắm giữ trái phiếu tại các thị trường mới nổi (EM) đã tăng lên do lo ngại về thuế quan. Nguồn: Reuters
Những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ô tô như Nhật Bản và Hàn Quốc – lần lượt chịu mức thuế 24% và 25% – đã lên kế hoạch triển khai các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong khi đó, các Chính phủ vốn đang chật vật với tăng trưởng kinh tế yếu sẽ càng khó khăn hơn trong việc xử lý khoản nợ toàn cầu kỷ lục 318.000 tỷ USD, cũng như phân bổ ngân sách cho quốc phòng, biến đổi khí hậu và phúc lợi xã hội.
Một câu hỏi đặt ra là nếu thuế quan không thể hiện thực hóa mục tiêu thu hút đầu tư vào sản xuất trong nước mà ông Trump theo đuổi – nhất là khi Mỹ đang thiếu lao động trầm trọng – thì đâu sẽ là bước đi tiếp theo?
Một số chuyên gia lo ngại vị Tổng thống có thể tìm cách khác để thu hẹp thâm hụt thương mại, chẳng hạn bằng cách gây áp lực buộc các nước khác phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu của Mỹ.
Nếu điều đó xảy ra, giới phân tích cảnh báo vị thế đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu có thể bị đe dọa – dù ít khả năng xảy ra ngay lập tức, bởi hiện tại chưa có đồng tiền nào đủ sức thay thế USD.
Dù vậy, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde hôm 3/4 đã cảnh báo rằng châu Âu cần phải hành động ngay để đẩy nhanh cải cách kinh tế nhằm cạnh tranh trong một thế giới mà bà gọi là "đảo ngược".
"Thế giới từng hưởng lợi từ một nước Mỹ cam kết duy trì trật tự đa phương dựa trên quy tắc", bà Lagarde phát biểu tại một sự kiện ở Ireland. "Nhưng giờ đây, chúng ta phải đối mặt với sự khép kín, phân mảnh và bất định".
Khi Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hạ tầng năng lượng hạt nhân và nâng cao công suất điện, nhu cầu về uranium – nhiên liệu cốt lõi cho các lò phản ứng – cũng gia tăng mạnh mẽ.
Lốc xoáy và thời tiết khắc nghiệt đã tấn công vùng Trung Tây và Trung Nam nước Mỹ từ ngày 2/4 (giờ địa phương), phá hủy các tòa nhà, lật đổ xe cộ và quật đổ cây cối...
(ĐTCK) Hôm thứ Năm (3/4), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị các biện pháp để chống lại mức thuế mới nhất từ Tổng thống Donald Trump, nếu các cuộc đàm phán với Nhà Trắng thất bại.
Thuế quan đối ứng được tính toán dựa trên mức thuế cần thiết để cân bằng thâm hụt thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và từng đối tác thương mại. Cách tính này giả định rằng các thâm hụt...
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.