Phát hiện kho báu 4,5 tỷ tấn trong lòng đại dương, láng giềng Việt Nam lập tức huy động đội ngũ tinh nhuệ để phát triển công nghệ cao khai thác triệt để
00:33 04/04/2025
Khi Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hạ tầng năng lượng hạt nhân và nâng cao công suất điện, nhu cầu về uranium – nhiên liệu cốt lõi cho các lò phản ứng – cũng gia tăng mạnh mẽ.
Năm 2024, quốc gia này đã nhập khẩu tới 13.000 tấn uranium tự nhiên, trong khi sản lượng trong nước chỉ đạt khoảng 1.700 tấn, theo báo cáo của South China Morning Post. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ước tính đến năm 2040, nhu cầu uranium của Trung Quốc có thể vượt 40.000 tấn.
Trong bối cảnh các mỏ uranium trong nước không thể đáp ứng nhu cầu, các nhà khoa học Trung Quốc đang hướng đến đại dương – nơi được ước tính chứa lượng quặng uranium gấp 1.000 lần so với trữ lượng trên đất liền, tương đương khoảng 4,5 tỷ tấn.
Tuy nhiên, khai thác uranium từ nước biển không hề đơn giản. Nồng độ kim loại nặng trong nước biển cực kỳ thấp, chỉ khoảng 3,3 miligam trên mỗi tấn nước. Thêm vào đó, sự hiện diện của vanadi – một kim loại chuyển tiếp có tính chất hóa học gần giống uranium – khiến quá trình tách chiết trở nên phức tạp và tốn kém.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Biên giới về Đồng vị Hiếm của Đại học Lan Châu đã phát triển công nghệ nâng hiệu quả tách uranium – vanadi lên gấp 40 lần
Công nghệ giúp hiện thực hóa khai thác uranium từ biển
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Biên giới về Đồng vị Hiếm của Đại học Lan Châu đã phát triển công nghệ nâng hiệu quả tách uranium – vanadi lên gấp 40 lần. Công nghệ này cho phép chọn lọc uranium một cách chính xác, bỏ qua vanadi, mở ra bước đột phá trong ngành khai thác uranium từ nước biển.
Nghiên cứu do Giáo sư Pan Duoqiang dẫn dắt được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications vào đầu tháng này. Nếu được ứng dụng quy mô lớn, công nghệ này có thể giúp Trung Quốc đảm bảo nguồn cung uranium bền vững và tự chủ.
Chìa khóa của công nghệ nằm ở cấu trúc khung kim loại - hữu cơ (MOFs) – một nhóm hợp chất kết hợp giữa nguyên tố hữu cơ và vô cơ. MOFs nổi bật với cấu trúc linh hoạt, khả năng tùy biến cao và diện tích bề mặt lớn, rất phù hợp để tách chọn uranium.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Pan, việc thiết kế MOFs quá tinh vi lại thường dẫn đến giảm diện tích bề mặt và mật độ điểm hoạt động – ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác. Để khắc phục, nhóm nghiên cứu đã tích hợp phân tử diphenylethylene (DAE) vào vật liệu MOFs, giúp vật liệu thay đổi kích thước lỗ hấp thụ khi tiếp xúc với tia cực tím.
Khi được thử nghiệm trong môi trường nước biển mô phỏng và thực tế, vật liệu DAE-MOF cho kết quả ấn tượng: khả năng hấp thụ uranium đạt 588 miligam mỗi gam vật liệu, với hệ số tách uranium – vanadi lên tới 215 – vượt xa tất cả các vật liệu từng được thử nghiệm trước đó.
Tham vọng dẫn đầu thế giới
Từ những năm 1980–1990, Nhật Bản từng dẫn đầu cuộc đua khai thác uranium từ nước biển, với thành tích cao nhất là thu được 1kg tinh quặng uranium qua các thử nghiệm biển quy mô lớn.
Không chậm chân, đến tháng 11/2019, Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) đã thành lập Liên minh Đổi mới Công nghệ Khai thác Uranium từ Nước biển với 14 Viện nghiên cứu trong nước. Liên minh đặt mục tiêu tham vọng cho 30 năm tới, đến năm 2050.
Trong giai đoạn 2021–2025, Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được mức thu hồi uranium từ nước biển tương đương thành tựu kilogram mà Nhật Bản từng thực hiện. Từ nay đến năm 2035, nước này kỳ vọng sẽ xây dựng được một nhà máy thử nghiệm có khả năng khai thác uranium ở quy mô tấn. Mục tiêu cuối cùng là đến năm 2050, Trung Quốc có thể triển khai khai thác uranium từ đại dương ở quy mô công nghiệp, với hoạt động ổn định và liên tục.
Giới quan sát nhận định đằng sau những lời hoa mỹ mà ông Trump mô tả về thuế quan, ẩn chứa nguy cơ khôn lường về một giai đoạn đầy khó khăn cho kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Hàng loạt ngành chủ lực của Mỹ – từ công nghệ, ô tô đến bán lẻ – đang lao đao khi chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt nguy cơ đứt gãy nghiêm trọng trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump.
Nhiều người đã lên mạng xã hội để chia sẻ sự bối rối của họ và đặt câu hỏi Campuchia đã làm gì với nước Mỹ để phải chịu mức thuế quan cao từ Tổng thống Trump.
Sau 2 tháng trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán và làm dấy lên lo ngại về chi phí tăng cao cùng lạm phát dai dẳng.
Liên minh Châu Âu (EU) đang chuẩn bị các biện pháp đối phó với thuế quan của Mỹ nếu các cuộc đàm phán thất bại, theo chia sẻ của Chủ tịch Ủy ban châu Âu – bà Ursula von der Leyen.
Khi công bố danh sách thuế quan nhằm vào hầu hết đối tác thương mại của Mỹ, Tổng thống Donald Trump liên tục nhấn mạnh mức thuế áp với mỗi quốc gia là có đi có lại, thể hiện những rào cản mà các nước đã dựng lên từ lâu đối với hàng hóa của Mỹ.
Chuyện gì đang diễn ra với Pepsi? "Có lẽ chúng tôi đã mất tập trung", Giám đốc Ram Krishnan của bộ phận đồ uống của PepsiCo tại Mỹ thừa nhận. Kể từ khi tiếp quản bộ phận đồ uống vô cùng quan...
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố chính sách thương mại vào ngày 2/4, theo đó, hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ bị áp các mức thuế đối ứng mới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.