Thâm hụt thương mại - Bài toán nan giải của siêu cường số 1 thế giới
21:18 05/04/2025
Trong khi nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ ở các lĩnh vực trí tuệ và dịch vụ cao cấp, thì sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu giá rẻ đang đặt ra thách thức dài hạn đối với việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chuỗi cung ứng nội địa.
Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố trọng tâm trong chính sách thuế quan mới, tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ tất cả các quốc gia. Ông cho rằng biện pháp này cần thiết để khôi phục nền kinh tế Mỹ và phản ứng trước những hành vi thương mại mà ông gọi là "không công bằng".
Giá trị thương mại hàng hóa của Mỹ năm 2024, theo các nền kinh tế - đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ
Theo đó, mức thuế chung 10% sẽ được áp dụng đối với mọi mặt hàng nhập khẩu, trong khi một số quốc gia bị xem là "gây tổn hại" cho thương mại Mỹ sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn. Cụ thể, Trung Quốc hiện đang chịu mức thuế cơ bản lên tới 54%.
Chính quyền Mỹ cho biết các mức thuế này được tính toán dựa trên số liệu mất cân bằng thương mại song phương – bằng cách lấy giá trị thâm hụt thương mại của Mỹ với một quốc gia chia cho tổng giá trị hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ quốc gia đó. Canada và Mexico hiện không thuộc diện áp thuế tương hỗ, song nhiều mặt hàng xuất khẩu từ hai nước này vẫn phải chịu mức thuế 25% do ông Trump ban hành hồi tháng 3.
Thâm hụt thương mại là gì?
Thâm hụt thương mại xảy ra khi giá trị hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia nhập khẩu vượt quá giá trị xuất khẩu. Nói cách khác, quốc gia đó mua từ nước ngoài nhiều hơn những gì họ bán ra. Ngược lại, khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, quốc gia đó đạt thặng dư thương mại.
Cán cân thương mại của Mỹ tính theo giá trị dịch vụ và hàng hóa xuất nhập khẩu trong năm 2024 (đơn vị nghìn tỷ USD)
Các nhà kinh tế thường phân tích cán cân thương mại theo hai hướng: tổng thể (bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ) hoặc tách biệt giữa hai loại. Trong đó, dịch vụ bao gồm các lĩnh vực như vận tải, xây dựng, kế toán và hỗ trợ pháp lý.
Tuy nhiên, trong chính sách thuế quan mới công bố, Nhà Trắng dường như chỉ tập trung vào thâm hụt thương mại hàng hóa – không tính đến giao dịch trong lĩnh vực dịch vụ, vốn là thế mạnh của Mỹ.
Cán cân thương mại phần nào hé lộ những lĩnh vực mà Mỹ đang dẫn đầu cũng như những lĩnh vực đang phụ thuộc vào nước ngoài. Về thế mạnh, Mỹ nổi bật trong xuất khẩu dịch vụ – đặc biệt là các ngành như ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn kinh doanh và pháp lý. Đây là những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tổng hàng hóa và ngành dược phẩm của Mỹ năm 2024, đơn vị: tỷ USD
Ngoài ra, Mỹ cũng là quốc gia xuất khẩu lớn đối với một số mặt hàng chủ lực như máy bay, đậu nành và dầu mỏ. Tuy nhiên, song song với đó, Mỹ ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu trong nhiều lĩnh vực tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm điện tử, dệt may và hàng tiêu dùng khác.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ các loại hàng hóa dầu khí (biểu đồ trên) và ngành ô tô - phụ tùng (biểu đồ dưới)
Xu hướng này phản ánh sự dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài, nơi chi phí lao động thấp hơn và chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển mạnh mẽ.
Trong khi thâm hụt thương mại hàng hóa có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo về sự phụ thuộc vào nhập khẩu, thì thế mạnh trong xuất khẩu dịch vụ và một số mặt hàng chiến lược cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn giữ vai trò chủ chốt trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, việc áp thuế trên diện rộng có thể gây ra những hệ lụy phức tạp – từ phản ứng trả đũa của các đối tác thương mại đến tác động lâu dài đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, cân bằng giữa chủ nghĩa bảo hộ và toàn cầu hóa sẽ tiếp tục là một bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách.
Hôm nay (5/4), Trung Quốc cho rằng “thị trường đã lên tiếng” để phản đối các mức thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời kêu gọi Washington “tham vấn trên cơ sở bình đẳng”.
Các quỹ đầu cơ đang đối mặt với đợt call margin (lệnh gọi bổ sung ký quỹ) lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu hồi năm 2020. Nguyên nhân lần này đến từ...
Sau loạt động thái áp thuế mạnh tay từ chính quyền Trump, thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển, nhóm chuyên gia từ BCA cảnh báo Mỹ đang tiến gần đến một cuộc suy thoái sâu rộng với nguy cơ trả đũa thương mại lan rộng.
Mỹ đang tiến hành điều tra việc Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth sử dụng ứng dụng nhắn tin Signal để thảo luận về thông tin liên quan các hoạt động quân sự ở Yemen.
(KTSG Online) - Vàng bị bán mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần khi nhà đầu tư thanh lý kim loại quí này để bù đắp thua lỗ trên thị trường chứng khoán và
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.