Mỹ - Trung chạy đua chip 2nm, Nga vẫn 'chật vật' với công nghệ 20 năm trước
19:06 28/02/2025
Việc xây dựng một lĩnh vực công nghệ bền vững và cạnh tranh vẫn là thách thức lớn đối với Nga.
Kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine ba năm trước, ngành công nghệ của nước này đã gặp nhiều khó khăn trong việc thay thế các nhà sản xuất nước ngoài đã rút lui sau các lệnh trừng phạt.
Mặc dù có một số lợi thế ngắn hạn từ việc đối thủ cạnh tranh ngoại quốc rút lui cùng với các khoản đầu tư từ nhà nước, việc xây dựng một lĩnh vực công nghệ bền vững và cạnh tranh vẫn là thách thức lớn đối với Nga.
Ngành công nghệ của Nga đã gặp nhiều khó khăn trong việc thay thế các nhà sản xuất nước ngoài
Nghiên cứu của công ty đầu tư KAMA FLOW chỉ ra rằng để nội địa hóa sản xuất vi điện tử và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Nga cần đầu tư hàng nghìn tỷ rúp.
Cụ thể, để thay thế hoàn toàn nhập khẩu trong lĩnh vực vi điện tử - một mục tiêu lâu dài của chính phủ - chi phí xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch hiện đại có thể lên đến 1,5-2,5 nghìn tỷ RUB (14,2-23,7 tỷ USD), cùng với thêm 3-5 nghìn tỷ RUB (28,4-47,4 tỷ USD) cho thiết bị sản xuất.
Việc sản xuất nguyên liệu thô cơ bản cũng đòi hỏi khoảng 10-15 tỷ RUB (94,8-142,1 triệu USD), chưa kể hàng chục tỷ rúp cần thiết cho các trung tâm thiết kế, nhà phát triển mạch tích hợp và các nhà sản xuất thiết bị.
Tuy nhiên, mức đầu tư hiện tại của Nga còn quá thấp so với yêu cầu thực tế. Năm 2023, chính phủ Nga phân bổ khoảng 147 tỷ RUB (1,39 tỷ USD) cho ngành vi điện tử và tăng lên 210 tỷ RUB (1,99 tỷ USD) vào năm 2024.
Giai đoạn 2025-2027, mức đầu tư trung bình hàng năm dự kiến chỉ khoảng 175,3 tỷ RUB (1,66 tỷ USD) theo Bộ Tài chính Nga - con số này không đáng kể so với nhu cầu thực tế.
Tình trạng của ngành vi điện tử Nga
Trước năm 2022, ngành vi điện tử Nga phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu, với khoảng 82% linh kiện đến từ nước ngoài. Việc các nhà cung cấp phương Tây rút lui đã đặt Nga trước bài toán thay thế nguồn cung nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp triệt để.
Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga dự đoán sản lượng điện tử sẽ tăng 30% trong năm 2024, đạt 3,5 nghìn tỷ RUB (33,2 tỷ USD), và có thể lên tới 6,3 nghìn tỷ RUB (59,7 tỷ USD) vào năm 2030 với kỳ vọng sản xuất ít nhất 70% linh kiện điện tử trong nước.
Tuy nhiên, những mục tiêu này dường như không thực tế.
Ngành vi điện tử thời Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990 do không thể cạnh tranh với các nhà sản xuất quốc tế khi Nga mở cửa thương mại. Suốt gần hai thập kỷ, Nga gần như hoàn toàn nhập khẩu vi mạch.
Hiện tại, Nga chỉ có 3 nhà máy sản xuất vi mạch quy mô lớn là Mikron, Angstrem và Milandr, tất cả đều đặt tại khu vực ngoại ô Moscow. Các nhà máy này mới chỉ sản xuất được chip 90-nanomet và đang thử nghiệm sản xuất hàng loạt chip 65-nm, với mục tiêu đặt ra cho năm 2028.
Trong khi đó, Mỹ đang hướng đến sản xuất chip 2-nm, còn Trung Quốc đã tiến gần đến mốc dưới 10-nm. Việc một nhà sản xuất vi mạch nước ngoài - kể cả từ quốc gia "thân thiện" như Trung Quốc - xây dựng nhà máy tại Nga gần như không khả thi trong điều kiện hiện tại, trong khi các nhà máy nội địa dường như đang tập trung vào sản xuất các thiết bị điện tử phục vụ cuộc xung đột tại Ukraine, khiến việc đặt hàng các mẫu vi mạch mới gặp nhiều trở ngại.
Quá ít nhà đầu tư nội địa
Theo nghiên cứu của KAMA FLOW, ngành điện tử Nga cần gấp 336 tỷ RUB (3,8 tỷ USD) vốn đầu tư tư nhân để đạt mục tiêu ngắn hạn của chính phủ, nhưng việc thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu vẫn là thách thức lớn.
Các nhà đầu tư tư nhân trong nước không mặn mà với lĩnh vực này, trong khi các nhà sản xuất nước ngoài tránh xa nền kinh tế bất ổn do cuộc chiến kéo dài 3 năm.
Alexey Pavlyuchenko, đồng tác giả nghiên cứu của KAMA FLOW, chia sẻ với tờ RBC rằng để ngành điện tử Nga phát triển, mỗi phân khúc cần nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhằm tạo ra 2-3 công ty dẫn đầu về công nghệ.
Ivan Pokrovsky, Giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà phát triển và sản xuất điện tử (ARPE), nhấn mạnh ngành này cần đầu tư hàng nghìn tỷ rúp trong 10 năm tới, theo hướng tăng dần để phù hợp với sự mở rộng của ngành, thay vì giảm dần như kế hoạch hiện tại của chính phủ.
Arseny Dabbakh từ nhóm phân tích Dsight chỉ ra rằng, hiện nay ở Nga gần như không có quỹ đầu tư chuyên biệt nào sẵn sàng rót vốn vào lĩnh vực vi điện tử. Ngay cả các nhà đầu tư nhà nước như Roselectronics và công ty tư nhân như GS Group cũng không mấy quan tâm đến mảng này.
Vi điện tử là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn với thời gian hoàn vốn dài, khiến các nhà đầu tư tư nhân e ngại.
Fyodor Boyarkov, Phó Chủ tịch của nhà sản xuất điện tử GS Group, nói rằng ông không tin khu vực tư nhân có thể cung cấp khoản đầu tư đáng kể cho vi điện tử trong tương lai gần.
"Những dự án vi điện tử thường cần nguồn vốn lớn, dài hạn và đi kèm rủi ro không hoàn vốn," ông giải thích. "Một số dự án có thể không mang lại lợi nhuận, dù chúng có thể giúp thúc đẩy công nghệ, khiến các nhà đầu tư ngoài lĩnh vực công nghệ không mấy hứng thú".
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nghề này là đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của AI, giúp công nghệ này trở thành công cụ phục vụ con người một cách an toàn, đáng tin cậy và bền vững.
Tập đoàn Hóa chất Shuntian (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) đã phải thu hồi chính sách gây tranh cãi: đặt "deadline kết hôn" cho các nhân viên độc thân hoặc đã ly hôn, nếu không sẽ bị đuổi việc.
Nhu cầu vàng mạnh mẽ của Mỹ đang "hút cạn" vàng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện tượng này diễn ra khi các nhà giao dịch đang chạy đua tích trữ kim loại quý trước khi thuế quan của Tổng...
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh gia hạn một số lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, theo các tài liệu do Nhà Trắng công bố.
(KTSG Online) - Bất chấp bất ổn trong các chương trình hành động khí hậu trên toàn cầu sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, triển vọng tài chính
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.