Chính phủ Mỹ công bố phí cảng mới lên đến hàng triệu đô la Mỹ đối với tàu biển chở hàng do Trung Quốc đóng hoặc vận hành. Phí này có thể được miễn giảm nếu chủ tàu có bằng chứng về đơn hàng đóng tàu tại Mỹ.
Động thái trên sẽ càng làm leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ba tàu container của hãng vận tải biển Cosco (Trung Quốc) neo đậu tại một bến container thuộc cảng Long Beach ở bang California, Mỹ. Ảnh: Business Wire
Hôm 17-4, Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer công bố mức phí cảng mới đối với các tàu thương mại liên quan đến Trung Quốc có hiệu lực kể từ ngày 14-10 tới. Các bên bị ảnh hưởng bao gồm các chủ tàu hoặc nhà điều hành tàu của Trung Quốc và các nhà điều hành nước ngoài sử dụng tàu do Trung Quốc đóng.
Theo đó, phí sẽ được tính theo mỗi tấn dung tích ròng (NT) hoặc mỗi container và sẽ tính theo mỗi hành trình tới Mỹ, thay vì mỗi lần ghé cảng ở Mỹ như đề xuất trước đây. Phí chỉ được thu tối đa 5 lần mỗi năm và có thể được miễn giảm nếu chủ tàu cung cấp bằng chứng về đơn hàng đóng tàu tại Mỹ.
Đối với các nhà điều hành tàu nước ngoài sử dụng tàu do Trung Quốc đóng, mức phí là 18 đô la/NT hoặc 120 đô la/container cho mỗi hành trình tàu đến Mỹ. Điều này có nghĩa là một tàu do Trung Quốc đóng chở 15.000 container đến Mỹ có thể chịu mức phí 1,8 triệu đô la. Mức phí này sẽ tăng dần qua mỗi năm, lên mức 33 đô la/NT hoặc 250 đô la/container vào năm 2028.
Đối với các chủ tàu và nhà điều hành tàu của Trung Quốc, mức phí là 50 đô la /NT trong năm đầu tiên và tăng dần lên mức 140 đô la/NT vào năm 2028. Mỗi tàu container thường có dung tích ròng từ 50.000-220.000 tấn, do vậy, có thể chịu mức phí dao động từ 2,5-11 triệu đô la cho mỗi hành trình đến Mỹ trong năm đầu tiên áp dụng phí mới.
Các mức phí cảng mới được công bố sau cuộc điều tra của Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) về hoạt động đóng tàu và hàng hải của Trung Quốc được khởi xướng vào tháng 3-2024 theo yêu cầu của các công đoàn lao động Mỹ.
“Các hành động của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ bắt đầu đảo ngược sự thống trị của Trung Quốc (trong lĩnh vực đóng tàu và hàng hải), giải quyết các mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng của Mỹ và gửi tín hiệu nhu cầu đối với các tàu do Mỹ đóng”, Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer nói hôm 17-4.
Ông nhấn mạnh tàu biển và vận tải biển đóng vai trò quan trọng đối với an ninh kinh tế của Mỹ và sự lưu thông thương mại tự do.
Ngành đóng tàu của Mỹ chiếm ưu thế sau Thế chiến thứ hai, nhưng đã suy giảm dần và hiện chỉ chiếm 0,1 % thị phần đóng tàu toàn cầu. Hiện nay, Trung Quốc đóng gần một nửa số tàu thương mại được hạ thủy mỗi năm, đứng trước Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo số liệu của Liên hợp quốc, ba nước châu Á này chiếm hơn 95 % thị phần đóng tàu thương mại toàn cầu.
Các mức phí cảng trên là một phần trong nỗ lực gia tăng áp lực lên Trung Quốc về những gì Washington cho là hoạt động thương mại không công bằng, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp đóng tàu trong nước. Tuy nhiên, điều này lo gây lo ngại cho các nhà xuất khẩu của Mỹ
Nông dân Mỹ bày tỏ lo ngại các mức phí cảng mới tổn hại đến khả năng xuất khẩu nông sản do các tàu thương mại sẽ ghé ít cảng của Mỹ hơn để giảm mức phí phải trả. Hoặc giá cước vận chuyển sẽ tăng mạnh khi các hãng tàu chuyển chi phí tăng thêm sang nông dân.
Trong khi đó, các tổ chức thương mại đại diện cho 30 ngành kinh doanh ở Mỹ cũng lo lắng về nguy cơ phí cảng cao sẽ đẩy tăng giá cả hàng hóa nhập khẩu.
Các nhà nhập khẩu Mỹ, vốn phụ thuộc vào tàu Trung Quốc để vận chuyển mọi thứ, từ dầu thô đến hàng hóa bán lẻ, xem phí cảng như một một loại thuế quan mới làm trầm trọng thêm danh sách thuế quan cao ngất ngưởng mà ông Trump đã áp với hàng nhập khẩu trên toàn cầu.
USTR cho biết, các tàu thương mại liên quan đến Trung Quốc chạy trống (không chở hàng) đến Mỹ để vận chuyển hàng khô xuất khẩu như than đá và nông sản sẽ không bị tính phí.
Tuyên bố của ông Jonathan Gray được đưa ra chỉ một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm hoãn trong 90 ngày đối với loạt thuế quan “có đi có lại” mà Nhà Trắng áp lên hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell nếu ông không cắt giảm lãi suất để giảm bớt tác động từ chính sách tăng thuế quan.
Nếu giành được hợp đồng, đây sẽ là chiến thắng lớn nhất từ trước đến nay của Thung lũng Silicon trong ngành quốc phòng, vốn lâu nay do các "ông lớn" truyền thống như Northrop Grumman, Boeing, Lockheed Martin hay RTX thống lĩnh.
Trong những năm gần đây, xe Plug-in Hybrid (PHEV) đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, song song với doanh số tăng, không ít người tiêu dùng và báo chí đã ghi nhận các phàn nàn và sự cố kỹ thuật liên quan đến các mẫu xe này.
Nỗ lực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phương Tây trở lại thị trường Nga diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow và Washington có phần hạ nhiệt.
"Đây chính là cú đấm thép của quân đội chúng tôi trong cuộc chiến chống lại sự tấn công từ bên ngoài (Nga và Belarus)" – Chỉ huy quốc gia thành viên NATO tuyên bố.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vừa đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về việc chính phủ cần hành động quyết đoán để duy trì niềm tin thị trường vào "những thời điểm quan trọng".
Một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa lên tiếng phản đối lời kêu gọi nhanh chóng cắt giảm lãi suất từ Tổng thống Donald Trump. Ông cho rằng lãi suất hiện vẫn đang ở mức hợp lý.
(KTSG Online) - Ngành công nghiệp chip đang 'hốt bạc' khi cơn bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đưa lợi nhuận và giá cổ phiếu của các công ty đầu ngành
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.