Nga bất ngờ trả tài sản từng tịch thu cho một công ty EU: Sẵn sàng mở cửa với phương Tây nhưng quan chức cấp cao thừa nhận 'chưa ai muốn quay lại'
13:16 18/04/2025
Nỗ lực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phương Tây trở lại thị trường Nga diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow và Washington có phần hạ nhiệt.
Cách đây 12 tháng, chi nhánh tại Nga của nhà sản xuất hệ thống sưởi Ariston của Ý đã bị Moscow tịch thu tài sản và chuyển giao cho nhà sản xuất khí đốt lớn nhất Nga. Tuy nhiên, tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh mới để trả lại Ariston cho Ý.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các quan chức Nga gần đây phát tín hiệu rằng Moscow sẵn sàng cho sự trở lại của các doanh nghiệp nước ngoài, dù họ sẽ phải tuân thủ một số điều kiện nghiêm ngặt.
Sắc lệnh đã được ký vào ngày 26/3, theo đó Nga trả lại hoạt động kinh doanh tại nước này, với khoảng 300 nhân viên, trao cho Ariston quyền sở hữu và quyền kiểm soát hoạt động hoàn toàn.
Nỗ lực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phương Tây trở lại diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow và Washington có phần hạ nhiệt. Dù hiện vẫn rất ít dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp phương Tây lớn có ý định trở lại Nga, song Điện Kremlin vẫn muốn đưa ra một số điều khoản.
Tháng trước, ông Putin đã gợi ý rằng bất kỳ doanh nghiệp nào quay trở lại sẽ phải “bảo đảm bắt buộc về hành vi có lương tâm và có trách nhiệm”. Trong khi đó, Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia của Nga, cho biết một điều kiện để quay trở lại có thể là liên doanh với một đối tác Nga.
Quay trở lại với Ariston, rrước khi mâu thuẫn Nga - Ukraine xảy ra, doanh nghiệp này đã hoạt động ở Nga trong gần nửa thế kỷ. Việc tịch thu và chuyển giao tài sản cho Gazprom đã khiến Rome và Brussels “đứng ngồi không yên”.
Chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni đã triệu tập đại sứ Nga tại Ý, Alexey Paramonov, để phản đối động thái này. Song, việc Nga tịch thu tài sản được nêu rõ ngay từ đầu là "tạm thời và có thể hủy bỏ”.
Một người tham gia vào các cuộc đàm phán giữa Moscow và Rome tiết lộ Ariston có thể là mục tiêu trả đũa cho việc châu Âu tịch thu tài sản của các công ty con của Gazprom và Rosneft.
Tuy nhiên, Gazprom Household Systems, công ty con nắm quyền kiểm soát chi nhánh Ariston tại Nga, đã gặp nhiều khó khăn để vận hành hoạt động kinh doanh. Theo nguồn tin thân cận, đây là một yếu tố có thể khiến Moscow nhanh chóng đảo ngược động thái cứng rắn trước đó.
“Ông chủ” của Ariston, Paolo Merloni, cho biết trong một thông báo vào tháng trước rằng, quyết định của Moscow là “dấu hiệu công nhận nhiều thập kỷ đầu tư và quản lý có trách nhiệm” của họ tại Nga. Ông cũng khẳng định cam kết của công ty trong việc “tiếp tục hành trình” tại quốc gia này, dù vẫn phải tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây và các quy định của địa phương.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có thành công trong việc khuyến khích cách doanh nghiệp nước ngoài khác quay trở lại hay không. Ivan Chebeskov, Thứ trưởng Tài chính Nga, cho biết rằng cơ quan này vẫn chưa nhận được bất kỳ đơn đăng ký nào từ các doanh nghiệp nước ngoài muốn quay trở lại Nga.
Một số nguồn tin thân cận tiết lộ rằng một số công ty nước ngoài vẫn đang muốn rút khỏi thị trường Nga, hiện đang dần dần thực hiện các kế hoạch này cho đến khi họ nhận thấy tình hình có sự cải thiện.
"Đây chính là cú đấm thép của quân đội chúng tôi trong cuộc chiến chống lại sự tấn công từ bên ngoài (Nga và Belarus)" – Chỉ huy quốc gia thành viên NATO tuyên bố.
Một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa lên tiếng phản đối lời kêu gọi nhanh chóng cắt giảm lãi suất từ Tổng thống Donald Trump. Ông cho rằng lãi suất hiện vẫn đang ở mức hợp lý.
Tính độc lập của Fed được bảo vệ bởi một tiền lệ mong manh từ 90 năm trước và hiện tại một số Thẩm phán Tối cao Mỹ đã ra hiệu họ sẵn sàng lật ngược tiền lệ này.
FED sẽ kiên nhẫn chờ xem thuế quan và các chính sách kinh tế khác của chính quyền Tổng thống Donald Trump diễn biến thế nào trước khi thay đổi lãi suất.
Giá dầu tăng hơn 3% vào ngày thứ Năm (17/04), sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm hạn chế xuất khẩu dầu của Iran, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.