Hé lộ đường dây buôn bán nội tạng từ Myanmar sang Ấn Độ: Lời kể của những 'con nợ' trên bàn mổ xứ người
20:58 28/02/2025
Hai người đàn ông Myanmar nói với BBC rằng họ đã sử dụng giấy tờ giả mạo và người trung gian để được phẫu thuật ở Ấn Độ.
"Tôi chỉ muốn có một ngôi nhà và trả hết nợ, đó là lý do tôi quyết định bán thận," Zeya, một nông dân ở Myanmar, chia sẻ.
Sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021, giá cả leo thang chóng mặt và nội chiến bùng phát khiến anh chìm trong nợ nần, không thể nuôi nổi gia đình. Cả nhà anh phải sống nhờ nhà mẹ vợ trong một ngôi làng nghèo cách Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, nơi những căn nhà lợp lá đơn sơ nằm dọc theo con đường đất.
Người đàn ông cho biết số tiền anh nhận được đủ để trả hết nợ và mua một mảnh đất
Zeya (tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính) biết một số người địa phương từng bán thận. "Họ trông vẫn khỏe mạnh," anh nói, và bắt đầu tìm hiểu.
Anh là một trong 8 người trong vùng đã thừa nhận với BBC Burmese rằng họ đã sang Ấn Độ bán thận.
Thỏa thuận ngầm
Việc mua bán nội tạng là bất hợp pháp ở cả Myanmar và Ấn Độ. Tuy nhiên, Zeya nhanh chóng tìm được một người đàn ông mà anh gọi là "môi giới".
Người này lo liệu các xét nghiệm y tế và chỉ vài tuần sau, báo tin rằng đã tìm được người nhận - một phụ nữ Myanmar. Cả hai sẽ sang Ấn Độ để tiến hành ca phẫu thuật.
Để vượt qua rào cản pháp lý tại Ấn Độ, nơi người hiến và người nhận không phải họ hàng gần phải chứng minh động cơ thiện nguyện và giải thích mối quan hệ, môi giới đã làm giả giấy tờ hộ khẩu, thêm tên Zeya vào gia phả của người nhận.
Zeya được sắp xếp đóng vai một người có quan hệ thông gia với người nhận. Sau khi gặp người nhận tại Yangon, một người tự xưng là bác sĩ hoàn tất thủ tục và cảnh báo anh sẽ phải trả một khoản phí lớn nếu rút lui.
Người này sau đó khẳng định với BBC rằng ông ta chỉ có nhiệm vụ kiểm tra điều kiện sức khỏe, không phải xác minh mối quan hệ giữa người hiến và người nhận.
Zeya cho biết anh được hứa trả 7,5 triệu kyat Myanmar (khoảng 1.700 - 2.700 USD trong vài năm qua, tùy theo tỷ giá chợ đen).
Anh bay sang miền Bắc Ấn Độ, nhập viện trong một bệnh viện lớn để thực hiện ca mổ.
Theo WHO, nguồn cung nội tạng hiến tặng chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu toàn cầu
Tại đây, anh phải trả lời thẩm vấn của khoảng bốn người thông qua phiên dịch viên. "Họ hỏi tôi có tự nguyện hiến thận hay không, có bị ép buộc không," anh kể và đã trả lời rằng người nhận là bà con. Ca ghép tạng được phê duyệt.
Sau khi được gây mê, anh không nhớ gì nữa. "Sau phẫu thuật, tôi không gặp vấn đề lớn, nhưng không thể cử động mà không đau," anh nhớ lại. Anh phải nằm viện thêm một tuần để hồi phục.
“Người mẹ giả”
Một người khác, Myo Win (tên đã thay đổi), cũng chia sẻ với BBC rằng anh từng giả làm họ hàng của một người xa lạ.
"Môi giới đưa tôi một tờ giấy, tôi phải học thuộc nội dung trên đó," anh kể.
Họ hướng dẫn anh khai người nhận thận là vợ của một người thân trong gia đình. Để qua mặt cơ quan thẩm định, môi giới thậm chí còn chuẩn bị một "bà mẹ giả" để xác nhận rằng anh đang hiến thận cho người thân với sự đồng ý của gia đình.
Myo Win được hứa hẹn số tiền tương tự như Zeya, nhưng môi giới gọi đó là "khoản quyên góp từ thiện" và yêu cầu anh trích khoảng 10% để trả phí môi giới. Cả hai người đều nhận một phần ba số tiền trước khi phẫu thuật. "Tôi tự nhủ mình phải làm, vì đã nhận tiền rồi", Myo Win nhớ lại.
Anh nói rằng mình "chọn cách tuyệt vọng này" vì không còn cách nào khác để trả nợ và trang trải viện phí cho vợ.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Myanmar đã tăng vọt kể từ sau cuộc đảo chính, khi chiến tranh tàn phá nền kinh tế và khiến các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy. Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tỷ lệ người dân Myanmar sống trong cảnh nghèo đói đã tăng từ khoảng 25% năm 2017 lên đến 50% vào năm 2023.
Tỷ lệ người dân Myanmar sống trong cảnh nghèo đói đã tăng đáng kể từ năm 2017-2023
Myo Win cho biết tay môi giới không nói với anh rằng việc bán thận là bất hợp pháp. “Nếu biết, tôi đã không làm. Tôi sợ bị bỏ tù”, anh nói.
Một người đàn ông khác tiết lộ với BBC rằng ông đã môi giới cho khoảng 10 người mua hoặc bán thận thông qua các ca phẫu thuật tại Ấn Độ. Người này giới thiệu khách hàng cho một "cơ quan" ở Mandalay, miền trung Myanmar, nơi sắp xếp toàn bộ quy trình.
"Nhưng đừng lo về người hiến. Chúng tôi có một danh sách những người sẵn sàng xếp hàng để hiến thận", người đàn ông chia sẻ. Ông cũng thừa nhận có sự làm giả giấy tờ để hợp thức hóa mối quan hệ giữa người hiến và người nhận.
Hệ thống ngầm và các vụ bắt giữ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca ghép tạng toàn cầu đã tăng hơn 50% từ năm 2010, với khoảng 150.000 ca mỗi năm, nhưng nguồn cung nội tạng chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.
Mặc dù việc mua bán bộ phận cơ thể người là bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, năm 2007, WHO ước tính rằng khoảng 5-10% số ca ghép tạng trên thế giới có nguồn gốc từ chợ đen, với con số thực tế có thể cao hơn nhiều.
Gần đây, nạn buôn bán thận bất hợp pháp do nghèo đói đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia châu Á như Nepal, Pakistan, Indonesia, Afghanistan, Ấn Độ và Bangladesh.
Năm ngoái, cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ 7 người trong một đường dây mua bán thận, bao gồm một bác sĩ Ấn Độ và trợ lý của bà. Nhóm này bị cáo buộc sắp xếp cho người nghèo Bangladesh bán thận và sử dụng giấy tờ giả để hợp thức hóa các ca ghép.
Việc bán thận của những người sống trong cảnh nghèo đói đã được ghi nhận ở nhiều nước châu Á
Bác sĩ Vijaya Rajakumari, từng làm việc tại Bệnh viện Apollo ở Delhi, bị cáo buộc thực hiện các ca phẫu thuật này tại Bệnh viện Yatharth. Luật sư của bà bác bỏ các cáo buộc, khẳng định bà chỉ thực hiện những ca ghép đã được phê duyệt hợp pháp. Sau vụ việc, cả Bệnh viện Yatharth và Apollo Hospitals đều tuyên bố đã chấm dứt hợp tác với bà Rajakumari.
“Không hối hận”
Tháng 4 năm ngoái, một quan chức cấp cao của Bộ Y tế Ấn Độ đã gửi công văn đến các bang, cảnh báo về "sự gia tăng" các ca ghép tạng liên quan đến người nước ngoài và kêu gọi tăng cường giám sát. Luật pháp Ấn Độ quy định công dân nước ngoài muốn hiến hoặc nhận nội tạng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa hai bên, được xác nhận bởi đại sứ quán nước họ tại Ấn Độ.
Bác sĩ Thurein Hlaing Win, một nhà hoạt động y tế cộng đồng ở Myanmar, nhận định: "Việc thực thi pháp luật không hiệu quả." Ông cảnh báo những người có ý định hiến thận cần hiểu rõ các rủi ro, bao gồm nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật và tổn thương các cơ quan khác. Theo ông, việc chăm sóc hậu phẫu cũng rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.
BBC liên lạc lại với Zeya vài tháng sau khi anh phẫu thuật. “Tôi đã trả hết nợ và mua được một mảnh đất”, anh nói.
Vài tháng sau ca phẫu thuật, Zeya chia sẻ với BBC: "Tôi đã trả hết nợ và mua được một mảnh đất". Tuy nhiên, anh vẫn chưa đủ tiền để xây nhà và chưa thể thực hiện kế hoạch này trong thời gian hồi phục. Anh cũng bị đau lưng sau phẫu thuật.
"Tôi sắp phải đi làm lại. Nếu các tác dụng phụ tái phát, tôi cũng phải chịu thôi. Tôi không hối hận về quyết định của mình", anh nói.
Zeya vẫn giữ liên lạc với người nhận thận một thời gian. Cô nói với anh rằng sức khỏe của mình tốt lên nhờ quả thận của anh.
Các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính năm 2021 tại Myanmar
Người nhận thận của Zeya, giấu tên, xác nhận với BBC rằng bà đã trả khoảng 100 triệu kyat (tương đương 22.000 - 35.000 USD) và phủ nhận việc dùng giấy tờ giả.
6 tháng sau ca phẫu thuật, Myo Win chia sẻ với BBC rằng anh đã trả gần hết nợ nhưng vẫn chưa thể trang trải hoàn toàn. “Tôi không có việc làm và cũng không còn một xu dính túi”, anh nói, đồng thời cho biết đã gặp một số vấn đề về dạ dày sau phẫu thuật.
Anh kết luận, "Tôi không hối hận, nhưng tôi khuyên người khác đừng làm vậy. Nó không đáng".
Số liệu khảo sát được trang The Hill trích dẫn cho thấy, có 52% người dân Mỹ khi được hỏi nói rằng họ cảm thấy Tổng thống Donald Trump sẽ cố tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.
Tình trạng suy giảm dân số đang đặt gánh nặng lớn lên hệ thống an sinh xã hội và thị trường lao động, trong bối cảnh Nhật Bản đối mặt với khoản nợ công cao nhất trong nhóm các nước phát triển.
Mới đây, Tổng thống Brazil Lula da Silva khẳng định ưu tiên của nước này khi giữ chức Chủ tịch BRICS 2025 là thúc đẩy thế giới đa cực, công bằng và bền vững hơn.
Bị lừa bởi lời mời làm việc hấp dẫn, chàng trai 18 tuổi rơi vào bẫy buôn người, chịu cảnh bạo hành và lao động khổ sai suốt 11 tháng trong trại lừa đảo ở Myanmar.
Trong hai năm qua, các nhà giao dịch Phố Wall đã thu về lợi nhuận kếch xù đơn giản bằng cách săn đuổi những cổ phiếu nóng nhất trên thị trường mà không quan tâm đến giá cả, nền tảng cơ bản hay...
Nhu cầu vàng mạnh mẽ của Mỹ đang "hút cạn" vàng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện tượng này diễn ra khi các nhà giao dịch đang chạy đua tích trữ kim loại quý trước khi thuế quan của Tổng...
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.