• CIM 11.22 0.02(0.21%)
  • BTC 84536.84 540.17(0.63%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.22 0.02(0.21%)
  • BTC 84536.84 540.17(0.63%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

Chủ nghĩa tự do cá nhân: hệ tư tưởng định hình chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện nay

06:00 15/04/2025

Kinh tế Sài Gòn Online

Rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện nay là chính quyền theo chủ nghĩa “dân túy”. Điều này có thể đúng trong nhiệm kỳ đầu khi mà ông Trump cần phải lấy lòng bất kỳ nhóm cử tri ủng hộ khả dĩ nào để thắng cử. Sức ảnh hưởng của các thay đổi chính sách ông Trump đưa ra lần này không hẳn chỉ mang tính nhất thời mà rất có thể sẽ định hình cho cả 100 năm tới.

Chủ nghĩa tự do cá nhân: hệ tư tưởng định hình chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện nay

Bối cảnh chính trị nước Mỹ hiện nay rất khác so với 8 năm về trước. Điểm tựa cho chính quyền mới này là một hệ tư tưởng kinh tế - chính trị có lịch sử lâu đời, tạo ra một liên minh vững chắc giúp nó đưa ra những chính sách nhanh chóng và quyết đoán. Hệ tư tưởng này đang muốn thay thế hệ tư tưởng “tự do khai phóng” (liberal) do chính quyền cựu Tổng thống Franklin D. Roosevelt xây dựng thông qua Thỏa thuận mới (New Deal) gần 100 năm trước. Vì thế, sức ảnh hưởng của các thay đổi chính sách ông Trump đưa ra lần này không hẳn chỉ mang tính nhất thời mà rất có thể sẽ định hình cho cả 100 năm tới.

Để có những chính sách đối ứng phù hợp, tránh rơi vào thế bị động, chúng ta cần tìm hiểu hệ tư tưởng này, dù có đồng ý với nó hay không. Đó chính là chủ nghĩa tự do cá nhân (libertarianism).

ABC về chủ nghĩa tự do cá nhân

Chủ nghĩa tự do cá nhân (TDCN) là hệ tư tưởng tiếp nối truyền thống chủ nghĩa tự do cổ điển thế kỷ 18 và 19 ở châu Âu. Vì thuật ngữ chủ nghĩa tự do (liberalism) bị những người theo chủ nghĩa cấp tiến ở Mỹ “lấy” mất vào đầu thế kỷ 20 nên họ chuyển sang sử dụng thuật ngữ này để tạo sự khác biệt.

Đích đến của việc áp dụng chính sách thuế đối ứng phải là sự hình thành một trật tự thương mại tự do mới do Mỹ dẫn dắt thay thế cho trật tự tự do thương mại cũ dựa trên quy tắc tối huệ quốc (MFN) của WTO. Nếu hiểu theo nghĩa này, mức thuế đối ứng mà Mỹ bắt đầu áp dụng cho các đối tác thương mại là để thiết lập cơ sở ban đầu cho việc đàm phán thiết lập trật tự tự do thương mại quốc tế mới.

Dù xuất phát từ nhiều nền tảng xã hội khác nhau, những người coi mình là người theo chủ nghĩa TDCN về cơ bản đều tin rằng cá nhân là tối thượng; tự do là tình trạng thoát khỏi sự can thiệp từ bên ngoài; sở hữu tư nhân và tự do kinh tế là phần quan trọng của tự do cá nhân; chính quyền bị ràng buộc bởi các nguyên tắc đạo đức tương tự như cá nhân; hành động của chính quyền bị coi là không chính đáng khi sử dụng biện pháp cưỡng chế để gây hấn, tái phân phối, và các mục đích khác ngoài chức năng bảo vệ tự do cá nhân - chức năng chính, và có lẽ là duy nhất, của nhà nước. Đối với những người TDCN thì những triết lý này là lẽ thường, hầu hết mọi người đều thấy đúng.

Những người TDCN tin rằng hầu hết các chính sách đang được thực hiện bởi nhà nước nên hoặc bị bãi bỏ hoặc chuyển cho tư nhân. Phiên bản nổi tiếng nhất của kết luận này được trình bày trong các lý thuyết về “nhà nước tối thiểu” của Robert Nozick, Ayn Rand, F.A. Hayek và những người khác. Theo đó, họ cho rằng nhà nước có thể cung cấp một cách hợp pháp các dịch vụ cảnh sát, tòa án và quân đội, ngoài ra không còn gì khác. Bất cứ các chính sách nào của nhà nước như: kiểm soát hay ngăn cấm việc buôn bán, nhập ngũ bắt buộc, thuế lũy tiến để hỗ trợ người nghèo... đều là vi phạm các quyền cá nhân và do đó là không chính đáng.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa TDCN trong chính quyền Mỹ hiện nay

Do thiết kế của mô hình chính trị Mỹ (đặc biệt là mô hình bầu cử người thắng nhận được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang - winner takes all), hệ thống chính trị lưỡng đảng bao trùm toàn bộ đời sống chính trị của nước này. Để gây ảnh hưởng, những người TDCN lựa chọn con đường xâm nhập tác động vào đảng Cộng hòa. Lý do là vì đảng này dựa trên truyền thống triết lý bảo thủ, khá gần gũi với các triết lý của chủ nghĩa TDCN.

Tư tưởng của chủ nghĩa TDCN bắt đầu ảnh hưởng đến đảng Cộng hòa từ thời của chính quyền cựu Tổng thống Regan. Hai think-tank có ảnh hưởng chính sách lớn nhất của chủ nghĩa này là Viện Cato và Heritage Foundation. Ảnh hưởng chính trị rõ ràng có lẽ là từ năm 2012 với sự xuất hiện của Đảng Trà (Tea Party) và các nhóm trong Hạ viện như Republican Liberty Caucus và Freedom Caucus. Thành viên của các nhóm dân biểu này thường là các dân biểu ở các hạt “trung thành” của đảng Cộng hòa, ít chịu áp lực bị thất bại trong việc tái cử. Những dân biểu tiêu biểu của đảng Cộng hòa theo chủ nghĩa TDCN là Ron Paul (cựu), Ron DeSantis (cựu), Mark Meadows (cựu), Jim Jordan... Vì không chịu áp lực bị thất cử và cùng đồng thuận cao về chính sách, nên tuy là những nhóm nhỏ trong Hạ viện, họ đã tạo ra sức mạnh đòn bẩy buộc các thành viên khác trong đảng Cộng hòa phải nhượng bộ các chính sách; nếu không nhượng bộ họ sẽ sẵn sàng bỏ phiếu chống, khiến cho các chương trình nghị sự của đảng Cộng hòa bị thất bại, thậm chí bộ máy chính phủ phải đóng cửa.

Những thay đổi chính sách như trên nếu xảy ra ở Mỹ sẽ tạo áp lực khiến các quốc gia khác trên thế giới phải điều chỉnh theo. Đơn giản là, nếu không theo thì Mỹ sẽ cho rằng “không công bằng”. Đây là điều mà chúng ta cần phải suy xét trong định hình điều chỉnh chính sách của mình trong giai đoạn tới.

Bên cạnh ảnh hưởng của các dân biểu thuộc các nhóm trên, chính quyền mới của Mỹ còn chịu ảnh hưởng mạnh từ các think-tank theo chủ nghĩa TDCN. Báo cáo Project 2025 do Heritage Foundation soạn thảo được xem như là bản chỉ dẫn cho chính quyền Tổng thống Donald Trump hành động ở nhiệm kỳ này. Khá nhiều tác giả tham gia viết báo cáo này là thành viên nội các cũ của ông Trump nhiệm kỳ trước. Một số tác giả tiếp tục được bổ nhiệm giữ các chức vụ trong nhiệm kỳ này, bao gồm: Brendan Carr (phụ trách FCC), John Ratcliffe (Giám đốc CIA), Tom Homan (“trùm biên giới” - border czar), Russ Vought (Cục Quản lý hành chính và ngân sách).

Ngoài ra, những nhân vật từ lâu được coi là những người theo chủ nghĩa cá nhân như Elon Musk (lãnh đạo DOGE), Vivek Ramaswamy (ứng viên tổng thống, được cân nhắc cùng Musk lãnh đạo DOGE nhưng đã quyết định thôi để tranh cử thống đốc Ohio), Howard Lutnick (bộ trưởng bộ Thương mại)... cũng được lựa chọn nắm giữ các chức vụ quan trọng trong nội các.

Những chính sách hiện nay của Mỹ nên được hiểu như thế nào từ góc độ của chủ nghĩa TDCN?

Lẽ thường

Lẽ thường (common sense) là nền tảng tư tưởng quan trọng của chủ nghĩa TDCN. Lẽ thường là những điều mà đa số người dân bình thường đều cảm thấy đúng đắn, phù hợp hay chính đáng. Chính quyền Tổng thống Donald Trump ưu tiên áp dụng các chính sách dựa trên “lẽ thường” thay vì dựa trên các lý lẽ “khoa học”, “tỉnh thức”, hoặc “tiến bộ”. Một loạt sắc lệnh đầu tiên được chính quyền ông Trump đưa ra ngay đầu nhiệm kỳ 2 dựa trên lẽ thường là: coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Mỹ, chấm dứt các chính sách dựa trên nguyên tắc “đa dạng, bình đẳng và hòa hợp - DEI”, công nhận chỉ hai giới tính nam và nữ...

Chính sách đối ngoại

Quan điểm của chủ nghĩa TDCN là các quốc gia tự chịu trách nhiệm về chính quyền và người dân của mình. Quan điểm này thúc đẩy nước Mỹ cắt giảm hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài vì các mục đích không liên quan đến nhân đạo (như thúc đẩy các tiến bộ về giới tính, nhân quyền, bình đẳng sắc tộc, biến đổi khí hậu...). Chính phủ Mỹ cần ưu tiên quan tâm tới người dân Mỹ (America First! - nước Mỹ trước tiên!). Nước Mỹ không cần phải chỉ bảo người dân nước khác, chính phủ nước khác nên làm gì. Việc Chính phủ Mỹ cần làm với thế giới là biến mình thành “hình mẫu” của tự do và thịnh vượng, và các nước khác nhìn vào đó noi theo. Đó là lý do ông Trump đã cho đóng cửa những cơ quan truyền thông nhà nước tuyên truyền các chính sách của Mỹ như Đài tiếng nói Mỹ, Đài phát thanh châu Âu tự do/Đài phát thanh Tự do...

Nước Mỹ cũng không cần thiết phải bảo vệ các quốc gia khác nếu như những nước này không trả tiền “dịch vụ an ninh” thỏa đáng cho Mỹ. Hay nói cách khác, ông Trump khuyến khích và thúc ép các đồng minh phải mạnh mẽ đứng dậy lo liệu cho an ninh - quốc phòng của nước mình. Bằng cách này, Mỹ có thể cắt giảm được chi tiêu quốc phòng mà không ảnh hưởng đến sức mạnh quốc phòng tập thể của các nước đồng minh với Mỹ.

Chính sách nhập cư

Quan điểm của chủ nghĩa TDCN là thúc đẩy nhập cư hợp pháp và chống lại nhập cư bất hợp pháp. Nhập cư bất hợp pháp không những không công bằng mà còn dẫn đến xáo trộn các cộng đồng dân cư hiện hữu theo cách thức không tiên lượng trước được. Vì lẽ đó, ông Trump tìm cách xây dựng hàng rào biên giới, ngăn chặn và trục xuất nhập cư bất hợp pháp, trong khi mở ra các kênh nhập cư hợp pháp khác. Chính sách “thẻ vàng” là một ví dụ.

Chính sách giáo dục

Đối với chủ nghĩa TDCN, giáo dục là vấn đề thuộc trách nhiệm của gia đình. Vì thế, các bậc phụ huynh sẽ đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn trường học cho con cái. Lý lẽ này được ông Trump áp dụng qua việc thúc đẩy chính sách lựa chọn trường (school choice), cắt giảm triệt để vai trò của Bộ Giáo dục và chuyển vai trò của nhà nước trong giáo dục về cho các bang tự quyết định.

Cắt giảm bộ máy chính phủ và chi tiêu

Chính phủ tinh gọn là trọng tâm của chủ nghĩa TDCN được thúc đẩy mạnh mẽ trong chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do ông Elon Musk điều hành đã chạy hết tốc lực để buộc các cơ quan Chính phủ Mỹ cắt giảm ngân sách và nhân sự không cần thiết, đồng thời tìm cách áp dụng công nghệ hiện đại vào quản trị hệ thống hành chính công quyền.

Chính sách thuế quan đối ứng

Việc ông Trump triển khai chính sách thuế quan đối ứng bị nhiều người cho là trái với nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa TDCN. Nhưng điều này chỉ đúng nếu Mỹ chỉ dừng ở việc ban hành thuế quan đối ứng mà thôi.

Vấn đề mấu chốt mà những người theo chủ nghĩa TDCN mong muốn thay đổi trong hệ thống thuế của Mỹ là loại bỏ thuế thu nhập (lũy tiến) cá nhân và doanh nghiệp. Thuế thu nhập bị coi là tội đồ khiến cho bộ máy nhà nước cồng kềnh, là cơ sở để can thiệp vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống của người dân và doanh nghiệp.

Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã giảm mạnh thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 35% xuống 21% vào năm 2018. Tuy nhiên, hệ quả của chính sách này là Mỹ bị thâm hụt ngân sách nặng nề, dẫn đến nợ công tăng mạnh do chưa thể cắt giảm được các khoản chi tiêu.

Nếu theo đúng triết lý của chủ nghĩa TDCN, mục tiêu tiếp theo của ông Trump trong nhiệm kỳ 2 là cắt giảm mạnh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn vì ngân sách của Chính phủ liên bang Mỹ phụ thuộc đến hơn 45% vào nguồn thuế này. Quốc hội Mỹ chỉ có thể bỏ phiếu thông qua việc giảm thuế thu nhập cá nhân nếu Mỹ có nguồn thu khác thay thế.

Nếu hiểu theo cách tiếp cận như vậy, thuế quan đối ứng thực chất là bước đệm để chính quyền Tổng thống Donald Trump giải quyết “tội đồ” thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế quan đối ứng tối thiểu 10% sẽ là nguồn thu ngân sách tương đương với nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng (VAT) hoặc thuế doanh thu ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Điều gì có thể sẽ diễn ra tiếp theo?

Thật khó có thể nói trước được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Tuy nhiên, nếu quả thực chính quyền Tổng thống Donald Trump chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa TDCN như đã nêu thì chúng ta có thể tiên đoán một số diễn biến mà ông Trump muốn thay đổi trong thời gian sắp tới.

Thứ nhất, những người theo chủ nghĩa TDCN trong chính quyền Tổng thống Donald Trump chắc chắn phản đối các hàng rào thuế quan và bảo hộ thương mại. Thế nên đích đến của việc áp dụng chính sách thuế đối ứng phải là sự hình thành một trật tự thương mại tự do mới do Mỹ dẫn dắt thay thế cho trật tự tự do thương mại cũ dựa trên quy tắc tối huệ quốc (MFN) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nếu hiểu theo nghĩa này, mức thuế đối ứng mà Mỹ bắt đầu áp dụng cho các đối tác thương mại là để thiết lập cơ sở ban đầu cho việc đàm phán thiết lập trật tự tự do thương mại quốc tế mới này. Nếu đạt được các chuẩn mực “tự do và công bằng” mới của Mỹ, mức thuế quan của tất cả các đối tác thương mại với Mỹ đều là 10%.

Thứ hai, một khi Mỹ đã có nguồn thu mới từ thuế quan “công bằng”, chính sách cắt giảm thuế thu nhập cá nhân của Mỹ chắc chắn sẽ được khởi động. Nếu thuyết phục được cử tri ủng hộ, chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể cắt giảm triệt để thuế thu nhập cá nhân và chuyển sang các loại hình thuế doanh thu hoặc thuế VAT. Khi đó một loạt vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân như khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hay nhiều loại trợ cấp cũng sẽ được cắt giảm.

Giảm thuế thu nhập cá nhân có lẽ cũng sẽ là khởi đầu quan trọng để ông Trump tiến hành cải cách hệ thống phúc lợi của Mỹ như Medicare và Mediaid. Khi các cá nhân không phải đóng hoặc đóng thuế thu nhập cá nhân ít hơn, họ cũng sẽ giảm đóng thuế cho hệ thống an sinh xã hội, và do đó, giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống an sinh xã hội. Điều này buộc chính phủ phải mở ra các kênh “đầu tư” mới cho an sinh xã hội để thay thế cho việc cắt giảm quy mô quỹ an sinh xã hội hiện hữu. Như ông Elon Musk gần đây nhận xét, quỹ an sinh xã hội của Mỹ được vận hành giống như là một hệ thống Ponzi, và nếu không có những cải cách triệt để, nó có nguy cơ bị vỡ nợ trong 10 năm tới. Tuy nhiên, cải cách các quỹ an sinh xã hội luôn là vấn đề nhạy cảm đối với các chính trị gia của Mỹ. Thế nên, vấn đề “khó nhằn” nhất này có lẽ chỉ được đụng vào khi chính quyền Tổng thống Donald Trump hoàn thiện được hệ thống thuế mới trong nhiệm kỳ này.

Và cuối cùng, những thay đổi chính sách như trên nếu xảy ra ở Mỹ sẽ tạo áp lực khiến các quốc gia khác trên thế giới phải điều chỉnh theo. Đơn giản là, nếu không theo thì Mỹ sẽ cho rằng “không công bằng”. Đây là điều mà chúng ta cần phải suy xét trong định hình điều chỉnh chính sách của mình trong giai đoạn tới.

Nội dung liên quan:Donald Trump
"Cơn nghiện" matcha bao trùm ngành F&B: Người mở xe đẩy thu 20 triệu/ngày, người tăng tốc nghiên cứu matcha Việt Nam, "ông lớn" Katinat và Cheese Coffee đua nhau ra mắt đồ uống mới
5 ngày trước
Khởi nghiệp trong ngành cà phê từ năm 2011, nhưng khoảng 3 tháng qua, sáng nào anh Vũ Trường Giang cũng uống matcha thay vì cà phê. 4 tháng cuối năm 2024, 3 sản phẩm bán chạy nhất trong chuỗi …Ka Coffee của anh cũng đều là matcha.
Phó Chủ tịch TTC Land Đặng Hồng Anh xin từ nhiệm
Phó Chủ tịch TTC Land Đặng Hồng Anh xin từ nhiệm
5 ngày trước
Ông Đặng Hồng Anh xin từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT TTC Land kể từ ngày 11/4 sau ba năm nắm quyền.
Nhóm crypto24 tấn công mã độc tống tiền Tập đoàn Công nghệ CMC
Nhóm crypto24 tấn công mã độc tống tiền Tập đoàn Công nghệ CMC
5 ngày trước
Trong dòng sự kiện an ninh mạng mới nhất, Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG) mới đây đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công ransomware do nhóm crypto24 thực hiện.
Doanh nghiệp thép đầu tiên báo lãi quý 1 tăng 56%, nói doanh thu giảm mạnh vì Mỹ siết thuế quan
Doanh nghiệp thép đầu tiên báo lãi quý 1 tăng 56%, nói doanh thu giảm mạnh vì Mỹ siết thuế quan
5 ngày trước
CTCP Thép tấm lá Thống Nhất (UPCoM: TNS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025 với những con số trái chiều giữa doanh thu và lợi nhuận.
Hai ứng viên vào HĐQT Vinamilk
Hai ứng viên vào HĐQT Vinamilk
5 ngày trước
Ngày 11/04, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) công bố danh sách 2 ứng viên vào HĐQT nhiệm kỳ 2022-2026. Cả hai đều là đại diện của cổ đông lớn tại Vinamilk, dự kiến sẽ thay thế cho 2 đại diện xin từ nhiệm thời gian vừa qua.
Biocodex cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe từ Pháp cho người Việt
Biocodex cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe từ Pháp cho người Việt
5 ngày trước
Thành lập Công ty TNHH Biocodex Việt Nam, Tập đoàn Biocodex (Pháp) đặt mục tiêu cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe đột phá, khoa học và bền vững cho người Việt.
Mục tiêu lãi 2025 tăng 15%, Sacombank dự kiến thu hồi toàn bộ 7,934 tỷ nợ liên quan KCN Phong Phú
Mục tiêu lãi 2025 tăng 15%, Sacombank dự kiến thu hồi toàn bộ 7,934 tỷ nợ liên quan KCN Phong Phú
5 ngày trước
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) dự kiến trình kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và một số nội dung khác.
DRL sắp chia cổ tức 1,900 đồng/cp
DRL sắp chia cổ tức 1,900 đồng/cp
5 ngày trước
CTCP Thủy điện - Điện lực 3 (HOSE: DRL) thông báo trả cổ tức còn lại năm 2019 bằng tiền, với mức 1,900 đồng/cp. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/04.
GELEX (GEX) chốt ngày trả cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 5%
GELEX (GEX) chốt ngày trả cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 5%
5 ngày trước
(ĐTCK) GELEX (mã chứng khoán: GEX) thông báo, ngày 28/04/2025 là ngày chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%.
Ông Đặng Hồng Anh nộp đơn từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT TTC Land (SCR)
Ông Đặng Hồng Anh nộp đơn từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT TTC Land (SCR)
5 ngày trước
(ĐTCK) CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR - sàn HOSE) ghi nhận 3 thành viên Hội đồng quản trị nộp đơn xin từ nhiệm.
Gelex sắp chi 429 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt
Gelex sắp chi 429 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt
5 ngày trước
Gelex thông báo, ngày 28/4/2025 là ngày chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt, tỉ lệ 5%.
Quyền sở hữu trí tuệ – Trụ đỡ cho đòn bẩy kinh tế tư nhân
Quyền sở hữu trí tuệ – Trụ đỡ cho đòn bẩy kinh tế tư nhân
6 ngày trước
(KTSG) - Nếu xem khu vực kinh tế tư nhân là đòn bẩy của một Việt Nam thịnh vượng thì quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) xứng đáng được xem là một trong những trụ
Chủ Nhật, 20/04/2025
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
23 phút trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
3 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
4 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
4 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
6 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
6 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
7 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình ThuậnCách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình Thuận
8 giờ trước
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầuNhững yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu
9 giờ trước
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Lịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, NovalandLịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, Novaland
9 giờ trước
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Dư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâuDư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâu
17 giờ trước
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗCập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗ
17 giờ trước
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.