Mở rộng 'từ quốc lộ thành cao tốc' để doanh nghiệp tư nhân phát triển
06:00 21/03/2025
Kinh tế Sài Gòn Online
Trong nỗ lực thúc đẩy trụ cột kinh tế tư nhân, điều đầu tiên cần phải "định vị" khu vực này cùng những "quyền cơ bản" để có chính sách hỗ trợ cụ thể và rõ ràng hơn.
Khu vực tư nhân cần sự hỗ trợ để không lỡ nhịp với sự thay đổi của thế giới. Ảnh minh họa: L.Vũ.
Gỡ điểm nghẽn khu vực kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân đang là chủ đề được nhắc đến nhiều trên các diễn đàn, sau sự kiện Tổng bí thư Tô Lâm nói về sự cần thiết thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến về kinh tế tư nhân, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
Kinh tế tư nhân đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 40% GDP và hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước, theo số liệu năm 2023. Tuy nhiên, có không ít vấn đề được nhắc đến trong nhiều năm qua, từ quy mô nhỏ cho đến rào cản kinh doanh. Nhưng câu chuyện được các chuyên gia nhắc đến là cần phải định nghĩa rõ ràng hơn về khái niệm khu vực kinh tế tư nhân.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV chia sẻ tại tọa đàm về kinh tế tư nhân do báo Người Lao Động tổ chức mới đây, từ năm 2021 đến nay, các thống kê về mặt số liệu gộp chung nhiều bên thành “khu vực kinh tế ngoài nhà nước”. Điều này khiến cho bức tranh về kinh tế tư nhân thiếu rõ ràng, về mức độ đóng góp của từng nhóm đối tượng rất khác nhau, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế tập thể (chủ yếu là hợp tác xã).
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu của ông Lực, số liệu công bố năm 2020 cho thấy doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp 9,6% GDP, nhưng sau khi đánh giá lại GDP thì con số lên đến 24,1% vào năm 2021 và 24,23% GDP vào năm 2023. Còn đóng góp của hộ kinh doanh là 23,25% (năm 2023) còn kinh tế tập thể (hợp tác xã) là 2,94%.
Cụm từ “kinh tế tư nhân” bắt đầu xuất hiện năm 2011 tại Đại hội Đảng lần thứ XI. Từ đó đến nay Việt Nam có nhiều chính sách, định hướng quan trọng và đặt con số mục tiêu cụ thể như số lượng doanh nghiệp, và tỷ trọng đóng góp. Tuy nhiên cho đến nay nhiều mục tiêu vẫn chưa đạt được, theo ông Lực. Ví dụ như mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 cùng đóng góp 55% vào GDP.
Có những con số cũng nói đến thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân. Chẳng hạn như cả nước có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh nhưng chỉ khoảng 2,1 triệu hộ đăng ký kinh doanh và nộp thuế đầy đủ. Vì sao lại có khoảng cách như vậy?
Đánh giá chung, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nói rằng khu vực kinh tế tư nhân vẫn đang lép vế so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề là quy mô nhỏ, yếu và gặp nhiều khó khăn trong khi lẽ ra phải là giữ vai trò là nền tảng cho nền kinh tế. “Chúng ta vẫn chỉ chủ yếu giải quyết vấn đề cấp phép cho doanh nghiệp”, ông Thiên nói.
Bên cạnh câu chuyện thể chế được nhắc nhiều, điểm nghẽn khác mà doanh nghiệp cần là vấn đề hạ tầng. Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội (khoá 13, 14, 15), doanh nghiệp đang rất cần là hạ tầng, bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.
Sự chênh lệch giữa các nhóm doanh nghiệp cũng được nhắc đến, chẳng hạn như TPHCM hiện có 64 doanh nghiệp lớn trên tổng số 278.000 doanh nghiệp (chiếm 0,02%), nhưng lại đóng góp tới 44% tổng thu ngân sách. Điều này nghĩa là còn cần rất nhiều chính sách riêng và khu biệt cho từng đối tượng kinh tế tư nhân khác nhau.
Cần sự đột phá về xây dựng chính sách
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng các chính sách và mục tiêu dành cho khu vực kinh tế tư nhân đang thay đổi tích cực hơn trước, dù vẫn còn rất nhiều câu chuyện liên quan đến cơ chế, môi trường đầu tư và kinh doanh.
Bên cạnh định hướng chung, vấn đề quan trọng cần phải giải quyết những chính sách cụ thể ở bên dưới. “Chính sách phải hỗ trợ để doanh nghiệp tư nhân trở thành chủ đạo, trưởng thành và đua tranh với thế giới”, ông Thiên nói.
Hiện nay, nhiều bộ luật mới đang được sửa đổi để tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Từ góc độ này, ông Thiên khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách chứ không phải là cơ chế “xin-cho”. Sự đổi mới cũng cần thay đổi triệt để, chứ không dừng lại ở việc “cải tiến”.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM, nói vấn đề là doanh nghiệp cần cảm nhận được sự hỗ trợ thực tế và rõ ràng của các cấp chính quyền, chứ không phải dừng lại trên giấy tờ. Theo bà Chi, thời gian qua dù có yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính nhưng các dự thảo của bộ, ngành vẫn còn xuất hiện các quy định làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Nhiều hiệp hội ngành nghề đã kiến nghị tháo gỡ nhưng một số đề xuất vẫn chưa được giải quyết.
Còn ông Lê Trí Thông, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TPHCM, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), nhấn mạnh về câu chuyện phải mở rộng con đường cho doanh nghiệp, từ quốc lộ thành cao tốc thì doanh nghiệp tư nhân mới có thể bứt phá. Đổi lại, doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao trình độ để có thể đi nhanh hơn.
Để thay đổi đột phá, theo ông Ngân, cần mạnh dạn giao cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện các dự án lớn, cũng như kích cầu đầu tư và hỗ trợ ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý là nếu không có giải pháp đồng bộ thì rất dễ rơi vào bất ổn vĩ mô, điều mà Việt Nam từng gặp trong giai đoạn 2001-2008.
Theo ông Lực, vấn đề hiện nay là cần sớm hoàn thiện các khung pháp lý, đặc biệt là các khung thử nghiệm (sandbox) cho những mô hình kinh doanh mới. Xây dựng đội ngũ thực thi công vụ với thái độ và kỹ năng tinh nhuệ hơn cũng là một bài toán đặt ra.
Mặt khác, việc xây dựng các chính sách cần hướng đến việc quan tâm 3 quyền của doanh nghiệp. Thứ nhất là quyền sở hữu tài sản, tự do kinh doanh trong các lĩnh vực pháp luật không cấm, quyền bình đẳng kinh doanh, tiếp cận các chương trình lớn dự án lớn trọng điểm quốc gia.
Còn với chính sách hỗ trợ, ông Lực khuyến nghị cần thay đổi tư duy hỗ trợ, chẳng hạn cần phải phân nhóm doanh nghiệp để quản lý chứ không hỗ trợ theo kiểu cào bằng. “Chiến lược phát triển kinh tế tư nhân nên hỗ trợ doanh nghiệp theo mức độ đóng góp thực tế cho nền kinh tế và ngân sách. Vấn đề này đã được Ngân hàng thế giới đúc kết ở nhiều quốc gia vượt bẫy thu nhập trung bình”, ông Lực khuyến nghị.
Hà Nội- Hyphen Deux tham gia sáng kiến phát triển khởi nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn của NIC, tìm cơ hội hợp tác và phát triển thị trường thiết kế vi mạch, ngày 14/3.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 dự kiến tổ chức vào ngày 10/04 tới, CTCP Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG) mang đến kế hoạch kinh doanh khá thận trọng khi mục tiêu lợi nhuận đi lùi so với năm 2024.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó Chủ tịch HĐQT. Đồng thời, ông Tú cũng từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT tại Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS).
Trong đợt chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu này, Japan South East Asia Finance Fund III L.P. chuyển đổi 68 trái phiếu, Daiwa-Ssiam Vietnam Growth Fund III L.P. chuyển đổi 46 trái phiếu, Vietnam Growth Investment Fund...
Mới đây, ông Đỗ Anh Tú - Phó Chủ tịch HĐQT TPBank đã có đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT tại TPBank (TPB) và Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS).
(ĐTCK) Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Hải Dương (DHD - UPCoM) đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 840 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước; tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 7%, xuống còn 38 tỷ đồng.
(ĐTCK) Sau 2 năm thua lỗ, năm 2024, CTCP Địa ốc Sacom (SAMLAND) đã có lãi hơn 1,4 tỷ đồng, tuy nhiên, 2 dự án trọng điểm của Công ty vẫn chưa được triển khai do vướng mắc pháp lý chưa được giải quyết.
(ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa ra thông báo về việc tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với hai cổ phiếu là TPC của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng và cổ phiếu FDC của CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM.
CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom, UPCoM: FOX) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận kỷ lục. Công ty dự chi gần 2,500 tỷ cho cổ tức 2024, đồng thời phát hành cổ phiếu thưởng nâng vốn lên gần 7,400 tỷ đồng.
(ĐTCK) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank, mã SGB - UPCoM) vừa công bố thông tin 10 cổ đông tổ chức sở hữu trên 1% vốn điều lệ của Ngân hàng.
(ĐTCK) Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã TPB - sàn HOSE) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.