Doanh nghiệp cần nhiều hơn một nghị quyết về kinh tế tư nhân
06:00 17/03/2025
Kinh tế Sài Gòn Online
Đất nước khó vươn mình trở thành quốc gia phát triển và có thu nhập cao, nếu không có được lực lượng doanh nghiệp hùng mạnh và các tập đoàn tư nhân lớn. Muốn vậy, không chỉ là hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường cho doanh nghiệp phát triển, mà còn phải bảo vệ doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh hội nhập.
Gần 40 năm từ khi đổi mới kinh tế năm 1986 đến nay, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam không ngừng được nâng cao. Từ chỗ không được công nhận, tới được công nhận nhưng chưa được coi trọng, khu vực kinh tế tư nhân giờ đây đã được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Kinh tế tư nhân - động lực quan trọng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: Lê Vũ
Mới đây, tại buổi việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương vào chiều 7-3, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh cần đổi mới tư duy về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu sớm ban hành một Nghị quyết mới, đột phá về kinh tế tư nhân.
Còn tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân ngày 15-3, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp tục khẳng định việc "tháo chốt, khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra, giống như gạch đá lâu nay đang cản trở, sẽ được nhấc ra để dòng chảy ào ào".
Theo đó, trong bối cảnh đất nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, khu vực này cần được đánh giá, nhìn nhận đúng đắn, khách quan về vị trí, vai trò. Việc này nhằm phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Đón nhận thông tin trên, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái, đánh giá những chính sách cho kinh tế tư nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp tư nhân đang gặp nhiều khó khăn, do những thay đổi quá nhanh trên toàn cầu.
Chẳng hạn, Liên minh châu Âu (EU) liên tục ban hành những chính sách mới liên quan đến chuyển đổi xanh trong thời gian ngắn. Điều này không chỉ tác động rất lớn đến thị trường toàn cầu mà còn buộc doanh nghiệp phải thực hiện yếu tố bền vững và môi trường (ESG).
“Bối cảnh thế giới biến động nhanh chóng khiến doanh nghiệp Việt Nam chịu áp lực lớn, buộc phải thích ứng liên tục, chậm một ngày là mất cơ hội. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động, phải trăn trở suy nghĩ, tìm cách để thích nghi và đặt ra câu hỏi phải làm gì trong 5 năm tới?”, ông Đoàn nói.
Cũng theo Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, sự phát triển của khu vực tư nhân không chỉ tác động đến tăng trưởng GDP mà còn quyết định tính bền vững của tiêu dùng trong nước. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân phát triển không chỉ thúc đẩy tiêu dùng, mà còn tạo ra dòng vốn tái đầu tư vào nền kinh tế, từ đó hình thành một chu kỳ tăng trưởng lành mạnh và bền vững.
Đồng quan điểm, GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết hiện khu vực kinh tế tư nhân mới được nhìn nhận như “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế”. Do đó, việc có những hành động cụ thể, để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ có ý nghĩa lớn.
Điều này thể hiện qua việc Chính phủ sẵn sàng đặt hàng, giao một số việc lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân, thay vì các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây. Bên cạnh đó, các thông điệp về việc giảm thủ tục hành chính cũng rõ ràng với mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục rườm rà, thay vì chỉ định hướng giảm chung chung.
Với bối cảnh mới, ông Cường kỳ vọng doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực, theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 10-NQ/TW. Hơn nữa, doanh nghiệp trong nước phải trở thành trụ cột.
Nâng cao năng lực của kinh tế tư nhân ra sao?
Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho rằng các chính sách thuộc đề án cần được phân loại, làm rõ hơn từng vấn đề như đất đai, tiền tệ - ngân hàng, tài chính - tài khóa, công nghệ, liên kết. Đồng thời, có chính sách với từng nhóm doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Người dân mua sắm tại một siêu thị thuộc hệ thống Winmart , do một tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam quản lý, điều hành. Ảnh: DNCC
Góp ý, ông Hoàng Văn Cường cho biết không thể để doanh nghiệp tự bươn chải, mà Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ. Chẳng hạn, với dự đường sắt tốc độ cao, có thể đặt hàng doanh nghiệp trong nước mua công nghệ nước ngoài, sản xuất đường ray tiêu chuẩn và các công nghệ khác.
“Đây sẽ là các doanh nghiệp rường cột, mạnh về những công trình liên quan tới giao thông, đường ray, đường sắt, tàu máy, toa xe, xây dựng cầu cảng, khoan núi/hầm. Điều này đảm bảo hiệu quả đầu tư cao, thời gian rút ngắn, toàn bộ vốn đầu tư công sẽ quay vòng trong nước tạo tăng trưởng, không rơi ra nước ngoài”, ông Cường nói.
Đồng quan điểm, ông Phạm Đình Đoàn mong muốn Nhà nước có cơ chế đặt hàng rõ ràng cho các tập đoàn tư nhân, giúp tháo gỡ khó khăn, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển giao công nghệ và hướng tới phát triển bền vững, cạnh tranh được với những doanh nghiệp lớn.
Ngược lại, mỗi doanh nghiệp tư nhân cũng phải nhìn nhận lại mình và thay đổi tư duy tiếp cận thị trường. Điều quan trọng nhất với doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, là nâng cao năng lực quản trị và xây dựng mô hình kinh doanh bền vững. Ngoài ra, cần tiên phong ứng dụng và làm chủ khoa học - công nghệ, làm tốt công tác an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ông Đoàn nói.
Cũng theo vị đại diện Phú Thái, sự chủ động trong việc giao lưu, mở rộng đa dạng hình thức hợp tác giữa trong và ngoài nước là cách để doanh nghiệp lớn mạnh chính bản thân mình.
Bổ sung, ông Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường đại học FPT, cho rằng công nghệ cũng sẽ là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn.
Với dự báo cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trong tương lai không chỉ đến từ dệt may và da giày, mà còn từ những ngành công nghệ cao như xuất khẩu phần mềm, FPT đã đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030.
Để đạt được bước nhảy vọt này, ông Tiến cho biết doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data). Theo đó, một lợi thế lớn với Việt Nam là thế hệ trẻ đang nắm bắt xu hướng này rất nhanh, trong khi các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số và lo ngại về những công nghệ mới.
“Nếu chỉ dựa vào nguồn nhân lực, FPT cần đến 100.000 nhân viên để đạt mục tiêu xuất khẩu 5 tỉ đô la Mỹ. Nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ, năng suất có thể tăng lên gấp nhiều lần, và trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra điều này”, ông Tiến nhấn mạnh.
CTCP Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) có kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào ngày 20/03, dự kiến xem xét thông qua kế hoạch kinh doanh cao với lãi sau thuế gần 138 tỷ đồng, phương án phát hành...
CTCP Gang thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS) báo lỗ ròng gần 8.4 tỷ đồng năm 2024 sau kiểm toán. Kiểm toán viên tiếp tục đưa ý kiến ngoại trừ liên quan đến dự án TISCO 2 - dự án ngàn tỷ đình trệ suốt hơn...
(ĐTCK) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã BID - sàn HOSE) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, đại hội dự kiến tổ chức ngày 27/4.
(ĐTCK) Xuất khẩu cá tra vào Mỹ sôi động hơn khi đối tác gia tăng tích trữ, nhưng CTCP Vĩnh Hoàn (mã VHC) vẫn đang chịu áp lực từ lượng hàng tồn kho lớn với giá cao.
Tập đoàn này đã khởi công át chủ bài nhà máy xút Nghi Sơn từ tháng 2, dự kiến xin chủ trương đầu tư dự án bất động sản trong tháng 4 và vẫn theo đuổi siêu dự án alumin Đăk Nông.
Phương án chống đỡ giá cổ phiếu sẽ tiêu tốn cả ngàn tỷ đồng của ông trùm tôn mạ nếu nó thực sự được triển khai. Nhưng quá khứ cho thấy đây có thể là “đòn gió”. Trong khi vào lúc này, triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp vẫn bấp bênh.
Công ty Cổ phần Lilama 5 (UPCoM: LO5) với lĩnh vực kinh doanh chính là chế tạo và lắp đặt thiết bị cơ khí đang đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn khi lỗ lũy kế vượt 192 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 117 tỷ đồng, cổ phiếu bị hạn chế giao dịch.
CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Thiên Nam Group, UPCoM: TNA) bị phạt và truy thu thuế gần 17 tỷ đồng, theo thông báo ngày 14/03 của Doanh nghiệp.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.