'Chiến trường' mới trong cuộc đối đầu kinh tế Mỹ-Trung: Siêu cường châu Á quyết triển khai 1.000 dự án để chiếm lĩnh 'kho báu' không tưởng
00:34 14/03/2025
Zambia là một trong những nước sản xuất đồng lớn nhất châu Phi và Mỹ-Trung đều muốn đảm bảo nguồn cung khoáng sản quan trọng này.
Ukulolo Chanda vẫn nhớ những ngày huy hoàng của tuyến đường sắt ở châu Phi. Gần 40 năm trước, ngay sau khi tốt nghiệp cấp ba ở Zambia, bà bắt đầu làm nhân viên tổng đài cho tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng. Khi đó, bà tin rằng tuyến đường này sẽ giúp Zambia – đất nước vừa giành độc lập – phát triển thịnh vượng.
"Đây là phương tiện di chuyển đáng tin cậy nhất, ai cũng sử dụng nó", Chanda, nay 55 tuổi, nhớ lại. Hiện bà là Trưởng ga tại Kapiri Mposhi, nơi tuyến đường sắt Tazara kết nối Zambia – quốc gia giàu tài nguyên đồng nhưng không giáp biển – với Tanzania, nằm trên bờ biển phía Đông châu Phi.
Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ, hệ thống đường ray và toa tàu đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ hoạt động cầm chừng. “Trước đây, tôi làm việc cùng các đồng nghiệp Trung Quốc, mọi thứ vận hành trơn tru, lương cũng được trả đúng hạn. Tôi mong họ quay lại”, Chanda chia sẻ.
Không chỉ riêng bà Chanda mong muốn điều đó. Hiện Zambia và Tanzania đang đàm phán với một nhóm doanh nghiệp do Tổng công ty Xây dựng công trình (CCECC) dẫn đầu. Hai nước kỳ vọng ký kết hợp đồng trị giá 1 tỷ USD để nâng cấp và vận hành lại tuyến đường sắt quan trọng này, qua đó khôi phục tuyến xuất khẩu chiến lược hướng đến Trung Quốc.
Ukulolo Chanda, Trưởng ga tại Kapiri Mposhi
Trung Quốc điều chỉnh chiến lược đầu tư tại châu Phi
Tuyến đường sắt Tazara là một ví dụ điển hình cho cách tiếp cận mới, gọn nhẹ hơn của Trung Quốc trong việc hỗ trợ phát triển quốc tế. Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Mỹ cắt giảm ngân sách USAID, còn Anh cũng thu hẹp chương trình viện trợ, khiến mô hình hỗ trợ của phương Tây bị đặt dấu hỏi.
Trung Quốc từ lâu đã đi theo hướng khác, tập trung vào tài trợ các dự án hạ tầng quy mô lớn thay vì viện trợ nhân đạo. Nhiều lãnh đạo châu Phi xem đây là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế và giảm nghèo.
Tuyến đường sắt Tazara cũng phản ánh sự thay đổi trong chính sách tài chính của Bắc Kinh. Sau khi một số quốc gia vay tiền từ sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), bao gồm Zambia, gặp khó khăn trong việc trả nợ, Trung Quốc dần chuyển sang đầu tư vốn cổ phần vào các dự án thay vì cho vay dựa vào bảo lãnh của Chính phủ.
Không chỉ có Trung Quốc, Mỹ cũng đang thúc đẩy một dự án đối thủ nhằm nâng cấp Hành lang Lobito – tuyến đường sắt có từ thời thuộc địa – để vận chuyển tài nguyên Zambia theo hướng Tây qua Angola.
Dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, Washington cam kết khoản vay 553 triệu USD cho dự án này thông qua Tập đoàn Tài chính Phát triển quốc tế Mỹ (DFC). Ngoài ra, Mỹ còn thu hút các nhà đầu tư tư nhân như Trafigura và Mota-Engil tham gia. Dù chính quyền mới có thể điều chỉnh chính sách viện trợ, DFC vẫn tiếp tục hỗ trợ dự án Lobito.
Ảnh hưởng của Trung Quốc được thể hiện rõ ở tỉnh Copperbelt, Zambia
Di sản tuyến đường sắt Tazara và tham vọng mới của Trung Quốc
Tuyến đường sắt Tazara được xây dựng vào năm 1970 để giúp Zambia xuất khẩu đồng. Dưới thời ông Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã hỗ trợ tuyến đường này bằng khoản vay không lãi suất trị giá 1 tỷ nhân dân tệ. Hàng nghìn lao động Trung Quốc cùng người dân địa phương tham gia xây dựng. Ở thời kỳ hoàng kim, tuyến đường sắt này vận chuyển hơn 1 triệu tấn hàng hóa và hành khách mỗi năm.
"Tazara đến nay vẫn là dự án viện trợ lớn nhất của Trung Quốc tại châu Phi. Nó vẫn là biểu tượng của tình hữu nghị”, Tim Zajontz, giảng viên Đại học Freiburg nhận định.
Trung Quốc đã mở rộng chiến lược hỗ trợ với sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), chuyển từ viện trợ không hoàn lại sang các khoản vay có lãi suất, giải ngân khoảng 1.000 tỷ USD từ năm 2013. Tuy nhiên, sau khi mức cho vay đạt đỉnh vào năm 2016, Bắc Kinh bắt đầu tập trung vào việc nắm cổ phần trong các dự án mà họ trực tiếp vận hành.
Ví dụ, Tổng Công ty Xây dựng Cảng Trung Quốc (CHEC) nắm cổ phần tại Cảng Lekki ở Nigeria, còn Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) nhận quyền khai thác cao tốc Nairobi ở Kenya trong 30 năm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này sẽ thực hiện 1.000 dự án quy mô nhỏ nhưng thiết thực tại châu Phi nhằm cải thiện đời sống người dân. Ông đưa ra tuyên bố này tại Diễn đàn Hợp tác Trung-Phi (FOCAC) ở Bắc Kinh vào tháng 9, khi Trung Quốc ký thỏa thuận với Zambia và Tanzania để nâng cấp tuyến đường sắt Tazara.
Châu Phi trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc
Châu Phi sở hữu nhiều khoáng sản thiết yếu cho nền kinh tế thế giới, đặc biệt là đồng, coban, lithium và các kim loại đất hiếm – những nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghệ cao và quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Zambia là một trong những nước sản xuất đồng lớn nhất châu Phi và Mỹ-Trung đều muốn đảm bảo nguồn cung khoáng sản quan trọng này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này sẽ thực hiện 1.000 dự án quy mô nhỏ nhưng thiết thực tại châu Phi nhằm cải thiện đời sống người dân. Ảnh minh họa
Tại vùng Copperbelt của Zambia – trung tâm khai khoáng quan trọng của đất nước – dấu ấn của Trung Quốc ngày càng rõ rệt. Các công ty Trung Quốc đang mở rộng đường cao tốc, sau khi đã xây dựng đập thủy điện và một sân vận động lớn. Biển hiệu tiếng Trung xuất hiện khắp nơi, từ cửa hàng, gara sửa xe, khách sạn đến các cửa hàng thiết bị công nghiệp.
Trong khi đó, Mỹ dường như cũng đang điều chỉnh chiến lược viện trợ để cạnh tranh với Trung Quốc. DFC vẫn hỗ trợ dự án đường sắt Lobito, nhưng chính quyền mới có thể yêu cầu cơ quan này tập trung vào các nền kinh tế lớn hơn và có cách tiếp cận cứng rắn hơn với những quốc gia hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.
Bộ trưởng Mỏ Zambia, Paul Kabuswe, tỏ ra không quá lo lắng trước cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Ông nhấn mạnh rằng Zambia đặt mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn đồng mỗi năm, hướng tới vị trí nhà sản xuất số một châu Phi, vượt qua Cộng hòa Dân chủ Congo.
"Những biến động địa chính trị có thể gây ra một số cú sốc, nhưng điều đó không làm chúng tôi chùn bước. Chúng tôi vẫn kiên định với con đường đã chọn", ông khẳng định.
Theo ABC International, trong trang phục "bất thường", sự xuất hiện của ông Putin tại địa điểm này chính là "tuyên bố chiến thắng" giữa lúc Mỹ-Ukraine vừa đưa ra đề xuất ngừng bắn.
Tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc đặt mục tiêu tích hợp AI toàn diện vào năm 2025, mong muốn định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu bất chấp những thách thức địa chính trị.
(ĐTCK) Thuế quan 25% đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ dự kiến sẽ gây áp lực tăng giá đối với khoảng 150 tỷ USD hàng nhập khẩu, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô và các công ty khác của Mỹ.
Nhiều nhà đầu tư siêu giàu đã tích lũy sẵn tiền mặt để mua gom cổ phiếu và tài sản khi thị trường rối loạn. Họ chỉ còn chờ Warren Buffett bắt đầu gom cổ phiếu để ngay lập tức xuống tiền.
(KTSG Online) - Đợt tăng giá chưa từng có của cà phê và ca cao trên thị trường tương lai đang khiến các thương nhân thiếu tiền mặt trầm trọng. Nhiều người
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.