• CIM 11.21 0.02(0.16%)
  • BTC 84427.67 649.34(0.76%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.21 0.02(0.16%)
  • BTC 84427.67 649.34(0.76%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

Yếu tố khiến động đất ở Myanmar gây thương vong lớn

05:00 30/03/2025

Thiệt hại nghiêm trọng do động đất ở Myanmar và Thái Lan cho thấy vấn đề tiêu chuẩn xây dựng để chống chọi rung chấn chưa được quan tâm đúng mức.

Trận động đất 7,7 độ ngày 28/3 đã phá hủy nhiều con đường, gây hư hại các công trình tôn giáo có niên đại hàng thế kỷ và làm sập các tòa nhà cao tầng ở Myanmar và Thái Lan, khiến ít nhất 1.654 người thiệt mạng ở hai quốc gia.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ngày 28/3 công bố đánh giá sơ bộ về trận động đất, ước tính có 35% khả năng số người thiệt mạng là 10.000-100.000 và 36% là từ 100.000 trở lên. Giới chuyên gia cho hay thương vong trong trận động đất sẽ rất lớn do tâm chấn nằm ở gần Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, nơi có mật độ dân số đông và nhiều công trình dễ bị phá hủy.

USGS cho hay khoảng 3,7 triệu người Myanmar sống ở những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và thêm 2,9 triệu người sống ở nơi bị rung lắc nghiêm trọng.

"Mandalay có một số công trình có khả năng chống chịu động đất, nhưng phần lớn người dân tại đây sống trong những ngôi nhà rất dễ bị hư hại vì rung chấn", USGS cho hay.

Yếu tố khiến động đất ở Myanmar gây thương vong lớn

Tòa nhà biến thành đống đổ nát ở Mandalay, Myanmar ngày 28/3. Ảnh: AFP

Các chuyên gia địa chất cho hay trận động đất bắt nguồn từ đường đứt gãy Sagaing kéo dài từ bắc xuống nam Myanmar, gây ra các chuyển động ngang trên mặt đất. Đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất ở Myanmar, với 6 trận động đất mạnh 7 độ trở lên được ghi nhận trong giai đoạn 1930-1956.

"Trận động đất làm dịch chuyển vết đứt gãy, giống như nhát dao cứa sâu vào Trái Đất", nhà địa chấn học James Jackson thuộc Đại học Cambridge ở Anh nói.

Năng lượng giải phóng từ trận động đất ở Myanmar tương đương với năng lượng của hàng trăm vụ nổ vũ khí hạt nhân, theo chuyên gia.

"Chúng ta không thể dự báo động đất. Tuy nhiên, trận động đất này sớm hay muộn sẽ xảy ra, vì nó xảy ra trên một phần của đường đứt gãy đã không hoạt động trong một thời gian khá dài, hay được gọi là khe hở địa chấn", Bill McGuire, giáo sư danh dự về các mối nguy hiểm địa vật lý và khí hậu tại Đại học College London ở Anh, nói.

Tiến sĩ Roger Musson, nghiên cứu viên danh dự tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh, cho biết trận động đất mạnh tương tự gần đây nhất xảy ra trong khu vực là vào năm 1956, khiến 38 người thiệt mạng.

Yếu tố khiến động đất ở Myanmar gây thương vong lớn

Động đất gần Mandalay xảy ra trên đứt gãy Sagaing giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu. Đồ họa: BBC

"Trận động đất mạnh 7,1 độ đó đã xảy ra quá lâu và gần như bị lãng quên", ông nói. "Điều này đồng nghĩa các tòa nhà dọc đường đứt gãy Sagaing không còn được thiết kế để chống lại địa chấn và do đó dễ bị hư hại hơn trước một trận động đất như thế này, dẫn đến thiệt hại và thương vong lớn hơn".

Nhiều chuyên gia đồng tình với nhận định này. Họ cho rằng có nhiều yếu tố kết hợp để biến trận động đất tại Myanmar thành thảm họa, nhưng một trong số đó là người dân không áp dụng các biện pháp chống động đất khi xây dựng nhà cửa trên khắp khu vực.

"Trận động đất này xảy ra ở một khu vực hầu như không có tòa nhà nào chống chịu được động đất và không đảm bảo quy định xây dựng", Amilcar Carrera-Cevallos, nhà nghiên cứu về động đất tại Đại học Vicente Rocafuerte Secular ở Guayaquil, Ecuador, nói.

Bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc nội chiến kéo dài 4 năm, cơ sở hạ tầng của Myanmar đã không được chuẩn bị để đối phó với trận động đất mạnh như vậy, theo giới quan sát. Cơ sở hạ tầng xuống cấp, quy hoạch đô thị kém cũng khiến các khu vực đông dân nhất ở đất nước này dễ bị ảnh hưởng trước động đất và thảm họa khác.

"Nhiều yếu tố kết hợp ở đây, nhưng điểm mấu chốt là chúng ta đang nói về tiêu chuẩn xây dựng trong khu vực", Daniel Aldrich, giáo sư Đại học Northeastern kiêm giám đốc Chương trình Nghiên cứu Khả năng phục hồi thuộc Viện Khả năng Phục hồi Toàn cầu, nói.

Ngay cả ở Thái Lan, quốc gia phát triển hơn rất nhiều, trận động đất cũng gây hậu quả nặng nề. Hình ảnh tòa nhà Tổng Kiểm toán Nhà nước hơn 30 tầng đang thi công ở Bangkok sụp đổ dù nằm cách tâm chấn gần 1.000 km, đã khiến người dân Thái Lan bị sốc.

Yếu tố khiến động đất ở Myanmar gây thương vong lớn

Công trình 30 tầng đổ sập ở Bangkok

Tòa nhà cao tầng đang thi công đổ sập do rung chấn ở Bangkok. Video: Phoenix TV

Suriyachai Rawiwan, giám đốc Sở Cứu hỏa và Cứu nạn Bangkok, cho hay tòa nhà này bị sập do "cấu trúc không ổn định" trong quá trình thi công, cho thấy nhà thầu đã không chú trọng đúng mức đến khả năng chống chịu động đất của công trình ngay từ đầu.

Giáo sư Aldrich cho rằng vụ tòa nhà Tổng Kiểm toán Nhà nước bị sập cho thấy khác biệt trong cách đề phòng động đất ở Thái Lan và các nước thường xuyên hứng chịu thiên tai như Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, các tòa nhà cao tầng ngay từ khi xây dựng thường được thiết kế đặc biệt để có thể chống chịu rung lắc. Những công trình cũ hơn cũng có thể được cải tạo để trở nên kiên cố hơn trước động đất, không dễ đổ sập khi rung chấn xảy ra, đe dọa tính mạng những người bên trong.

"Ở Nhật, một trận động đất có cường độ như thế này chưa bao giờ khiến một tòa nhà đang xây bị sập. Người Nhật đối mặt với động đất thường xuyên tới mức họ buộc phải hành động", giáo sư này nói.

Yếu tố khiến động đất ở Myanmar gây thương vong lớn

Cảnh hoảng loạn khi các tòa nhà bị sập ở Myanmar

Người dân ở Mandalay tháo chạy ra đường khi động đất xảy ra. Video: X/AZ Intel

Giáo sư Aldrich dẫn một báo cáo gần đây của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Liên Hợp Quốc (UNDRR) cho thấy Myanmar phải hứng chịu nhiều loại thảm họa như động đất, hỏa hoạn, hạn hán, lũ lụt, lở đất, lốc xoáy và cả sóng thần. Báo cáo nhấn mạnh Myanmar thiếu hệ thống cảnh báo sớm đáng tin cậy và "có ít kinh nghiệm về ứng phó động đất lớn so với các thảm họa khác như lũ lụt, lốc xoáy và hỏa hoạn".

"Nhà ở điển hình tại khu vực thành thị và nông thôn ở Myanmar chủ yếu được xây bằng gạch, bê tông, thép và gỗ, không áp dụng các loại vật liệu chống động đất chuyên biệt. Các tòa nhà cao tới 10 tầng được xây chủ yếu bằng bê tông và gạch, nhưng thiết kế của chúng không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống động đất", báo cáo của UNDRR có đoạn.

"Một phần vấn đề là ngân sách hạn chế, khiến các nhà hoạch định ở Myanmar khó có khả năng ưu tiên ứng phó động đất", Aldrich nói.

Ilan Kelman, giáo sư về thảm họa và sức khỏe tại Đại học College London, cho hay động đất dù có cường độ lớn đến đâu cũng thường không trực tiếp gây chết người, mà thương vong chủ yếu xảy ra khi các công trình sụp đổ.

"Thảm họa đã phơi bày những gì Myanmar và Thái Lan chưa thực hiện một cách đầy đủ để ứng phó nguy cơ động đất, những điều lẽ ra đã có thể cứu sống nhiều người khi rung chấn xảy ra", Kelman nói.

Thùy Lâm (Theo Northeastern Global News, Scientific American, Guardian)

Tình thế khiến ông Trump phải rút đề cử đại sứ Mỹ tại LHQ
Tình thế khiến ông Trump phải rút đề cử đại sứ Mỹ tại LHQ
3 tuần trước
Với thế đa số sít sao chưa từng có tại Hạ viện, ông Trump buộc phải rút đề cử đại sứ Mỹ tại LHQ nhằm giữ lợi thế của đảng Cộng hòa.
Thách thức chồng chất với nỗ lực cứu nạn sau động đất ở Myanmar
Thách thức chồng chất với nỗ lực cứu nạn sau động đất ở Myanmar
3 tuần trước
Biến động chính trị, dư chấn và cơ sở hạ tầng bị phá hủy là những thách thức đang cản trở nỗ lực tìm kiếm cứu nạn sau động đất ở Myanamar.
Trở ngại với ý tưởng đưa lực lượng châu Âu đến Ukraine
Trở ngại với ý tưởng đưa lực lượng châu Âu đến Ukraine
3 tuần trước
Pháp và Anh gần đây nỗ lực thúc đẩy các đồng minh ủng hộ ý tưởng triển khai lực lượng đảm bảo hòa bình ở Ukraine, nhưng nhận được rất ít hưởng ứng.
Sắc lệnh của ông Trump có thể ngăn hàng triệu người Mỹ bầu cử
3 tuần trước
Việc ông Trump yêu cầu cử tri chứng minh quốc tịch được cho là sẽ khiến nhiều người Mỹ ngừng đi bầu vì họ không có giấy tờ xác nhận thông tin này.
Khúc côn cầu trên băng được kỳ vọng hâm nóng quan hệ Nga - Mỹ
Khúc côn cầu trên băng được kỳ vọng hâm nóng quan hệ Nga - Mỹ
3 tuần trước
Khúc côn cầu trên băng có thể trở thành cầu nối mới cho quan hệ Nga - Mỹ, khi ông Putin đề xuất tổ chức trận đấu giao hữu giữa hai nước.
Nỗi tuyệt vọng khiến người Gaza xuống đường phản đối Hamas
Nỗi tuyệt vọng khiến người Gaza xuống đường phản đối Hamas
3 tuần trước
Chịu đựng đau khổ quá lâu mà không có lối thoát rõ ràng cho cuộc chiến với Israel, một số người dân Gaza đang mất kiên nhẫn với Hamas.
Vụ lộ nhóm chat tác chiến khoét sâu rạn nứt Mỹ - châu Âu
Vụ lộ nhóm chat tác chiến khoét sâu rạn nứt Mỹ - châu Âu
3 tuần trước
Những bình luận cho rằng châu Âu "ăn bám" và cần Mỹ giải cứu trong nhóm chat của Nhà Trắng khiến quan hệ hai bờ Đại Tây Dương thêm căng thẳng.
Đồng minh tiến thoái lưỡng nan trước đòn thuế từ ông Trump
Đồng minh tiến thoái lưỡng nan trước đòn thuế từ ông Trump
4 tuần trước
Các đồng minh của Mỹ đang phân vân giữa phản công hay "đầu hàng" trước đòn thuế từ Tổng thống Trump, bởi mỗi quyết định đều tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thỏa thuận Biển Đen mới có thể trao thêm lợi ích cho Nga
Thỏa thuận Biển Đen mới có thể trao thêm lợi ích cho Nga
4 tuần trước
Lệnh ngừng bắn hạn chế giữa Ukraine và Nga trên Biển Đen sẽ đi kèm đề xuất giúp Moskva thúc đẩy xuất khẩu nông sản và mở khóa cho ngân hàng nước này.
Nỗ lực mời gọi Greenland của ông Trump phản tác dụng
Nỗ lực mời gọi Greenland của ông Trump phản tác dụng
4 tuần trước
Việc Tổng thống Trump tỏ ra sốt sắng quá mức về ý tưởng sáp nhập Greenland đang đẩy người dân hòn đảo ngày càng rời xa Mỹ.
Thế khó của tình báo Mỹ khi đánh giá về mối đe dọa từ Nga
Thế khó của tình báo Mỹ khi đánh giá về mối đe dọa từ Nga
4 tuần trước
Cộng đồng tình báo Mỹ lâu nay xem Nga là đối thủ muốn làm suy yếu phương Tây, nhưng lập trường của chính quyền Tổng thống Trump có vẻ không như vậy.
Cú sốc khi Nhà Trắng để lộ nhóm chat bàn kế hoạch tác chiến
Cú sốc khi Nhà Trắng để lộ nhóm chat bàn kế hoạch tác chiến
4 tuần trước
Việc Nhà Trắng vô tình mời một nhà báo vào nhóm chat bàn kế hoạch không kích Houthi đang gây sốc trong chính quyền, đặt ra câu hỏi về tính chuyên nghiệp của họ.
Chủ Nhật, 20/04/2025
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
1 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
4 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
4 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
5 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
6 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
7 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
7 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình ThuậnCách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình Thuận
9 giờ trước
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầuNhững yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu
10 giờ trước
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Lịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, NovalandLịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, Novaland
10 giờ trước
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Dư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâuDư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâu
17 giờ trước
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗCập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗ
17 giờ trước
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.