VARS đưa ra cảnh báo về 'đòn thuế' của Mỹ: Phân khúc nào sẽ 'chịu trận'?
15:06 13/04/2025
Theo nhận định của VARS, thuế đối ứng sẽ khiến hàng loạt phân khúc bất động sản bị ảnh hưởng, nhưng các nhà đầu tư vẫn cần bình tĩnh trước tình hình mới.
Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng áp dụng với 180 quốc gia - trong đó, Việt Nam nằm trong nhóm chịu mức thuế cao nhất: 46%. Tuy nhiên, trong một động thái được đánh giá là mang tính xây dựng, Mỹ đã đồng ý tạm hoãn áp dụng chính sách trong 90 ngày, đồng thời chấp thuận mức thuế 10% tạm thời để hai bên tiếp tục đàm phán.
Diễn biến này ngay lập tức khiến thị trường tài chính, xuất nhập khẩu và đặc biệt là bất động sản gắn với chuỗi cung ứng quốc tế trở nên nhạy cảm.
Trong báo cáo vừa phát hành mới đây, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã đưa ra nhận định thẳng thắn rằng "tác động của chính sách thuế đối ứng sẽ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại mà còn lan rộng tới nhiều phân khúc bất động sản".
BĐS Công nghiệp: Từ "ngôi sao hy vọng" đến điểm nóng lo ngại
Bất động sản công nghiệp từng được coi là điểm sáng trong bức tranh tổng thể của thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang đối diện với thử thách mới.
Theo cảnh báo từ VARS, sự chuyển dịch đầu tư "né thuế" về Việt Nam thời gian qua có thể chững lại, khi các tập đoàn xuyên quốc gia bắt đầu đánh giá lại lợi ích dài hạn trong bối cảnh rủi ro thuế tăng cao.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ là phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ sau chính sách thuế từ Mỹ. Ảnh: Internet
Thay vì tiếp tục mở rộng, nhiều nhà đầu tư có thể chọn giải pháp "án binh bất động", thậm chí thu hẹp quy mô để chờ tình hình rõ ràng hơn. Các kế hoạch triển khai mới - từ khu công nghiệp đến nhà xưởng phụ trợ - sẽ đối mặt nguy cơ bị đình hoãn. Đáng lưu ý, những khu công nghiệp đã hoạt động và đang ở giai đoạn mở rộng cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng nếu nhu cầu thuê sụt giảm.
Hiệu ứng domino từ đó sẽ lan sang bất động sản đô thị phụ trợ: nhà ở cho công nhân, chuyên gia, trung tâm dịch vụ quanh KCN… Khi lực lượng lao động bị cắt giảm do các nhà máy giảm quy mô, cầu tiêu dùng và nhu cầu nhà ở khu vực này cũng sẽ giảm sút tương ứng.
Thị trường văn phòng, nhà ở cho chuyên gia: Rủi ro hấp thụ rõ nét
Một phân khúc khác chịu áp lực không nhỏ chính là bất động sản văn phòng cho thuê, đặc biệt là văn phòng hạng A tại các đô thị lớn - nơi doanh nghiệp FDI là khách thuê chủ lực.
Nếu như dòng vốn ngoại chậm lại hoặc chuyển hướng, tỷ lệ lấp đầy sẽ giảm, ảnh hưởng tới dòng tiền vận hành và giá thuê.
Tương tự, nhà ở cao cấp cho chuyên gia nước ngoài, vốn là một tiểu phân khúc phục vụ FDI, cũng sẽ chịu lực ép điều chỉnh. Tỷ lệ hấp thụ có khả năng giảm, giá bán hoặc giá thuê sẽ buộc phải điều chỉnh để thu hút người thuê mới trong bối cảnh nguồn cầu sụt giảm.
Xuất khẩu và chuỗi cung ứng: Hệ lụy lan tỏa
Việc tăng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có thể khiến giá thành sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh của hàng Việt - đặc biệt trong các ngành lắp ráp, may mặc, điện tử… Đây là những ngành đóng góp lớn vào xuất khẩu, đồng thời sử dụng hàng triệu lao động.
Giảm đơn hàng đồng nghĩa giảm công suất nhà máy, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, giãn tiến độ sản xuất hoặc tạm dừng hoạt động - một thực tế có thể xảy ra nếu đàm phán thất bại. Khi đó, thị trường lao động và bất động sản dân cư gắn với khu công nghiệp sẽ cùng lúc bị "tổn thương".
Dù thách thức là có thật, nhưng VARS nhấn mạnh: Việt Nam không đơn độc trong "làn sóng thuế đối ứng" này. Đây là "bài toán chung của toàn cầu", không phải riêng Việt Nam và vì thế, không thể nhìn nhận theo hướng bi quan cục bộ.
"Làn sóng thuế đối ứng" là bài toán chung của toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam. Ảnh minh họa
Trong khi nhiều quốc gia còn chưa kịp phản ứng, Việt Nam đã chủ động thực hiện điện đàm cấp cao với Tổng thống Donald Trump, tái khẳng định thiện chí hợp tác và đề xuất cơ chế đối ứng đôi bên cùng có lợi: Về thuế 0% cho hàng hóa nhập khẩu từ cả hai phía.
Đồng thời, Chính phủ cũng kịp thời chỉ đạo các bộ ngành họp bàn đối sách, đảm bảo thông tin cập nhật công khai, minh bạch, tránh gây hoang mang cho người dân và doanh nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để thị trường giữ được trạng thái "bình tĩnh có kiểm soát".
Thách thức để tái cấu trúc: Cơ hội để thoát khỏi cái bóng "gia công"
Có một thực tế mà giới chuyên gia lâu nay vẫn cảnh báo: sản xuất công nghiệp tại Việt Nam vẫn chủ yếu là lắp ráp, gia công giá rẻ cho các tập đoàn ngoại, với mức độ nội địa hóa thấp. Công nghệ, chuỗi giá trị, lợi nhuận - phần lớn đều nằm ngoài biên giới.
Thuế đối ứng có thể là "liều thuốc đắng" buộc chúng ta phải tỉnh táo hơn. Đây là cơ hội để thanh lọc những dòng vốn FDI theo kiểu tận dụng lao động giá rẻ và chính sách ưu đãi thuế.
Thay vào đó, kêu gọi đầu tư chất lượng cao, tạo động lực phát triển doanh nghiệp nội - lấp vào những khoảng trống mà dòng vốn ngoại để lại, khi có sự rút lui chiến lược.
Tác động từ chính sách thuế của Mỹ được cho là phép thử quan trọng, nhưng cũng là cơ hội chiến lược để Việt Nam có thể:
- Cơ cấu lại mô hình phát triển bất động sản theo hướng bền vững;
- Thúc đẩy nội lực doanh nghiệp trong nước;
- Nâng cấp chuỗi sản xuất, giảm phụ thuộc vào gia công – lắp ráp.
Nếu biết tận dụng giai đoạn chuyển tiếp này, Việt Nam không chỉ vượt qua thách thức, mà còn tái định vị vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu với tư cách là một điểm đến sản xuất - công nghệ - logistics có chiều sâu, thay vì chỉ là "xưởng lắp ráp" cho thế giới.
Nếu đề xuất sáp nhập được thông qua, Việt Nam sẽ chứng kiến sự ra đời của một "siêu tỉnh công nghiệp" mới, là nơi hội tụ sân bay quốc tế, hệ thống logistics đa dạng, hơn 30 khu công nghiệp và hàng loạt tập đoàn FDI tên tuổi.
Không gian rộng lớn, được thiết kế đầy tinh tế và không kém phần sang trọng khiến nhiều người không khỏi trầm trồ về nơi ở của nam ca sĩ và gia đình mình.
Được phê duyệt năm 2019, dự án đường Ngô Mây nối dài ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2023, thế nhưng sau nhiều năm triển khai, dự án vẫn chưa ra hình hài, "nằm bất động”.
Có 159 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 2.054 tỷ đồng đang được ngành chức năng Thanh Hóa xem xét tạm dừng thực hiện trong quá trình sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị.
Giá thuê không thay đổi nhưng giá bán đã tăng rất nhanh trong 3 năm qua, điều này ảnh hưởng đến lợi suất cho thuê chung cư tại Hà Nội và TPHCM, giảm dần từ gần 5% vào quý 1/2023 xuống còn 3% vào quý 1/2025.
Sở hữu vị trí đắt giá ngay tâm điểm giải trí Sun Urban City Hà Nam, gần kề 3 đại công viên, đặc biệt là đối diện công viên Sun World sắp khai trương, Park Residence hứa hẹn hút dòng khách đến vui chơi, trải nghiệm.
Trong tháng 4/2025, Vinhomes sẽ khởi công 2 dự án lớn là: Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) với quy mô 3,5 tỷ USD; khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (TP.HCM) quy mô 9 tỷ USD.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.