5 năm nữa, TP giàu nhất Việt Nam sẽ có thêm 44 bến cảng, quy mô hơn 77.000 tỷ
14:06 13/04/2025
Đến năm 2030, TP. HCM sẽ có từ 41-44 bến cảng, tương ứng 89-94 cầu cảng với tổng chiều dài 16.588,2-18.588,2m (chưa bao gồm các bến khác).
Theo Báo Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ký Quyết định số 407/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP. HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển TP. HCM bao gồm các khu bến: Cát Lái - Phú Hữu, sông Sài Gòn, Hiệp Phước, Nhà Bè, Long Bình, khu bến trung chuyển quốc tế Cần Giờ, các bến cảng tiềm năng tại huyện Cần Giờ, cùng hệ thống bến phao, khu neo đậu chờ, tránh và trú bão.
Đến năm 2030, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển TP. HCM dự kiến đạt 228-253 triệu tấn, trong đó hàng container chiếm 11,41-12,8 triệu TEU (chưa bao gồm hàng trung chuyển quốc tế). Lượng hành khách qua cảng đạt khoảng 170.600-184.400 lượt.
Ảnh minh hoạ
Cũng trong giai đoạn này, TP. HCM sẽ có từ 41-44 bến cảng, tương ứng 89-94 cầu cảng với tổng chiều dài 16.588,2-18.588,2m (chưa bao gồm các bến khác).
Về tầm nhìn đến năm 2050, sản lượng hàng hóa thông qua dự kiến tăng trưởng bình quân 3,5-3,8%/năm; hành khách tăng 0,9-1%/năm.
>> Đề xuất giải thể huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7
Một trong những trọng điểm hạ tầng được nhấn mạnh là việc đầu tư khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, nhằm cùng với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải tạo thành trung tâm trung chuyển quốc tế quy mô lớn mang tầm khu vực châu Á và thế giới. Đồng thời, quy hoạch cũng xác định lộ trình di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn để phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị TP. HCM.
Cụ thể, trong giai đoạn đến năm 2030, khu bến trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ có từ 2-4 bến cảng (2-4 cầu cảng) với tổng chiều dài từ 1.016-2.016m.
Dự kiến tiếp nhận tàu trọng tải đến 250.000 tấn (tương đương 24.000TEU) hoặc lớn hơn nếu đủ điều kiện, đáp ứng sản lượng hàng hóa từ 22,8-57,6 triệu tấn (2,4-4,8 triệu TEU).
Tầm nhìn đến năm 2050, khu bến Cần Giờ sẽ được phát triển với quy mô khoảng 13 bến cảng, đáp ứng nhu cầu trung chuyển container quốc tế cũng như tăng trưởng hàng hóa.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển TP. HCM đến năm 2030 ước khoảng 77.452 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 2.952 tỷ đồng dành cho hạ tầng hàng hải công cộng và 74.500 tỷ đồng cho đầu tư các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.
Các dự án được ưu tiên triển khai bao gồm: đầu tư luồng tàu trọng tải lớn vào khu bến Cần Giờ; xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng phục vụ an toàn hàng hải như khu neo đậu, tránh, trú bão và hệ thống quản lý chuyên ngành; phát triển bến cảng khách quốc tế, bến du lịch và du thuyền gắn với các vùng động lực du lịch.
Để triển khai quy hoạch, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương khuyến khích xây dựng các bến cảng dùng chung trong khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng đất, mặt nước. Đặc biệt, các bến cảng mới tại khu trung chuyển quốc tế Cần Giờ cần cam kết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam không vượt quá 20-25% tổng lượng hàng hóa qua cảng.
Bên cạnh đó, cơ chế huy động đa dạng nguồn lực trong và ngoài nước sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bao gồm cả hình thức khai thác nguồn lực từ đất, mặt nước và thu từ cho thuê hạ tầng cảng đầu tư bằng vốn ngân sách.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống cảng biển TP. HCM đến năm 2030 ước đạt khoảng 77.452 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 2.952 tỷ đồng dành cho phát triển hạ tầng hàng hải công cộng và khoảng 74.500 tỷ đồng đầu tư vào các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.
Các dự án được ưu tiên triển khai bao gồm: đầu tư luồng cho tàu trọng tải đến 250.000 tấn ra vào bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đồng bộ với quy mô các bến cảng trong khu vực; xây dựng hệ thống hạ tầng công cộng phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải như khu neo đậu chờ, tránh, trú bão và các cơ sở vật chất phục vụ quản lý chuyên ngành; phát triển các bến cảng hành khách quốc tế, bến du lịch và bến du thuyền gắn với các khu vực động lực phát triển du lịch.
“
Theo Cục Thống kê TP. HCM, kinh tế thành phố năm 2024 tiếp tục duy trì đà phục hồi ổn định. TP.HCM dẫn đầu cả nước với GRDP năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,17%, tương đương 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.
Nếu đề xuất sáp nhập được thông qua, Việt Nam sẽ chứng kiến sự ra đời của một "siêu tỉnh công nghiệp" mới, là nơi hội tụ sân bay quốc tế, hệ thống logistics đa dạng, hơn 30 khu công nghiệp và hàng loạt tập đoàn FDI tên tuổi.
Không gian rộng lớn, được thiết kế đầy tinh tế và không kém phần sang trọng khiến nhiều người không khỏi trầm trồ về nơi ở của nam ca sĩ và gia đình mình.
Được phê duyệt năm 2019, dự án đường Ngô Mây nối dài ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2023, thế nhưng sau nhiều năm triển khai, dự án vẫn chưa ra hình hài, "nằm bất động”.
Có 159 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 2.054 tỷ đồng đang được ngành chức năng Thanh Hóa xem xét tạm dừng thực hiện trong quá trình sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị.
Giá thuê không thay đổi nhưng giá bán đã tăng rất nhanh trong 3 năm qua, điều này ảnh hưởng đến lợi suất cho thuê chung cư tại Hà Nội và TPHCM, giảm dần từ gần 5% vào quý 1/2023 xuống còn 3% vào quý 1/2025.
Sở hữu vị trí đắt giá ngay tâm điểm giải trí Sun Urban City Hà Nam, gần kề 3 đại công viên, đặc biệt là đối diện công viên Sun World sắp khai trương, Park Residence hứa hẹn hút dòng khách đến vui chơi, trải nghiệm.
Trong tháng 4/2025, Vinhomes sẽ khởi công 2 dự án lớn là: Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) với quy mô 3,5 tỷ USD; khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (TP.HCM) quy mô 9 tỷ USD.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.