Trung Quốc tích cực 'đẩy hàng' ra thế giới trước khi rào cản thuế quan mới của Mỹ có hiệu lực
19:50 14/04/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 đã tăng mạnh hơn dự kiến, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng ra nước ngoài để né tránh các mức thuế mới của Mỹ, trong khi nhập khẩu tiếp tục suy giảm do nhu cầu trong nước vẫn yếu.
Theo số liệu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 14/4, giá trị hàng hóa xuất khẩu bằng đồng USD đã tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước – vượt xa mức dự báo 4,4% trong khảo sát của Reuters và là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu giảm 4,3% trong tháng 3, nhiều hơn mức giảm 2% mà giới phân tích dự đoán trước đó. Trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu Trung Quốc chỉ tăng 2,3% so với cùng kỳ – mức tăng yếu nhất kể từ tháng 4/2024. Nhập khẩu cùng kỳ giảm mạnh 8,4%, đánh dấu cú trượt dốc sâu nhất kể từ giữa năm 2023.
Lo ngại chuỗi cung ứng đứt gãy và lạm phát leo thang tại Mỹ
Ông Zhiwei Zhang, Chủ tịch kiêm Kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, cảnh báo rằng xuất khẩu Trung Quốc có thể sẽ suy yếu trong những tháng tới khi Mỹ tăng mạnh thuế nhập khẩu. "Trong ngắn hạn, tôi dự đoán chuỗi cung ứng sẽ bị xáo trộn và Mỹ có thể đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng hóa, từ đó đẩy lạm phát tăng cao", ông nhận định.
Ông Zhang cho biết môi trường chính sách thương mại hiện nay cực kỳ bất ổn, gây khó cho các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng hay kế hoạch đầu tư. "Ngay cả khi các công ty quyết định chuyển chuỗi cung ứng sang nơi khác, thì việc xây dựng nhà máy cũng không thể diễn ra trong ngày một ngày hai".
Từ khi Tổng thống Donald Trump tái nhậm chức vào tháng 1, chính quyền Mỹ đã áp tổng cộng 145% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc
Bất chấp những thách thức hiện hữu, Trung Quốc vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức "khoảng 5%". Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng mục tiêu này đang ngày càng khó đạt được trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang và tiêu dùng trong nước trì trệ.
Từ khi Tổng thống Donald Trump tái nhậm chức vào tháng 1, chính quyền Mỹ đã áp tổng cộng 145% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, bao gồm thuế suất 20% liên quan đến cáo buộc vai trò của Bắc Kinh trong chuỗi cung ứng fentanyl.
Trung Quốc đã nhanh chóng đáp trả bằng các mức thuế tương ứng, trong đó có mức thuế lên tới 15% đối với một số hàng hóa Mỹ và 125% áp dụng rộng rãi, theo đợt áp thuế mới nhất.
Ông Lingjun Wang, Phó Tổng Cục trưởng Hải quan Trung Quốc, phát biểu trong cuộc họp báo rằng việc Mỹ “lạm dụng thuế quan” đã tạo ra lực cản cho thương mại toàn cầu. Ông cũng lặp lại lời kêu gọi Washington quay lại bàn đàm phán.
Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ triển khai đầy đủ các biện pháp đáp trả đã công bố, đồng thời tiếp tục mở cửa nền kinh tế để thúc đẩy thương mại và đầu tư đôi bên cùng có lợi với các quốc gia trên thế giới.
Trong một động thái được xem là nới lỏng phần nào, chính quyền của ông Donald Trump thứ 6 tuần trước đã miễn trừ thuế đối với nhiều mặt hàng điện tử, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính, chip bán dẫn, pin mặt trời và thiết bị lưu trữ. Tuy nhiên, mức thuế 20% liên quan đến fentanyl vẫn được giữ nguyên.
Bộ Thương mại Trung Quốc gọi đây là “một bước điều chỉnh nhỏ” và tiếp tục kêu gọi Mỹ xóa bỏ toàn bộ các mức thuế không hợp lý.
Các biện pháp kích thích mới?
Giới chức Trung Quốc hiện đối mặt với áp lực ngày càng lớn khi phải tung thêm các gói kích thích mạnh mẽ để hỗ trợ tiêu dùng nội địa và thị trường bất động sản, đồng thời giảm sự lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư công.
Dữ liệu gần đây cho thấy tâm lý tiêu dùng trong nước vẫn yếu. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm tháng thứ hai liên tiếp, trong khi giá sản xuất (PPI) đã giảm 29 tháng liên tục. Trước viễn cảnh đó, một loạt tổ chức tài chính đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc. Goldman Sachs là cái tên mới nhất, khi tuần trước hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Trung Quốc từ 4,5% xuống còn 4,0%, với lý do tác động tiêu cực từ thuế quan Mỹ.
Dù kỳ vọng Bắc Kinh sẽ tăng cường các biện pháp nới lỏng chính sách, Goldman Sachs cho rằng các động thái này có thể không đủ để bù đắp hoàn toàn tác động tiêu cực của cuộc chiến thuế quan.
Trung Quốc dự kiến sẽ công bố số liệu GDP quý I vào ngày 16/4, trước thềm cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị – cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của nước này – dự kiến diễn ra vào cuối tháng. Tại đây, nhiều khả năng các gói kích thích kinh tế bổ sung sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy tiêu dùng và đối phó với cú sốc thương mại.
Điện Kremlin cho biết, cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Trump sẽ diễn ra "vào thời điểm thích hợp". Nga thông báo bắn hạ một tiêm kích F-16 và hơn 200 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.
Số liệu của Consumer Edge cho thấy ngay sau thông báo áp thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump, doanh số rau đóng hộp đã tăng 23%, doanh số bán cà phê hòa tan tăng 20% còn tương cà tăng 16% so với cùng kỳ tuần trước.
Trong khi cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, Brazil – nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh – đang nổi lên như người thắng lớn, còn các nông dân Mỹ lại rơi vào cảnh điêu đứng.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.