Thủy sản Việt Nam ảnh hưởng thế nào từ chính sách thuế mới của Mỹ?
16:22 17/02/2025
Những động thái của Mỹ với các nước Trung Quốc, Canada, Mexico sẽ là cơ hội và thách thức đan xen đối với thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
“Việt Nam được đánh giá nằm trong top 4 các nước có nguy cơ bị ảnh hưởng nhất trước những chính sách mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, chưa thể đoán định được liệu thủy sản Việt Nam có bị áp mức thuế mới hay không và khi nào sẽ bị áp dụng, vì điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với những động thái của Mỹ với các nước Trung Quốc, Canada, Mexico thì có một số cơ hội và thách thức đan xen đối với thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, trong đó tập trung chủ yếu ở hai thị trường Trung Quốc và Canada”.
Đó là nhận định của bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) khi phân tích về những cơ hội và thách thức đan xen trong bối cảnh thuế quan mới của Mỹ gần đây.
Cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ
. Phóng viên: Theo sắc lệnh Tổng thống Mỹ Donald Trump, từ ngày 4-2, Mỹ áp thuế nhập khẩu 10% với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc. Ngay sau đó, Trung Quốc cũng thông báo áp thuế nhập khẩu với hàng hoá Mỹ từ 10-15% tuỳ mặt hàng. Với chính sách thuế quan mới của Mỹ - Trung Quốc từ đầu năm 2025 đến nay, bà đánh giá thế nào, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?
+ Bà Lê Hằng: Tôi cho rằng trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Mỹ có thể chuyển hướng sang Việt Nam tìm đối tác cung ứng thủy sản thay thế cho nguồn cung thiếu hụt từ Trung Quốc.
Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Ngoài ra, các doanh nghiệp Mỹ và cả các thị trường khác như Nhật Bản, Canada… cũng sẽ tìm kiếm đối tác gia công chế biến thủy sản ở Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Hàng năm, Mỹ nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc với trị giá từ 1,6 – 2 tỉ USD. Trong đó, tập trung nhiều vào các sản phẩm cá phile tươi/đông lạnh với giá trị từ 1-1,4 tỉ USD (chiếm khoảng 70%). Trong nhóm cá phile tươi/đông lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, cá rô phi chiếm khối lượng và giá trị lớn nhất, tiếp đến là cá tuyết, cá hồi…
Việc Mỹ áp thuế bổ sung 10% đối với nhập khẩu từ Trung Quốc có thể khiến giá cá rô phi của Trung Quốc tiếp tục tăng, điều này có thể làm giảm nhu cầu của Mỹ. Do vậy, dự báo sẽ có nhiều cơ hội hơn cho cá tra.
Trong những năm gần đây, cá tra đã liên tục giành được thị phần so với cá rô phi tại Hoa Kỳ, với tỷ lệ dự báo là 60:40 vào năm 2024. Báo cáo chuyên sâu của NFI dự đoán rằng cá tra có thể sẽ thay thế phần lớn thị phần cá rô phi vào năm 2025.
. Với thị trường Trung Quốc, bà nhận định thế nào?
+ Việc Mỹ áp thuế 10% với sản phẩm của Trung Quốc, dẫn đến hành động trả đũa tương tự từ Trung Quốc. Do vậy, thủy sản nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc cá hồi, cá tuyết, cá minh thái, tôm hùm, cua huỳnh đế… đa số phục vụ cho phân khúc tiêu thụ cao cấp như nhà hàng, khách sạn. Hai năm gần đây, nhất là năm 2024, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu các mặt hàng thủy sản tươi/sống từ Việt Nam như cua, ngao, tôm hùm, ốc để phục vụ cho nhóm khách hàng cao cấp tại thị trường này. Nhu cầu từ phân khúc này được dự báo là tiếp tục tăng, trong khi nguồn cung cấp từ Mỹ bị sụt giảm.
Bối cảnh này tiếp tục có lợi cho thủy sản Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản tươi sống sang thị trường này mạnh mẽ hơn trong năm 2025.
Sẽ có nhiều cơ hội và thách thức với thuỷ sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Ảnh: Thu Hà
. Đó là những tác động tích cực, còn những thách thức mà thuỷ sản Việt Nam phải lường trước để kịp thời ứng phó tại thị trường Trung Quốc là gì, thưa bà?
+ Những năm gần đây, một phần do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến thị phần tại Mỹ giảm, một phần Trung quốc cũng tận dụng lợi thế địa lý và ưu đãi thương mại, đặc biệt là thị trường Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc tăng đột phá xuất khẩu thủy sản sang các nước ASEAN. Xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục trong thời gian tới khi mà xung đột thương mại với Mỹ gia tăng và bất ổn với Nhật Bản chưa được giải quyết.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể (khoảng 19 – 21%) trong xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc. Do vậy, ngoài việc chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải cân đối lại thị phần cho chính thị trường nội địa. Do vậy, cá tra Việt Nam lại phải cạnh tranh với chính cá rô phi tại thị trường Trung Quốc.
Thuỷ sản Việt Nam cũng cần lường trước thách thức
. Tác động từ các thị trường khác thì sao, thưa bà?
+ Các thị trường khác, như với Canada, hiện Mỹ chiếm 70% xuất khẩu thủy sản của Canada với giá trị 3,5 – 5 tỉ USD/năm. Các sản phẩm chính là tôm hùm, cá tuyết, cua tuyết… Mức thuế 25% Mỹ áp với hàng hóa Canada chắc chắn sẽ tác động giảm xuất khẩu thủy sản của nước này vào Mỹ. Một lượng lớn thủy sản sẽ chia sẻ vào các thị trường khác.
Việt Nam cũng là một đối tác nhập khẩu để tiêu thụ trong nước và gia công chế biến các sản phẩm thủy sản cho Canada như cá tuyết, cua tuyết, tôm hùm và một số loại cá biển. Sau khi bị áp thuế mới từ Mỹ, Canada có thể sẽ tăng thương mại thủy sản với Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp, song cũng là thách thức đối với chính thị trường trong nước.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là thị trường mục tiêu của Canada, vì Trung Quốc là đối tác lớn của nước này. Do vậy, sản phẩm thủy sản cao cấp của Việt Nam có thể bị áp lực cạnh tranh với tôm, cua, cá từ Canada đổ vào Trung Quốc.
Ngoài ra, sẽ có một lượng đáng kể thủy sản sẽ phải tiêu thụ trong nước bù đắp cho sụt giảm thị phần tại Mỹ. Xu hướng này cũng phần nào làm giảm nhập khẩu của Canada từ các nước, trong đó có Việt Nam.
. Trong bối cảnh như trên, bà có khuyến nghị gì cho ngành thuỷ sản Việt Nam?
+ Cơ hội dường như đang nhiều hơn thách thức. Ngành thủy sản Việt Nam có thể nắm bắt và bứt phá nếu nguồn cung ứng nguyên liệu tốt về cả khối lượng và chất lượng.
Trong bối cảnh tình hình thương mại quốc tế thay đổi liên tục, doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch dự phòng, tránh tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Cần xây dựng các kênh cung ứng bền vững và linh hoạt, bao gồm nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu nguyên liệu khi cần thiết để tránh tình trạng thiếu hụt.
Các doanh nghiệp cũng cần cập nhật và nắm bắt thông tin thị trường, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm – thị trường linh hoạt trong bối cảnh mới. Ví dụ, có thể tăng thị phần cá tra tại Mỹ, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản tươi sống sang Trung Quốc, cân đối để có sản phẩm cạnh tranh tại ASEAN, mở rộng thị phần tại thị trường Trung Đông…
Luôn đảm bảo chất lượng thủy sản xuất khẩu, tính minh bạch, khả năng truy xuất nguồn gốc hiệu quả để giữ uy tín và tăng thị phần tại các thị trường tiềm năng trong năm 2025. Đầu tư hơn cho chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng và mở rộng thị phần tại các thị trường, đồng thời tránh bị áp thuế chống bán phá giá và các rào cản thuế khác trong bối cảnh mới này.
Ghi nhận trong ngày đầu tuần, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ 100 – 200 đồng/kg. Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bapanas) cho biết lượng dự trữ gạo của nước này đang ở mức tốt, lên tới 1,9 triệu tấn.
Giá sầu riêng hôm nay không có nhiều biến động tại các vùng được thu mua chính trên cả nước. Trong khi đó, trước những quy định mới từ thị trường Trung Quốc đối với sầu riêng nhập khẩu, siết...
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô rất lớn, công nghệ phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực hiện ở Việt Nam nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh.
Với hoạt động xuất khẩu sôi động và giá tăng mạnh trên hầu hết các thị trường thế giới, giá phân ure - chủng loại phân bón dẫn dắt thị trường trong nước tiếp tục đi lên theo xu hướng thế giới.
Chính phủ Anh đang xem xét áp thuế đối với các sản phẩm mang tính biểu tượng của Mỹ nếu quốc gia này không giành được ngoại lệ đối với mức thuế 25% mà Mỹ áp lên hàng hóa thép và nhôm.
Tổng thống Ferdinand Emmanuel Edralín Marcos vẫn chưa thực hiện được lời hứa trong chiến dịch tranh cử về việc giảm giá gạo xuống 20 peso/kg, nhưng ít nhất giá bán lẻ gạo đang có xu hướng giảm, theo Inquirerplus.
Tại Đồng Tháp, giá lúa IR 50404 dao động ở mức 5.300-5.500 đồng/kg; lúa OM 5451 giá từ 5.800-6.100 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 giá từ 6.600-6.800 đồng/kg; lúa OM 18 giá từ 6.500-6.700 đồng/kg.
Khảo sát mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia trong ngành vẫn lạc quan về vàng, nhưng quan điểm đã phân hóa hơn, trong khi các nhà giao dịch cá nhân cũng bớt tin tưởng vào khả năng giá vàng tiếp tục tăng mạnh.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.