• CIM 11.51 0.15(1.33%)
  • VNI 1211.00 13.87(1.16%)
  • BTC 93533.12 90.13(0.10%)
  • GOLD 3327.910 51.460(1.52%)
  • WTI 64.45 0.96(1.51%)
  • EUR/USD 1.14072 0.00125(0.11%)
  • EUR/GBP 0.85681 0.00034(0.04%)
  • USD/CHF 0.82235 0.00370(0.45%)
  • USD/JPY 141.902 0.320(0.23%)
  • USD/CAD 1.38097 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.33126 0.00146(0.11%)
  • CAD/CHF 0.59541 0.00280(0.47%)
  • AUD/USD 0.64128 0.00487(0.76%)
  • NZD/USD 0.59890 0.00258(0.43%)
  • CIM 11.51 0.15(1.33%)
  • VNI 1211.00 13.87(1.16%)
  • BTC 93533.12 90.13(0.10%)
  • GOLD 3327.910 51.460(1.52%)
  • WTI 64.45 0.96(1.51%)
  • EUR/USD 1.14072 0.00125(0.11%)
  • EUR/GBP 0.85681 0.00034(0.04%)
  • USD/CHF 0.82235 0.00370(0.45%)
  • USD/JPY 141.902 0.320(0.23%)
  • USD/CAD 1.38097 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.33126 0.00146(0.11%)
  • CAD/CHF 0.59541 0.00280(0.47%)
  • AUD/USD 0.64128 0.00487(0.76%)
  • NZD/USD 0.59890 0.00258(0.43%)

Số hóa vũ khí cạnh tranh của ngân hàng

4 giờ trước

Số hóa vũ khí cạnh tranh của ngân hàng

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của Techcombank duy trì dưới 30% nhờ đẩy mạnh số hóa

Ông Lê Hoài Ân, CFA, Founder IFSS, chuyên gia đào tạo và tư vấn hoạt động ngân hàng, Công ty cổ phần Giải pháp tài chính tích hợp nhận định, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng không còn là động lực chính, thì năng lực chuyển đổi số chính là “vũ khí cạnh tranh” của các ngân hàng.

Dựa trên báo cáo tài chính các ngân hàng công bố, ông ghi nhận thế nào về hiệu quả mang lại từ việc chuyển đổi số của các ngân hàng?

Trong giai đoạn 2023 - 2024, chuyển đổi số không chỉ là khẩu hiệu, mà đã trở thành ưu tiên chiến lược hàng đầu của ngành ngân hàng. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ chi phí dành cho công nghệ trong tổng chi phí hoạt động của toàn ngành đã tăng lên mức 14,85% - cao nhất trong vòng 4 năm qua, cho thấy các ngân hàng đang đầu tư mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào hạ tầng số.

Kết quả rõ ràng nhất được thể hiện qua chỉ số CIR (cost-to-income ratio, tỷ lệ chi phí trên doanh thu), giảm từ 44,67% trong năm 2023 xuống còn 43,16% trong năm 2024 - một mức cải thiện ấn tượng trong bối cảnh biên lãi thuần (NIM) toàn ngành vẫn đang chịu áp lực giảm.

Số hóa vũ khí cạnh tranh của ngân hàng

Ông Lê Hoài Ân, CFA, Founder IFSS, chuyên gia đào tạo và tư vấn hoạt động ngân hàng, Công ty cổ phần Giải pháp tài chính tích hợp

Các ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số như Techcombank, MB, TPBank hay ACB đều đã chứng minh hiệu quả rõ rệt. TPBank hiện có tới 94% giao dịch của khách hàng được thực hiện trên nền tảng số; Techcombank đạt mức CIR thấp nhất hệ thống, duy trì dưới 30% nhờ số hóa toàn diện các quy trình và dịch vụ. Đặc biệt, việc ứng dụng AI trong phê duyệt tín dụng, định danh điện tử (eKYC) và tự động hóa giao dịch đã giúp rút ngắn thời gian xử lý khoản vay từ vài ngày xuống chỉ còn vài giờ.

Một điểm nổi bật khác là việc tối ưu nhân sự và tái cấu trúc vận hành nhờ công nghệ. BIDV là một minh chứng điển hình, khi giảm hơn 1.100 nhân sự trong năm 2024 nhưng vẫn duy trì tăng trưởng lợi nhuận nhờ nâng cao năng suất lao động. Điều này cho thấy công nghệ đang góp phần quan trọng vào việc thay đổi mô hình hoạt động ngân hàng theo hướng tinh gọn - hiệu quả - linh hoạt.

Những dữ liệu trên đã khẳng định rằng đầu tư vào chuyển đổi số không chỉ mang lại hiệu quả ngắn hạn về chi phí, mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho các ngân hàng trong dài hạn.

Trong bối cảnh thương chiến vẫn đang căng thẳng, tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ khó khăn, nhưng những ngân hàng có thế mạnh chuyển đổi số được đánh giá có cơ hội tăng trưởng tốt hơn. Ông nhận định ra sao?

Bối cảnh hiện tại đặt ra nhiều thách thức cho toàn hệ thống ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng chậm, NIM suy giảm liên tục do áp lực lãi suất đầu vào chưa giảm đủ nhanh, trong khi đầu ra bị siết bởi sức cầu yếu của nền kinh tế. Trong hoàn cảnh đó, yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động không còn nằm ở việc mở rộng quy mô tín dụng, mà chuyển sang khả năng kiểm soát chi phí - đặc biệt là thông qua chỉ số CIR.

Chuyển đổi số chính là công cụ chủ lực giúp các ngân hàng cải thiện CIR. Những ngân hàng có nền tảng công nghệ mạnh như Techcombank, MB, TPBank, ACB… đang duy trì CIR quanh mức 30 - 35%, thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành. Việc đầu tư công nghệ giúp các ngân hàng rút ngắn quy trình, giảm phụ thuộc vào nhân sự vận hành truyền thống, đồng thời mở rộng quy mô phục vụ khách hàng mà không cần gia tăng tương ứng về chi phí.

Mặt khác, khi khả năng tăng thu nhập lãi thuần gặp giới hạn, các ngân hàng buộc phải đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi như phí dịch vụ, bảo hiểm, quản lý tài sản. Việc xây dựng hệ sinh thái tài chính số toàn diện không chỉ giúp giữ chân khách hàng mà còn tăng giá trị vòng đời (customer lifetime value) của từng cá nhân. Đây là lợi thế mà các ngân hàng truyền thống khó có thể tạo dựng trong thời gian ngắn, nếu không có nền tảng công nghệ vững chắc.

Tóm lại, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng không còn là động lực chính, năng lực chuyển đổi số chính là vũ khí cạnh tranh mới, quyết định ai có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Có những ngân hàng thuần số từng gây chú ý 7 - 8 năm trước và thất bại sau 1 - 2 năm ra đời. Theo ông, vì sao các ngân hàng chuyển giao bắt buộc thời gian qua lại chọn mô hình này?

Việc lựa chọn mô hình ngân hàng thuần số đối với các tổ chức đang bị tái cấu trúc không chỉ là một lựa chọn chiến lược, mà thực sự là giải pháp mang tính sống còn. Trong quá khứ, thị trường từng kỳ vọng vào mô hình ngân hàng thuần số với các đại diện như Timo - một thương hiệu đi đầu trong hợp tác với ngân hàng truyền thống (VPBank) nhưng mô hình này sau đó đã gặp trở ngại về lợi nhuận, khả năng mở rộng và phải tái cấu trúc.

Bài học từ Timo cho thấy, ngân hàng thuần số nếu không tạo được sự khác biệt rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm thì rất dễ bị hoà lẫn với các ngân hàng truyền thống đang đẩy mạnh số hóa. Thực tế hiện nay, người dùng có thể thực hiện gần như đầy đủ giao dịch ngân hàng ngay trên ứng dụng của các ngân hàng lớn, khiến sự khác biệt giữa “thuần số” và “số mạnh” không còn rõ nét.

Tuy nhiên, đối với các ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc - vốn hạn chế về quy mô, thương hiệu và nguồn lực, thì việc chuyển đổi sang mô hình ngân hàng số là cách duy nhất để tái cấu trúc toàn diện. Đây không phải là một phép thử, mà là con đường bắt buộc để giảm chi phí vận hành, tối ưu nguồn lực và tìm lại chỗ đứng trong thị trường đang cạnh tranh khốc liệt.

Sau sáp nhập, các ngân hàng chuyển thành ngân hàng thuần số liệu có cạnh tranh được với ngân hàng truyền thống?

Để trả lời câu hỏi này, cần nhìn lại thực trạng cạnh tranh theo phân khúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trước năm 2023, thị trường được chia khá rõ: nhóm ngân hàng quốc doanh tập trung vào mảng bán buôn và doanh nghiệp lớn; nhóm ngân hàng tư nhân mạnh về tín dụng bán lẻ, đặc biệt là vay tiêu dùng và dịch vụ cá nhân; còn nhóm ngân hàng quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ các phân khúc ngách. Tuy nhiên, từ năm 2023 đến nay, khi nhu cầu tín dụng cá nhân suy yếu, các ngân hàng lớn đã bắt đầu “lấn sân” sang các phân khúc vốn là thế mạnh của ngân hàng nhỏ, khiến ranh giới cạnh tranh bị xóa nhòa.

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng quy mô nhỏ, đặc biệt là những ngân hàng đang trong diện bị chuyển giao bắt buộc gần như không còn khả năng cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng lớn, dù về chi phí vốn, thương hiệu, hay độ phủ khách hàng. Áp lực duy trì vận hành trong khi hiệu quả hoạt động kém khiến mô hình truyền thống không còn là lựa chọn phù hợp.

Chính vì vậy, việc chuyển sang mô hình ngân hàng thuần số là hướng đi chiến lược và tất yếu. Đây là lối đi riêng, cho phép ngân hàng lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu khác biệt, chẳng hạn như thế hệ trẻ, người dùng yêu thích công nghệ, hoặc khách hàng ở vùng chưa được phục vụ hiệu quả bởi các ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó, ngân hàng số có thể tận dụng nền tảng công nghệ để vận hành tinh gọn, giảm chi phí, đồng thời thử nghiệm các sản phẩm tài chính mới một cách linh hoạt.

Quan trọng hơn, trong trường hợp các ngân hàng bị sáp nhập, mô hình ngân hàng số còn đóng vai trò bổ trợ chiến lược cho ngân hàng mẹ - trở thành cánh tay công nghệ thúc đẩy đổi mới toàn diện trong nội bộ hệ thống, thay vì chỉ là đơn vị độc lập cạnh tranh trên thị trường.

Trên thế giới, ngân hàng thuần số đang phát triển mạnh mẽ. Còn tại Việt Nam, ông dự báo mô hình này sẽ phát triển ra sao?

Trên thế giới, mô hình ngân hàng thuần số đã chứng minh sức sống lâu dài. Các tên tuổi như Monzo (Anh), N26 (Đức) hay KakaoBank (Hàn Quốc) không chỉ thu hút hàng triệu người dùng mà còn đạt được định giá hàng tỷ USD nhờ vào trải nghiệm khách hàng vượt trội và chi phí vận hành tinh gọn. Tại Việt Nam, hành lang pháp lý dần hoàn thiện, thói quen thanh toán không tiền mặt lan rộng và tỷ lệ người dân sở hữu smartphone vượt 70% đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng thuần số.

Tuy nhiên, hành trình này không dễ dàng. Trước hết là giới hạn về sản phẩm. Hầu hết ngân hàng số hiện nay chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản như mở tài khoản, thanh toán, gửi tiết kiệm không kỳ hạn và vay tiêu dùng nhỏ. Các sản phẩm tài chính phức tạp như tín dụng thế chấp, đầu tư hoặc bảo hiểm tích hợp vẫn còn thiếu vắng. Hơn nữa, khách hàng chính của ngân hàng số hiện là giới trẻ - nhóm có xu hướng tiêu dùng mạnh nhưng lại không đóng góp nhiều cho huy động vốn dài hạn.

Trong khi đó, nhóm khách hàng lớn tuổi - có khả năng tài chính tốt - lại còn e dè với công nghệ, tạo ra sự “lệch pha” khó điều chỉnh trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng thuần số còn phải cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống đang số hóa mạnh mẽ và các Fintech linh hoạt.

Do đó, để phát triển bền vững, ngân hàng số tại Việt Nam cần đầu tư mạnh vào công nghệ lõi, cá nhân hóa dịch vụ, đồng thời mở rộng hệ sinh thái tài chính số toàn diện để các giải pháp của ngân hàng số thuần túy phải thực sự chạm vào nhu cầu của khách hàng và quan trọng là tạo được sự khác biệt số với mô hình truyền thống.

Nội dung liên quan:BIDVTPBankTechcombank
Lợi nhuận phân hoá rõ nét, đâu là chiến lược của các ngân hàng trong năm 2025?
Lợi nhuận phân hoá rõ nét, đâu là chiến lược của các ngân hàng trong năm 2025?
5 giờ trước
Theo chuyên gia Lê Hoài Ân, thấu hiểu chiến lược của các ngân hàng là yếu tố cần thiết khi đầu tư cổ phiếu nhóm ngành này trong năm 2025.
KienlongBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 24%, niêm yết cổ phiếu
KienlongBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 24%, niêm yết cổ phiếu
6 giờ trước
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên vừa công bố, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: KLB) dự kiến trình kế hoạch kinh doanh, niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán và một số nội dung khác.
Ngày 23/4: Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá USD, giá đô la tự do lên gần 26.500 đồng
Ngày 23/4: Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá USD, giá đô la tự do lên gần 26.500 đồng
6 giờ trước
Tỷ giá USD trên thị trường tự do đã tăng lên mức cao lịch sử 26.470 đồng vào sáng nay. Giá USD tại các ngân hàng cũng tăng lên sát trần được phép giao dịch.
Kiểm toán Nhà nước và ACCA bắt tay nâng tầm nhân lực ngành ngân hàng theo chuẩn quốc tế
Kiểm toán Nhà nước và ACCA bắt tay nâng tầm nhân lực ngành ngân hàng theo chuẩn quốc tế
6 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam đang tiến tới hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính toàn cầu, việc phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế trở thành yếu tố then chốt,...
Chân dung Vũ Văn Lịch - nghi phạm cướp ngân hàng ở Hà Nội: Nghiện cờ bạc, bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài bãi sông Hồng
Chân dung Vũ Văn Lịch - nghi phạm cướp ngân hàng ở Hà Nội: Nghiện cờ bạc, bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài bãi sông Hồng
6 giờ trước
Công an TP Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) bắt giữ đối tượng gây ra vụ cướp tại chi nhánh ngân hàng trên địa bàn huyện Chương Mỹ, xảy ra vào ngày 21/4 vừa qua.
Tỷ giá VietinBank hôm nay 23/4, USD tăng; euro, yên Nhật và bảng Anh đảo chiều giảm
Tỷ giá VietinBank hôm nay 23/4, USD tăng; euro, yên Nhật và bảng Anh đảo chiều giảm
6 giờ trước
Khảo sát ngày 23/4, tỷ giá ngân hàng VietinBank giảm tại hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Riêng tỷ giá USD điều chỉnh tăng lên mức 25.780 VND/USD và 26.141 VND/USD, tương ứng cho hai chiều mua - bán.
Tỷ giá Won Hàn Quốc ngày 23/4: Biến động trái chiều tại tất cả các ngân hàng
Tỷ giá Won Hàn Quốc ngày 23/4: Biến động trái chiều tại tất cả các ngân hàng
6 giờ trước
Khảo sát vào ngày 23/4 cho thấy, tỷ giá won Hàn Quốc tăng, giảm không đồng nhất tại hai chiều giao dịch. Hiện tại, tỷ giá mua tiền mặt đang dao động trong khoảng 15,74 - 17,35 VND/KRW.
FE Credit có lãi trở lại trong 4 quý liên tiếp
FE Credit có lãi trở lại trong 4 quý liên tiếp
6 giờ trước
Công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất thị trường, FE Credit tiếp tục báo lãi trong quý I nhờ các hoạt động kinh doanh cốt lõi đem lại kết quả khả quan. Đồng thời, trong năm 2025 mục tiêu lợi nhuận của FE Credit là 1.126 tỷ đồng.
Giải quyết dứt điểm các ngân hàng yếu kém, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí
Giải quyết dứt điểm các ngân hàng yếu kém, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí
7 giờ trước
Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035 nhấn mạnh việc tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án hiệu quả thấp, tồn đọng, kéo dài gây thất thoát, lãng phí lớn.
Tỷ giá đô Úc ngày 23/4: Tăng, giảm không đồng nhất tại hai chiều giao dịch
Tỷ giá đô Úc ngày 23/4: Tăng, giảm không đồng nhất tại hai chiều giao dịch
7 giờ trước
Ghi nhận ngày 23/4 cho thấy, tỷ giá đô Úc tại các ngân hàng điều chỉnh trái chiều ở hai chiều giao dịch. Tại thị trường chợ đen, tỷ giá AUD điều chỉnh giảm ở chiều mua và chiều bán, hiện đang ở mức 16.564 - 16.684 VND/AUD.
Tỷ giá Sacombank hôm nay 23/4, Euro và bảng Anh quay đầu giảm, USD trở lại
Tỷ giá Sacombank hôm nay 23/4, Euro và bảng Anh quay đầu giảm, USD trở lại
7 giờ trước
Khảo sát ngày 23/4, tỷ giá ngân hàng Sacombank tăng giảm trái chiều. Trong đó, tỷ giá euro giảm xuống còn 29.178 VND/EUR - mua vào và 29.278 VNxxD/EUR và bán ra là 30.113 VND/EUR
Cổ đông SHB: 'Tôi hy vọng sau này có thể trao lại cổ phiếu SHB cho con mình như một tài sản quý giá'
Cổ đông SHB: 'Tôi hy vọng sau này có thể trao lại cổ phiếu SHB cho con mình như một tài sản quý giá'
7 giờ trước
ĐHĐCĐ SHB luôn thu hút sự quan tâm lớn của các cổ đông và nhà đầu tư.
Thứ Tư, 23/04/2025
16:00
   
EuropeEUREurope
   
Thực tế: -0.48%
Dự báo:
Trước đó: 0.58%
-0.48%
0.58%
16:00
   
EuropeEUREurope
   
Thực tế: 24.0B
Dự báo:
Trước đó: 0.8B
24.0B
0.8B
16:30
   
GermanyEURGermany
   
Thực tế: 2.470%
Dự báo:
Trước đó: 2.680%
2.470%
2.680%
19 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19 phút trước
   
GermanyEURGermany
   
18:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.81%
6.81%
18:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -8.5%
-8.5%
18:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 164.2
164.2
18:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 267.5
267.5
Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4
20 phút trước
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Ông Nguyễn Duy Hưng: PAN không bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế của MỹÔng Nguyễn Duy Hưng: PAN không bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế của Mỹ
27 phút trước
Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cho biết công ty không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế quan của Mỹ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này cũng nhỏ.
Khối ngoại quay đầu bán ròng gần 120 tỷ đồng phiên hồi phụcKhối ngoại quay đầu bán ròng gần 120 tỷ đồng phiên hồi phục
58 phút trước
Sau 3 phiên mua ròng liên tục, NĐT nước ngoài trở lại bán ròng 115 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, tâm điểm rút vốn là FPT, MBB.
Cổ phiếu bất động sản công nghiệp khởi sắc, VN-Index vượt mốc 1.210 điểmCổ phiếu bất động sản công nghiệp khởi sắc, VN-Index vượt mốc 1.210 điểm
1 giờ trước
(ĐTCK)  Dù bị VCB và VIC cản bước, nhưng với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó có sự khởi sắc của nhóm bất động sản công nghiệp và một số mã bluechip khác đã giúp VN-Index vẫn nới rộng đà tăng trong phiên chiều, vượt mốc 1.210 điểm.
Trung Quốc sẽ mua tổ yến, sầu riêng và cá sấu của CampuchiaTrung Quốc sẽ mua tổ yến, sầu riêng và cá sấu của Campuchia
1 giờ trước
Campuchia vừa ký nghị định thư với Trung Quốc, cho phép nước này xuất khẩu tổ yến, sầu riêng và cá sấu nuôi sang thị trường tỷ dân.
74.500 tỷ đồng được nhà đầu tư gửi tại các CTCK ngay trước cú sập do thuế Mỹ74.500 tỷ đồng được nhà đầu tư gửi tại các CTCK ngay trước cú sập do thuế Mỹ
2 giờ trước
Dư nợ margin tại các công ty chứng khoán tăng mạnh trong quý I/2025, đạt gần 275.000 tỷ đồng - mức cao nhất lịch sử. Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy ngay trước thời điểm thị trường lao dốc vì thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt.
Viejet 'quay xe' để SAGS phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất đến 22/5Viejet 'quay xe' để SAGS phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất đến 22/5
3 giờ trước
Trước những phát sinh thực tế nằm ngoài khả năng kiểm soát, Vietjet vừa có văn bản đề nghị CTCP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất thêm một tháng.
ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Lợi nhuận quý I tăng mạnh, dự chia cổ tức tiền mặt 5%ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Lợi nhuận quý I tăng mạnh, dự chia cổ tức tiền mặt 5%
3 giờ trước
Trong quý I, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 108 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, hoàn thành 16% kế hoạch. Năm nay công ty dự kiến chia cổ tức tiền mặt 5%.
Chọn chiến lược giao dịch thận trọngChọn chiến lược giao dịch thận trọng
4 giờ trước
Các nhịp phục hồi mang tính kỹ thuật nên được tận dụng để cơ cấu danh mục Ngay đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu, đặc...
Tổng Giám đốc BAF: Cơ cấu doanh thu chuyển sang 100% mảng chăn nuôi, quý I bán khoảng 160.000 con heoTổng Giám đốc BAF: Cơ cấu doanh thu chuyển sang 100% mảng chăn nuôi, quý I bán khoảng 160.000 con heo
5 giờ trước
Theo chia sẻ của lãnh đạo BAF, trong quý I, công ty ước tính doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 140 tỷ đồng.
Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản đồng loạt xanh, tím, VN-Index tăng gần 13 điểmCổ phiếu chứng khoán, bất động sản đồng loạt xanh, tím, VN-Index tăng gần 13 điểm
5 giờ trước
Cổ phiếu nhóm công ty chứng khoán cũng có phiên giao dịch khởi sắc với mức tăng phổ biến của các mã trong nhóm 2 – 4%. SBS, VIG, APG tăng trần, “trắng bên bán”.
Một cổ phiếu tăng gần 30% trong 2 phiên sau tin Sacombank muốn chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm công ty trong ngànhMột cổ phiếu tăng gần 30% trong 2 phiên sau tin Sacombank muốn chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm công ty trong ngành
6 giờ trước
Cổ phiếu SBS tăng trần 2 phiên liên tiếp, nâng vốn hóa thêm gần 30% chỉ sau 2 ngày giao dịch. Diễn biến này diễn ra ngay sau khi Sacombank công bố kế hoạch chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm một công ty chứng khoán, làm dấy lên đồn đoán về SBS.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.