Showroom BYD ở Việt Nam đìu hiu, VinFast tấp nập: Các ông lớn xe điện Trung Quốc chật vật tìm chỗ đứng tại Đông Nam Á
13:31 04/03/2025
Các nhà sản xuất xe điện tên tuổi đến từ Trung Quốc, trong đó có "gã khổng lồ" BYD đang đối mặt với thực tế khó khăn tại Đông Nam Á khi phải cạnh tranh với VinFast ở Việt Nam hay nhiều đối thủ đáng gờm khác đến từ Thái Lan.
Vào một sáng thứ Năm gần đây ở Hà Nội, showroom của “gã khổng lồ” xe điện Trung Quốc BYD bắt đầu ngày mới trong tình trạng vắng khách. Chỉ cách đó vài km, đại lý của hãng xe điện non trẻ VinFast Auto của Việt Nam lại nhộn nhịp, với những khách hàng tiềm năng đang chăm chú tìm hiểu các mẫu xe mới.
“Chúng tôi tiếp đón trung bình 20 khách hàng mỗi ngày đối với các ngày trong tuần”, anh Trần Trung Hiếu, một nhân viên bán hàng của VinFast trong bộ vest đen và thắt cà vạt nói với phóng viên tờ Bangkok Post. “Con số này có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba vào cuối tuần”.
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như BYD đang "để mắt" tới Việt Nam, quê hương của VinFast - Ảnh: Getty Images/Reuters
Việc BYD gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 7 năm 2024, nơi dân số trẻ và đang có nhu cầu cao đối với xe điện và xe hybrid (loại ô tô chạy song song cả động cơ mô tơ đốt trong và động cơ điện) nhấn mạnh cả cơ hội và thách thức mà các công ty Trung Quốc phải đối mặt khi thâm nhập vào khu vực Đông Nam Á.
Đông Nam Á, nơi có hàng trăm triệu người tiêu dùng khá giả mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Họ bị hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ do thuế quan trừng phạt của tân Tổng thống Donald Trump và gặp bất lợi cạnh tranh ở châu Âu vì lý do tương tự.
Tuy nhiên, những thành công ban đầu đang nhường chỗ cho thực tế khắc nghiệt.
Dù tầng lớp trung lưu đang phát triển có mong muốn sở hữu xe điện (EV), nhưng giá xe vẫn khá cao so với thu nhập của nhiều người. Hơn nữa, việc tiếp cận nguồn điện ổn định chưa phải điều hiển nhiên ở mọi nơi và ngay cả khi có điện, cơ sở hạ tầng sạc xe điện vẫn còn rải rác ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, tại Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng chuộng các thương hiệu quen thuộc hơn.
“Đông Nam Á là một thị trường phức tạp hơn nhiều so với Trung Quốc”, ông Ron Zheng, chuyên gia tư vấn tại công ty tư vấn chiến lược toàn cầu Roland Berger GmbH nhận định. Để chinh phục khu vực này, các hãng xe Trung Quốc phải điều hướng qua nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ và hệ thống quy định khác nhau.
Xe điện đang dần thay thế xe xăng
Ông Ron Zheng tin rằng xe điện thông minh cuối cùng sẽ thay thế xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống (xe xăng). Tuy nhiên, Trung Quốc đã mất khoảng 5 năm với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ trước khi người tiêu dùng tự nguyện chuyển đổi và Đông Nam Á cũng có thể cần một khung thời gian tương tự.
Hầu hết người tiêu dùng trong khu vực đều cởi mở với thương hiệu ngoại, minh chứng là sự phổ biến lâu dài của các hãng xe Nhật Bản như Toyota. Dù vị thế của họ đã suy yếu, các công ty ô tô đến từ “xứ sở hoa anh đào”, bao gồm Nissan và Honda, vẫn chiếm khoảng 68% thị phần xe du lịch ở Đông Nam Á vào năm 2023. Theo dự báo của Roland Berger, thị phần của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể tăng từ 6% năm 2023 lên khoảng 13% vào năm 2030.
Tuy nhiên, khi xét theo từng quốc gia, con đường phía trước vẫn đầy chông gai.
Tình hình tại các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam ra sao?
Tại Indonesia, doanh số xe điện năm 2023 đạt 43.188 chiếc, tăng đáng kể so với con số 125 xe vào năm 2020 nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số khoảng 860.000 xe du lịch được bán ra ở “nền kinh tế số 1 Đông Nam Á”. Với tốc độ này, mục tiêu có 2 triệu xe điện trên đường phố Indonesia vào năm 2030 của Chính phủ “xứ sở vạn đảo” dường như khó đạt được.
“Người giàu có thể quan tâm đến xe điện hơn, nhưng với người bình thường thì không. “Ngoài giá cả, một vấn đề nữa là về việc tìm trạm sạc”, Hairayani, một giáo viên tại Thủ đô Jakarta (Indonesia) cho biết.
Tại Thái Lan, nơi Chính phủ hỗ trợ 100.000 baht (gần 2.927 USD) cho mỗi chiếc xe điện, doanh số vẫn giảm 9,3% xuống còn 66.732 chiếc vào năm 2024, thấp hơn mục tiêu 80.000 chiếc mà Hiệp hội Xe điện Thái Lan đề ra. Với mức nợ hộ gia đình cao nhất Đông Nam Á và các điều kiện vay ngân hàng ngày càng nghiêm ngặt, người tiêu dùng “xứ sở Chùa Vàng” đang trở nên thận trọng hơn.
>> Hãng xe ô tô điện BYD khiến người tiêu dùng 'phát bực', ngậm ngùi thừa nhận một quy luật ngầm
Công nhân lắp ráp xe điện bên trong nhà máy sản xuất xe điện đầu tiên của BYD tại Đông Nam Á ở tỉnh Rayong (Thái Lan) vào ngày 4/7/2024 - Ảnh: Reuters
Tình hình còn khó khăn hơn ở những nơi có thương hiệu nội địa mạnh như Việt Nam.
VinFast, với mạng lưới trạm sạc riêng đang mở rộng và dòng xe điện mini giá rẻ chỉ khoảng 11.700 USD , dễ dàng vượt mặt các đối thủ Trung Quốc. Trong số gần 91.500 xe điện bán ra tại Việt Nam năm 2023, hơn 87.000 chiếc là của VinFast.
Dẫu vậy, vẫn có cơ hội cho BYD và các hãng xe Trung Quốc. Một cuộc khảo sát của KPMG vào tháng 7 năm ngoái cho thấy gần 70% trong số 1.100 người Việt Nam sống tại các thành phố giàu có sẵn sàng chuyển sang xe điện hoặc hybrid.
BYD đã ra mắt nhiều mẫu xe tại Việt Nam với mức giá từ 659 triệu đồng (gần 25.800 USD) đến 1,36 tỷ đồng (53.135 USD). Tuy nhiên, việc thuyết phục người tiêu dùng không hề dễ dàng.
“Chưa thực tế để sở hữu một chiếc xe điện Trung Quốc tại Việt Nam”, anh Thịnh Hạnh, một người dân Hà Nội chia sẻ khi đến showroom VinFast tìm mua mẫu mẫu ô tô điện VF 6 cùng em trai. Anh Thịnh Hạnh cho biết mình từng lái chiếc VF 9 từ năm 2023 và thích khả năng cá nhân hóa mà xe xăng không thể mang lại. “Trạm sạc dành cho xe Trung Quốc còn quá ít”, anh chia sẻ.
Ngoài ra, tâm lý e ngại đối với hàng Trung Quốc vẫn còn tồn tại. “Người tiêu dùng vẫn hơi lo lắng vì đây là thương hiệu Trung Quốc”, anh Đông Hải, một nhân viên bán hàng tại showroom Chery ở Hà Nội cho biết. Chery hiện chưa bán xe điện tại Việt Nam nhưng dự định ra mắt vào quý II năm nay.
Chiến lược “vượt ngàn chông gai” của các hãng xe Trung Quốc là gì?
Để cải thiện tình hình tại Đông Nam Á, các công ty xe điện Trung Quốc đang đẩy mạnh quảng bá thương hiệu. GAC Aion đã thuê bảng quảng cáo khổng lồ tại sân bay Suvarnabhumi của Bangkok(Thái Lan), trong khi BYD khai trương showroom rộng bằng một sân bóng ở trung tâm Jakarta (Indonesia).
Họ cũng đang xây dựng nhà máy sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. “Gã khổng lồ” BYD đang đầu tư 1,3 tỷ USD vào một nhà máy ở đảo Java (Indonesia), dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 1 năm sau. Chery cũng có kế hoạch mở một nhà máy sản xuất xe điện tại tỉnh Rayong (Thái Lan) với công suất 50.000 xe/năm, dự kiến bắt đầu sản xuất trong năm nay.
Ông Ron Zheng nhận định, thị trường Đông Nam Á sẽ mang đến “biến động ngắn hạn” cho các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc: “Khu vực này sẽ là một thách thức lớn về mặt vận hành thực tế, bao gồm hậu cần và sản xuất hàng loạt”.
Nước này đang căng mình đối phó với trận cháy rừng nghiêm trọng nhất trong hơn 30 năm qua, khi ngọn lửa dữ dội bùng phát tại thành phố Ofunato, tỉnh Iwate.
Google đang thử nghiệm một công nghệ mới có thể thay đổi hoàn toàn cách truyền tải Internet: sử dụng tia laser để truyền dữ liệu qua không khí thay vì cáp quang, sóng vô tuyến hay vệ tinh.
Chiến dịch truy quét nhằm vào các tổ chức lừa đảo tài chính quy mô lớn, chủ yếu do các băng nhóm tội phạm Trung Quốc điều hành tại Campuchia và Myanmar, đang được mở rộng.
Một trong những sự kiện được mong chờ nhất trong tuần này là bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước 2 viện Quốc hội dự kiến vào ngày mai. “Ông chủ” thứ 47 của Nhà trắng sẽ công bố tầm nhìn của ông đối với nước Mỹ và thế giới.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.