Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới lập kỷ lục GDP tăng gấp đôi sau 10 năm, dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong vòng 2 năm tới
16:15 24/03/2025
Ấn Độ đã đạt được một cột mốc kinh tế quan trọng.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm. Như vậy, Ấn Độ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng chưa từng có trong số các nền kinh tế lớn trên toàn cầu.
Theo dữ liệu điều chỉnh theo lạm phát từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP Ấn Độ tăng kỷ lục 105% trong 1 thập kỷ, từ 2.100 tỷ USD năm 2015 lên 4.300 tỷ USD năm 2025. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng đã đưa Ấn Độ vào nhóm 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Quốc gia này có tiềm năng vượt qua Nhật Bản trong năm 2025 và vượt qua Đức vào năm 2027.
Bình luận về cột mốc này, quan chức cấp cao đảng Bharatiya Janata - Amit Malviya viết: “Thành tựu phi thường này là minh chứng cho sự lãnh đạo quyết đoán của Thủ tướng Narendra Modi và những nỗ lực không ngừng nghỉ từ chính phủ của ông”
“Thông qua các chính sách kinh tế chủ động, cải cách cơ cấu táo bạo và tập trung liên tục vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, chính phủ ông Modi đã đưa Ấn Độ lên vị trí nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới”, ông viết thêm.
Hiện tại, những sáng kiến mang tính chuyển đổi kể trên không chỉ thúc đẩy sự mở rộng kinh tế của Ấn Độ mà còn đưa nước này lên vị trí hàng đầu giữa các cường quốc, báo hiệu sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, IMF cho biết mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong cùng kỳ là 76%, từ 11.200 tỷ USD năm 2015 lên 19.500 tỷ USD năm 2025. Tuy nhiên, những dự đoán Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới đã không thành hiện thực. Những trở ngại đối với Trung Quốc bao gồm tác động từ đại dịch và những khủng hoảng của ngành bất động sản trụ cột.
Mỹ vẫn giữ vững vị thế nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong vòng 10 năm, GDP Mỹ tăng từ 18.300 tỷ USD năm 2015 lên 30.300 tỷ USD vào năm 2025, tương đương mức tăng 66%. Dù chậm hơn các nền kinh tế châu Á, Mỹ vẫn giữ thế thống trị trong ổn định kinh tế toàn cầu.
Các nền kinh tế lớn khác, bao gồm Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản, đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP vừa phải, dao động từ 6% - 14% trong thập kỷ vừa qua. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tương đối chậm hơn, các quốc gia này vẫn nắm giữ sức ảnh hưởng lớn trong thương mại và tài chính toàn cầu.
Brazil ghi nhận mức tăng trưởng GDP thấp nhất trong số mười nền kinh tế hàng đầu, từ 1.800 tỷ USD năm 2015 lên 2.300 tỷ USD năm 2025. Nền kinh tế này chịu ảnh hưởng từ suy thoái kéo dài cộng thêm tác động từ đại dịch Covid-19.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đề xuất kiểm tra hồ sơ mạng xã hội của người xin cấp thẻ xanh đang cư trú hợp pháp tại Mỹ, dẫn đến nhiều chỉ trích.
Khi còn kinh doanh thuận lợi, Mercedes đã ký thỏa thuận với người lao động để không sa thải hàng loạt trước năm 2034. Giờ đây với sự trỗi dậy của xe điện, hãng ô tô Đức đang phải 'bồi thường' để đề nghị người lao động tự nghỉ.
Ba tháng đầu năm 2025 đã được dự đoán trước là sẽ không bình lặng, nhưng ít ai ngờ thế giới lại đứng trước bờ vực của một cuộc chiến thương mại toàn diện và các nhà đầu tư sẽ tháo...
Mercedes-Benz vừa công bố những khoản bồi thường “khủng” để khuyến khích nhân viên tự nghỉ việc. Hãng xe Đức dự kiến cắt giảm 30.000 nhân sự không trực tiếp tham gia sản xuất.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.