Không dám sớm vay tiền ngân hàng, nhiều người giờ khó mua nhà Hà Nội
07:30 05/10/2024
Nhiều người ngại vay tiền ngân hàng để mua nhà vì lo lãi suất cao nhưng giờ đành tiếc hùi hụi vì giá nhà Hà Nội hiện chỉ tăng và chưa có dấu hiệu giảm.
Anh Trần Văn Tiến (quê Hà Giang) chia sẻ câu chuyện mua nhà của mình. Vợ chồng anh đã sinh sống và làm việc tại Hà Nội 15 năm, sau thời gian bòn góp và nhận sự hỗ trợ lớn từ hai bên nội, ngoại, anh chị cũng dành dụm được gần 3 tỷ đồng. Và ý định mua nhà để định cư bắt đầu được tính tới.
Cuối năm 2023, tìm mãi anh chị mới ưng ý 1 căn nhà 35m2, 4 tầng ở quận Long Biên. Tuy nhiên, căn nhà này lại có giá 3,7 tỷ đồng, hơi vượt khoản tài chính đang có. Lo sợ vay ngân hàng sẽ phát sinh khoản nợ lãi cao và khó trả, anh Tiến quyết định tiếp tục đi ở thuê và tìm kiếm nơi khác có giá rẻ hơn hoặc chờ giá nhà hạ.
Anh Tiến lý giải, nếu vay ngân hàng 700 triệu đồng, lãi suất thời điểm đó là 9,5%, tức mỗi tháng anh phải trả lãi khoảng gần 6 triệu đồng. Nếu mức lãi này không đổi đã là một khoản tiền không nhỏ với nhà anh vì thu nhập 2 vợ chồng chỉ khoảng 20 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, nếu lãi suất cho vay tăng đột ngột, lên tới 12 - 13% như đã từng xảy ra hồi năm 2022 thì số tiền lãi sẽ là gánh nặng vô cùng lớn.
" Tôi không thể mạo hiểm với khoản lãi hàng tháng bắt buộc phải trả như thế và cũng nuôi hy vọng giá nhà sẽ giảm hoặc tôi sẽ tìm được căn khác giá rẻ hơn. Ai ngờ, bây giờ mới biết đó là sai lầm ", anh nói.
Giá nhà Hà Nội liên tục tăng và chưa có dấu hiệu giảm. (Ảnh minh họa: Minh Đức)
Sau một thời gian chờ đợi, giá nhà Hà Nội không những không giảm mà còn ngày càng tăng. Từ đầu năm 2024, giá liên tục phi mã khiến người mua phải chóng mặt. Căn nhà 3,7 tỷ anh định chốt thì đến tháng 5/2024 đã được bán với giá 5 tỷ đồng, tăng 1,3 tỷ đồng chỉ sau nửa năm.
" Bây giờ khi đi tìm nhà tôi luôn hoa mắt chóng mặt, vì số tiền 3 tỷ đồng của tôi chỉ mua được nhà 30m2 nằm ở những con ngõ nhỏ, 1 xe máy đi lại được. Những căn có ngõ rộng khoảng 2,5 mét, giá đã lên tới trên dưới 4 tỷ. Còn nhà ô tô qua được như căn tôi định mua cuối năm 2023 thì giá đã trên dưới 5 tỷ. Nếu ngày đó tôi chấp nhận vay ngân hàng thì giờ đã có 1 căn nhà đẹp để ở. Hiện tại, tôi càng không dám nghĩ đến việc mua nhà, vì bỏ 3 tỷ đồng mà ở trong sâu tít tắp thì thà đi ở thuê còn hơn ", anh Tiến tiếc nuối nói.
Chị Trần Mai Hoa (quê Bắc Giang) cũng chia sẻ, năm 2018, hai vợ chồng chị với tổng thu nhập 20 triệu đồng/tháng, dự định mua căn hộ rộng 55 m2 giá 1,1 tỷ đồng tại quận Hoàng Mai. Thời điểm đó, anh chị có trong tay 800 triệu đồng và nếu mua căn hộ này, phải vay ngân hàng thêm 300 triệu đồng. Lần lữa mãi chuyện vay ngân hàng, cuối cùng chị Hoa bỏ lỡ cơ hội mua nhà Hà Nội vì hiện giá hầu như chỉ tăng ở mọi phân khúc chứ không giảm. Với khoản tiền đó, nếu muốn mua nhà ưng ý thì vẫn phải vay ngân hàng, mà còn vay nhiều hơn. Nếu không vay thì đành chấp nhận nơi ở có nhiều khuyết điểm.
Theo đó, căn hộ nằm trong khu chung cư chị Hoa định mua 6 năm trước, giá đã tăng lên 3,1 tỷ đồng. Nếu mua, buộc họ phải vay thêm 1,8 tỷ đồng. Dù thu nhập đã tăng lên 30 triệu đồng/tháng, nhưng nếu vay vào thời điểm này, mỗi tháng anh chị vẫn phải trả khoảng gần 20 triệu đồng cả gốc và lãi.
" Tôi cảm thấy giấc mơ mua nhà Hà Nội ngày càng xa vời và giờ thậm chí đến nhà ở xã hội tôi cũng khó mua được. Thật là khó tin khi giá căn nhà tôi định mua tăng từ 1,3 tỷ đồng lên 3,1 tỷ đồng chỉ sau 6 năm ", chị Hoa cho hay.
Cũng theo chị Hoa, nếu trước đây, chị chấp nhận đi vay ngân hàng thì nay đã có 1 căn nhà tại Hà Nội để sinh sống ổn định. Và thời điểm đó chị quyết đoán hơn thì bây giờ có khi đã trả xong phần tiền đi vay rồi.
6 năm qua, trong khi giá nhà tăng gấp 2,5 lần, thì thu nhập của hai vợ chồng chị chỉ tăng 1,5 lần. " Giờ tôi không dám đi vay để mua nhà vì chi phí gốc và lãi vay mua nhà quá cao, cả gia đình 4 người không thể sinh sống với 10 triệu đồng còn lại. Tôi đã bỏ lỡ cơ hội mua nhà tốt nhất của mình, nên giờ không biết bao giờ mới có thể có cơ hội mua lần thứ hai được nữa ", chị Hoa buồn bã nói.
Vành đai 3 Tp.HCM đang thi công, vành đai 2 đoạn qua khu Đông TP rục rịch các bước để khởi công khép kín vào đầu năm 2025; vành đai 4 Tp.HCM trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi…các thông tin hạ tầng...
Cùng với tháo gỡ cho hơn 9.000 hồ sơ nhà đất đang bị ứ đọng, UBND TPHCM đã báo cáo HĐND Thành phố về thời điểm sẽ ban hành bảng giá đất điều chỉnh vào trước ngày 15/10/2024. Nhiều ý kiến cho...
Tỉnh này sẽ đưa một huyện trở thành điểm kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị tỉnh, phụ cận với dân số quy hoạch khoảng 500.000 người vào năm 2045 và trở thành cửa ngõ giao lưu thương mại của tỉnh.
Theo báo cáo của Trung tâm Kỹ thuật đường bộ, tại vị trí trụ T5 cầu Yên Bái (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) có hiện tượng xói sâu, đường xói cách mũi cọc từ 3,20 - 6,20m
Cây cầu nối quận 4 và quận 7 TP. HCM vẫn đang trong quá trình tìm thiết kế tối ưu nhất nhằm đảm bảo hoạt động lưu thông cũng như đảm bảo hiệu quả của dự án khác vừa được phê duyệt.
Diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực nội thành giai đoạn đến năm 2035 phấn đấu trung bình đạt khoảng 28m2 sàn/người (đã bao gồm diện tích nhà ở tăng thêm tương ứng với dân số dự báo).
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.