Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân
08:22 12/04/2025
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, toàn diện của mọi người đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính.
Tại Thông báo, Ban Chỉ đạo yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, chủ động rà soát, tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược), tập trung vào những nhiệm vụ chưa thực hiện được để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của Chiến lược; tiến hành sơ kết, tổng kết Chiến lược, trên cơ sở đó, nghiên cứu, xây dựng, đề xuất Chiến lược cho giai đoạn mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2025.
Ban Chỉ đạo khẳng định trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nổi bật như: Khuôn khổ pháp lý liên quan đến tài chính toàn diện không ngừng được rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính tiếp tục được phát triển đa dạng, rộng khắp các địa bàn trên cả nước, đặc biệt là các kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng hiện đại như điện thoại di động, Internet.
Hạ tầng tài chính được chú trọng đầu tư, nâng cấp, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số để tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, kết nối liên thông với các ngành, lĩnh vực khác phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; ứng dụng mạnh mẽ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh và xác thực điện tử trong cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng...
Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Mạng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng vẫn phân bố chủ yếu ở khu vực thành thị trong khi còn hạn chế ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới, mô hình, dịch vụ thanh toán mới.
Thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn hạn chế ở một bộ phận người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa do thói quen sử dụng tiền mặt, thiếu kiến thức về tài chính. Việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua ngân hàng tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị.
Các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp còn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
Người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế về kiến thức tài chính, thiếu những kỹ năng quản lý tài chính một cách hiệu quả.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về tài chính toàn diện
Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải tiếp tục phát triển hợp lý và tăng độ bao phủ dịch vụ tài chính cung ứng cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về tài chính toàn diện theo hướng vừa thúc đẩy được sự phát triển vừa quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp; khắc phục hiệu quả những tồn tại, hạn chế, bất cập hiện nay.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng tài chính, tăng cường kết nối liên thông nhằm tạo ra hệ sinh thái đồng bộ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại và thiết kế phù hợp hơn với các đối tượng, nhất là đối tượng người dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh đặc biệt, các đối tượng yếu thế; tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân cần tiếp tục được chú trọng, đẩy mạnh nhằm giúp cho người dân thấy được sự tiện ích, an toàn và tự tin khi tham gia sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức, xây dựng và phát triển chương trình công dân số trên phạm vi cả nước, nhất là đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa.
Hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, toàn diện của mọi người dân đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính, đặc biệt là đối tượng người yếu thế, người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, học sinh, sinh viên; tận dụng tối đa các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số; đảm bảm an ninh, an toàn, bảo mật cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại.
Thực hiện quyết liệt với tinh thần bảm bảo 6 rõ
Ban Chỉ đạo đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo, các Bộ, cơ quan liên quan, các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra với tinh thần phân công nhiệm vụ bảo đảm "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền".
Trong đó, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo, chỉ đạo bộ, ngành mình, rà soát, tập trung tổ chức triển khai, hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao, phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong Ban Chỉ đạo, gắn bó, sâu sát với công việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01/6/2025; đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2025.
Các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện thể chế để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà nước, người dân, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng đồng bộ, đều khắp trên phạm vi cả nước; xây dựng chương trình công dân số; thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt; đa dạng hóa các cách làm, phương pháp truyền thông để phù hợp với các đối tượng khác nhau, các địa bàn khác nhau; bố trí đủ nguồn lực thực hiện Chiến lược; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao trước ngày 1/6/2025; đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2025, trong đó:
Bộ Tài chính tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm có các sản phẩm bảo hiểm mới, phù hợp; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín dụng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện.
Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục khai thác tối đa ích lợi của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phát triển tài chính toàn diện cho người dân.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai các chương trình, diễn đàn tài chính góp phần hình thành tư duy kinh doanh, quản lý tài chính cho học sinh, sinh viên.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh - truyền hình đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm tuyên truyền, phổ biến về Chiến lược, phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, rủi ro cùng cách thức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách an toàn, hiệu quả; hình thành tư duy, kỹ năng tài chính, kinh doanh cho người dân.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, lồng ghép các mục tiêu về tài chính toàn diện trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức triển khai nâng cao năng lực kế toán và quản lý tài chính của các hợp tác xã.
Bộ Ngoại giao chủ động tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các chương trình, diễn đàn quốc tế có nội dung về tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tích cực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục tài chính đến người dân dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp, dễ nghe, dễ nhớ, dễ thấy hấp dẫn và thường xuyên liên tục.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục lồng ghép các mục tiêu về tài chính toàn diện vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của Chiến lược, phổ biến kiến thức, giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn và có đánh giá sơ kết quý năm.
Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết giai đoạn 2020 - 2025 và đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tài chính tài chính toàn diện trong giai đoạn mới, gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 1/6/2025 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2025.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược giai đoạn 2020-2025; nghiên cứu, đề xuất Chiến lược cho giai đoạn mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2025.
Theo báo cáo từ một cổ đông của CTCP Dịch vụ Di Động Trực Tuyến (M-Service) – đơn vị vận hành MoMo, siêu ứng dụng tài chính này đạt doanh thu hơn 100 triệu USD, tương đương gần 2.600 tỷ đồng năm 2024.
Giá vàng vọt lên đỉnh cao kỷ lục mới, sắp chạm mốc 106 triệu đồng/lượng. Những người mua vàng vào ngày vía Thần Tài năm nay giờ đã lãi từ 10,4-12,4 triệu đồng/lượng nếu bán ra chiều 11/4.
VIB sẽ chi hơn 2.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt trong tháng 5 và nâng vốn điều lệ lên hơn 34.000 tỷ đồng, đồng thời đặt kế hoạch lãi 11.020 tỷ đồng năm 2025.
Giá vàng hôm nay 12/4/2025 giao dịch ở mức cao kỷ lục trên 3.200 USD/ounce. SJC và vàng nhẫn tăng vọt lên hơn 106 triệu đồng/lượng rồi hạ nhiệt, trụ vững trên đỉnh 105 triệu đồng.
Các chuyên gia cho rằng rằng, động thái chuyển giao bắt buộc gần đây đã tạo ra động lực thay đổi thực sự cho các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, vấn đề vẫn là câu chuyện khả năng khôi phục dòng...
Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
Cơ quan Thuế cảnh báo các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn tất thủ tục thuế hoặc bỏ trốn địa chỉ đăng ký. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và cơ sở dữ liệu quốc...
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.