Đây là đô thị đặc biệt duy nhất của Việt Nam dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng sau sáp nhập
20:00 29/03/2025
TP trực thuộc Trung ương lớn thứ 2 của Việt Nam và cũng là đô thị đặc biệt duy nhất trên cả nước dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Thủ đô Hà Nội - Trung tâm chính trị của cả nước
Mới đây, Bộ Nội vụ đã hoàn tất tờ trình và Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, chuyển Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định.
Theo đề xuất trong dự thảo này, Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước sẽ không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, giữ nguyên hiện trạng, trong đó có 2 TP trực thuộc Trung ương gồm TP. Hà Nội và TP. Huế.
Cụ thể, 11 đơn vị hành chính dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
TP. Hà Nội là một trong số 11 tỉnh/thành trên cả nước dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Internet
52 địa phương còn lại thuộc xếp, bao gồm cả 4 TP trực thuộc Trung ương của Việt Nam gồm: TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Theo như số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, TP. Hà Nội hiện có diện tích 3.359km2 và dân số 8.499.038 triệu người, đây cũng là TP trực thuộc Trung ương rộng thứ 2 và đông dân thứ 2 của Việt Nam.
Hà Nội được biết đến là Thủ đô thứ 2 của Việt Nam từ thế kỷ 11, là mảnh đất giàu lịch sử, chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước.
Nơi đây từng kinh đô của nhiều triều đại phong kiến như Lý, Trần, Lê.
Hà Nội được định hướng là trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam nhờ sự giao thoa của các yếu tố truyền thống và hiện đại.
Thủ đô được biết đến với nhiều di sản văn hóa đặc sắc cũng như di tích lịch sử, đền chùa miếu mạo cũng như các lễ hội truyền thông.
Nếu như TP. HCM được định hướng là "đầu tàu" kinh tế của Việt Nam thì Thủ đô Hà Nội được định hướng là trung tâm chính trị - văn hóa của cả nước, nơi đặt các cơ quan Nhà nước cao nhất gồm: Văn phòng Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan trung ương khác. Nơi đây cũng từng chứng kiến nhiều sự kiện mang tầm vóc lịch sử như tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày nay, mảnh đất Thủ đô cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, những cuộc họp quốc tế, là nơi thúc đẩy sự phát triển chính trị và đối ngoại của đất nước.
Thủ đô Hà Nội sở hữu vị trí chiến lược cả về giao thông và kinh tế khi nằm bên bờ sông Hồng, cách biển Đông khoảng 100km và là trung tâm giao thông kết nối các tỉnh phía Bắc với các vùng miền khác trên cả nước.
Hà Nội cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quốc phòng của Việt Nam với nhiều cơ sở quân sự, các đơn vị bộ đội cũng như các cơ quan chiến lược.
Giữa bối cảnh đô thị hóa và hội nhập quốc tế, Thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam luôn chú trọng đến việc giữ gìn công tác an ninh xã hội khi công tác phòng chống tội phạm, duy trì an ninh trật tự luôn được quan tâm sát sao.
Hà Nội cũng là TP đứng trong TOP đầu phát triển kinh tế của cả nước.
Năm 2024, quy mô kinh tế GRDP của Hà Nội đạt khoảng 1.430 tỷ đồng, đứng thứ 2 cả nước.
Mức nhập bình quân đầu người tại Hà Nội năm 2023 đạt 6,869 triệu đồng/tháng, cao hơn 1,4 lần so với bình quân cả nước.
Từng trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính
Trong vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội cũng đã từng trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính từ năm 1954.
Từ đó đến nay, Hà Nội đã trải qua 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008.
Mỗi lần thay đổi, Thủ đô lại có sự thay đổi lớn trong cơ cấu về hành chính, diện tích cũng như dân số.
Năm 1961, Hà Nội tiến hành một cuộc mở rộng quy mô lớn thông qua việc sáp nhập các địa phương lân cận. Cụ thể, thành phố tiếp nhận 18 xã, 6 thôn và một thị trấn từ tỉnh Hà Đông; 29 xã và một thị trấn của tỉnh Bắc Ninh; 17 xã cùng một nửa thôn từ tỉnh Vĩnh Phúc; và thêm một xã từ tỉnh Hưng Yên.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa của cả nước. Ảnh: Internet
Sau đợt sáp nhập này, diện tích của Thủ đô được mở rộng đáng kể, đạt 586,13km², gồm 4 khu vực nội thành và 4 huyện ngoại thành, với dân số vào thời điểm đó khoảng 910.000 người. Về địa giới hành chính, Hà Nội sau năm 1961 có ranh giới phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Hà Đông; phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Tiếp đó, ngày 29/12/1978, Quốc hội khóa VI thông qua đề án của Chính phủ về việc tiếp tục mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Theo đó, thành phố tiếp tục sáp nhập thêm nhiều địa phương từ hai tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú, bao gồm cả huyện, thị xã, xã và thị trấn.
Cụ thể, từ tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Nội tiếp nhận huyện Ba Vì (32 xã), huyện Phúc Thọ (22 xã), huyện Thạch Thất (19 xã), huyện Đan Phượng (15 xã và một thị trấn), huyện Hoài Đức (27 xã) và thị xã Sơn Tây (gồm 9 xã và 5 phường). Từ tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội tiếp nhận huyện Mê Linh (22 xã và 2 thị trấn) cùng huyện Sóc Sơn (25 xã).
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có tổng diện tích lên tới 2.123km2, bao gồm 4 khu vực nội thành và 12 huyện, thị xã ngoại thành, với quy mô dân số khoảng 2,5 triệu người.
Tuy nhiên, đến ngày 12/8/1991, Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh lại địa giới hành chính Thủ đô theo hướng thu hẹp. Theo đó, huyện Mê Linh được chuyển trở lại về tỉnh Vĩnh Phú, trong khi thị xã Sơn Tây cùng các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì và Thạch Thất được sáp nhập trở lại tỉnh Hà Tây.
Sau điều chỉnh, địa giới Hà Nội có những thay đổi rõ rệt: phía Đông giáp các tỉnh Hà Bắc và Hải Hưng, phía Tây và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phú, phía Nam tiếp giáp tỉnh Hà Tây, đồng thời phía Bắc còn giáp tỉnh Bắc Thái. Diện tích Hà Nội lúc này giảm xuống còn 921,8km2, bao gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với dân số hơn 2 triệu người.
Đến ngày 29/5/2008, Quốc hội tiếp tục thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Theo đó, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã gồm Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào thành phố Hà Nội, đánh dấu một trong những bước phát triển mang tính bước ngoặt trong quá trình xây dựng Thủ đô thành đô thị đặc biệt.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
Quy mô dự án gồm 357 căn hộ cao cấp, phục vụ khoảng 717 cư dân, với chiều cao tối đa 30 tầng. Thời gian dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành là quý IV/2029.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định giao đất trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên nhằm triển khai các dự án đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng...
Sáng ngày 25/03/2025, Lễ ký kết hợp tác phân phối Toà căn hộ cao cấp The Fibonan giữa chủ đầu tư An Phú Invest cùng các đại lý phân phối chính thức đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Với việc được hàng trăm chuyên gia cao cấp nước ngoài chọn làm nơi lưu trú dài hạn, Villa Flamingo Golden Hill đang trở thành một sản phẩm đầu tư an toàn, bền vững và gia tăng giá trị theo thời gian.
Nhà mặt phố từng là "viên ngọc quý" trong mắt nhà đầu tư bất động sản giờ đây mờ nhạt dần. Người tiêu dùng chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến, làm giảm giá trị của các tài sản thương mại truyền thống.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở năm 2025 dự kiến sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024.
Với việc hai tuyến giao thông trọng điểm gồm Đại lộ Tây Thăng Long và Vành đai 4 cùng lúc được đẩy nhanh triển khai, khu vực Đan Phượng đang bước vào giai đoạn phát triển hạ tầng mạnh mẽ. Nằm...
(KTSG Online) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định giao đất tại huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên nhằm triển khai dự án
(KTSG Online) - Sáng nay (28-3), UBND TPHCM phối hợp với Công ty cổ phần Nutifood khởi công xây dựng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn, nối công viên Bạch
(KTSG Online) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu các nhà thầu, đơn vị liên quan cơ bản phải hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.