Tỉnh có nhiều TP nhất Việt Nam, 7 năm đứng TOP đầu PCI dự kiến giữ nguyên hiện trạng sau sáp nhập
06:04 29/03/2025
Trong số 11 đơn vị hành chính được dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng sau sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh này là có nhiều TP nhất Việt Nam và nằm trong quy hoạch trở thành TP trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Theo Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước sẽ có 11 đơn vị hành chính giữ nguyên hiện trạng sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó gồm 2 TP trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
11 đơn vị hành chính được dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng bao gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
52 địa phương còn lại thuộc xếp, bao gồm cả 4 TP trực thuộc Trung ương của Việt Nam gồm: TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Bộ Nội vụ cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã sẽ dựa trên nhiều tiêu chí gồm: Diện tích tự nhiên, quy mô dân số, yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa, tôn giáo, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị cũng như quốc phòng và an ninh.
Quảng Ninh là một trong số 11 tỉnh/thành trên cả nước dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, trong số đó, có tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo Nghị quyết số 1211 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính.
Theo Bộ Nội vụ, đơn vị hành chính cấp tỉnh cần đáp ứng ba tiêu chuẩn bắt buộc gồm: diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Cụ thể, đối với tỉnh miền núi, vùng cao, diện tích tối thiểu là 8.000km2 và dân số từ 0,9 triệu người trở lên; với các tỉnh còn lại, yêu cầu diện tích từ 5.000km2, dân số đạt ít nhất 1,4 triệu người.
Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, tiêu chuẩn là diện tích tối thiểu 1.500km2 và dân số từ một triệu người. Ngoài ra, tất cả tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đều phải có ít nhất 9 đơn vị hành chính cấp huyện.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều TP nhất cả nước (cùng tỉnh Bình Dương). Ảnh: Internet
Trong trường hợp các tỉnh, thành phố chưa đáp ứng đầy đủ 100% các tiêu chuẩn trên theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đơn vị hành chính, sẽ phải thực hiện sáp nhập. Việc sáp nhập được tiến hành trên cơ sở bảo đảm sự tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền thống, thành phần dân tộc; giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của từng địa phương; đồng thời phải đảm bảo yếu tố địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên thuận lợi, hạ tầng giao thông kết nối và không gian kinh tế phù hợp, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển, thúc đẩy sự hỗ trợ và phát triển lẫn nhau giữa các địa phương sau sáp nhập.
Dự thảo của Bộ Nội vụ cũng lưu ý việc sáp nhập cần cân nhắc đến trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, phải chú trọng yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo đảm xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng điểm, khu vực biên giới và hải đảo.
Quảng Ninh hiện đang là một trong số 11 tỉnh được đề xuất giữ nguyên hiện trạng sau sắp xếp đơn vị hành chính; đây là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có vị trí địa chính trị, kinh tế, đối ngoại và đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Tỉnh Quảng Ninh hiện nay có vị trí phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc; phía Nam giáp TP. Hải Phòng; phía Đông giáp biển; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm: 5 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 171 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 73 phường, 7 thị trấn và 91 xã.
Quảng Ninh là tỉnh có 5 TP trực thuộc Trung ương, cùng với Bình Dương là 2 tỉnh đang có nhiều TP nhất Việt Nam.
Trong lĩnh vực kinh tế, Quảng Ninh được xem là một cực trọng điểm về kinh tế của phía Bắc.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của Quảng Ninh tăng 8,42%, đứng thứ 6 trong vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 20 cả nước.
Quy mô GRDP năm 2024 theo giá hiện hành của Quảng Ninh ước đạt 347,5 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 7 cả nước.
GRDP ước đạt 10.272 USD, tăng 7,7% cùng kỳ, năng suất lao động xã hội đạt 569,6 triệu đồng/người, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong năm 2024, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 109.400 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách du lịch đạt khoảng 19 triệu lượt, tăng trưởng 20%, trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,9%. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh ước tính đạt 3,539 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.
Về thu hút đầu tư, Quảng Ninh ghi nhận kết quả nổi bật với 2,8 tỷ USD vốn FDI, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chủ lực, với mức tăng 20,45%, cao hơn 4,05 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng duy trì vị trí dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) suốt 7 năm liên tiếp (từ 2017 đến 2023).
Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, địa phương này được xác định mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
Định hướng phát triển đô thị đến năm 2030, tỉnh sẽ áp dụng mô hình đô thị riêng biệt, không tổ chức theo các quận, mà hình thành khu vực nội thị liên kết, bao gồm các "thành phố trong thành phố". Các đô thị này sẽ được kết nối bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đặc biệt là giao thông công cộng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông.
Khu vực nội thị trung tâm gồm 7 thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều, Móng Cái và Vân Đồn – các đô thị này sẽ được đầu tư hoàn chỉnh để đạt tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030. Ngoài ra, các khu vực đô thị khác tại các huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ và Cô Tô cũng được định hướng phát triển phù hợp với vai trò vùng đệm, hỗ trợ khu vực trung tâm.
Dự kiến đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, với quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 2,64 triệu người, trong đó dân số thường trú đạt khoảng 1,63 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa vượt 75%, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phố đã đề xuất ba khu vực chiến lược để bố trí Khu thương mại tự do với tổng diện tích khoảng 6.470ha - gấp gần 12,5 lần diện tích trung bình của một khu công nghiệp tại Hải Phòng
Trước thông tin sáp nhập tỉnh thành, tại một số địa phương tình trạng sốt đất đã xảy ra. ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) phân tích dòng tiền của các...
Tỉnh này mới đây đã có quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) khu vực núi Cô Tiên trên địa bàn nhằm mục tiêu phát triển các khu du lịch sinh thái.
Chỉ vừa giới thiệu thông tin ra thị trường song Simona Heights liên tục trở thành tâm điểm được quan tâm. Sức hút này là điều dễ hiểu khi đây là dự án hiếm hoi còn sót lại ngay trung tâm phố cổ,...
Sở hữu chuỗi thành tích ấn tượng, Mai Việt Land tự hào khi đảm nhận vai trò tổng đại lý phân phối dự án Song Hong Diamond City. Đón đầu xu thế phát triển, dự án được kỳ vọng là điểm thu hút giao thương sầm uất, mang đến nhịp sống mới cho Yên Mỹ, Hưng Yên.
Quỹ nhà giá rẻ của thành phố sẽ mở rộng ra thanh niên, công nhân… phục vụ nhóm thu nhập trung bình, không giới hạn như nhà ở xã hội, theo Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.