Ngay trong những tháng đầu tiên của quí 1, cổ phiếu nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp tiếp tục đà tăng tốc mạnh khi là một trong những ngành dẫn sóng của thị trường, trong đó tiêu biểu nhất là mã BCM với mức tăng 16%.
Ngành bất động sản khu công nghiệp vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong năm nay. Trong ảnh: Một khu công nghiệp ở Tây Ninh. Ảnh: H.P
Thuận lợi và khó khăn
Dù có nhiều đợt biến động khá mạnh trong năm 2024 song nhóm cổ phiếu ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN) vẫn có mức tăng vượt trội hơn so với thị trường chung (+17,7% so với +12,1% của VN-Index). Một số cổ phiếu đạt mức tăng nổi bật trong ngành là GVR (tăng 44,5%) nhờ giá cao su tăng 38% và thu nhập từ việc chuyển đổi đất trồng cao su sang đất KCN; hay SZC cũng tăng 18,8%, nhờ lợi nhuận tăng 39% cùng với diện tích MOU cao kỷ lục. Bước sang năm 2025, ngay trong những tháng đầu tiên của quí 1, cổ phiếu nhóm ngành bất động sản KCN tiếp tục đà tăng tốc mạnh khi là một trong những ngành dẫn sóng của thị trường, trong đó tiêu biểu nhất là mã BCM với mức tăng 16%.
Xét các yếu tố cơ bản, ngành bất động sản KCN vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.
Điểm tích cực đầu tiên là nguồn cung các KCN mới dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính), trong năm 2024, đã có 8 KCN mới bắt đầu hoạt động với tổng diện tích 3.029 héc ta, tăng 3,3%. Bên cạnh đó, đã có 27 dự án đầu tư cho các KCN trên toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 8.886 héc ta, nâng tổng diện tích các KCN cả nước lên 18.800 héc ta (tăng 9%). Các KCN mới dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2025, đồng thời có sự chuyển dịch đáng kể từ các KCN ở các vùng trọng điểm 1 sang các KCN ở các vùng trọng điểm 2, khi phần lớn các dự án mới đều nằm ở các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nam, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh.
Xét các yếu tố cơ bản, ngành bất động sản khu công nghiệp vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.
Yếu tố thứ hai là quá trình cấp phép thành lập các KCN mới dự kiến sẽ tăng tốc vào năm 2025 nhờ những thay đổi về thẩm quyền phê duyệt. Vào tháng 11-2024, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi và bổ sung bốn luật khác nhau (quy hoạch, đầu tư, PPP, đấu thầu). Đáng chú ý, luật sửa đổi Luật Đầu tư quy định chuyển quyền phê duyệt dự án đầu tư KCN cho UBND cấp tỉnh thay vì Thủ tướng, giúp đẩy nhanh việc thành lập các KCN mới. Điều này được đánh giá đặc biệt có lợi cho các công ty sở hữu diện tích đất lớn như các doanh nghiệp trồng cây cao su.
Trên thực tế, việc chuyển đổi đất trồng cây cao su thành các KCN đã bước đầu có tín hiệu tích cực. Cụ thể, trong năm 2024, đã có ba KCN mới bao gồm: Hiệp Thành ở tỉnh Tây Ninh, Xuân Quế Sông Nhạn và Bầu Cạn Tân Hiệp ở tỉnh Đồng Nai nhận được chấp thuận đầu tư để chuyển đổi từ đất trồng cây cao su, với tổng diện tích là 2.495 héc ta. Dự báo các doanh nghiệp trồng cây cao su như GVR, TRC và DPR (với KCN Bắc Đồng Phú mở rộng và KCN Nam Đồng Phú mở rộng) sẽ bắt đầu tạo ra doanh thu từ việc chuyển nhượng đất trồng cây cao su thành các KCN bắt đầu từ năm 2025.
Yếu tố thứ ba là dự kiến giá thuê đất KCN sẽ tăng nhẹ trong năm 2025. Theo CBRE, giá thuê dự kiến sẽ tăng từ 3-9% mỗi năm trong ba năm tới (145 đô la Mỹ/mét vuông/chu kỳ thuê, với tỷ lệ lấp đầy dự kiến là 82% cho năm 2025), và từ 3-7% cho khu vực phía Nam trong cùng giai đoạn (đạt 178 đô la/mét vuông/chu kỳ thuê, với tỷ lệ lấp đầy là 89% cho năm 2025).
Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý là dù có một số yếu tố thuận lợi nêu trên song ở chiều hướng ngược lại, ngành bất động sản KCN cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức như: lợi thế cạnh tranh về giá thuê trong các KCN ở Việt Nam đang dần giảm - khi chênh lệch giá thuê trung bình ở các khu vực khác gần như rất nhỏ hay chi phí đầu tư cho các KCN mới đang tăng lên do chi phí đền bù đất để giải phóng mặt bằng tăng. Điều này có thể sẽ làm giảm biên lợi nhuận của các dự án mới xuống còn khoảng 30-35%, so với mức trên 50% đối với các KCN hiện hữu.
Cổ phiếu nào tiềm năng?
Dựa trên những đặc điểm riêng và lợi thế sẵn có của từng doanh nghiệp, theo Công ty Chứng khoán SSI, dự báo lợi nhuận của các chủ đầu tư KCN niêm yết sẽ có sự phân hóa trong năm 2025, trong đó có một vài cái tên nổi bật như BCM, DPR, KBC.
Với BCM, đây là một trong những chủ đầu tư KCN hàng đầu cả nước khi sở hữu tổng cộng 357 héc ta đất có sẵn cho thuê, và có thêm 128 héc ta đất ở và thương mại tại thành phố mới Bình Dương. Hơn nữa, liên doanh VSIP, do BCM nắm giữ 49% cổ phần, dự kiến sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận khi VSIP Cần Thơ, VSIP Bắc Ninh 2, VSIP Nghệ An 2 và VSIP 3 tiếp tục thu hút khách hàng lớn thuê cũng như VSIP Lạng Sơn và KCN Sơn Mỹ 2 bắt đầu hoạt động vào năm 2026. Dự báo lợi nhuận sau thuế của BCM sẽ tăng 35% trong năm 2025, chủ yếu do chuyển nhượng đất tại thành phố mới Bình Dương và lợi nhuận từ liên doanh VSIP. Ngoài ra, việc bán đấu giá công khai 300 triệu cổ phiếu vào cuối tháng 4 tới, dự kiến thu về hơn 20.000 tỉ đồng, cũng là yếu tố hứa hẹn giúp thu hút dòng tiền ngắn hạn đối với cổ phiếu này.
Tiếp đến là DPR với quỹ đất lớn tại các vị trí khác nhau sẽ mang lại cơ hội đáng kể để chuyển đổi thành các KCN. Nhu cầu về KCN tại tỉnh Bình Phước dự kiến sẽ tăng lên do tỷ lệ lấp đầy cao tại Bình Dương (94%) và Đồng Nai (92%). Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng cải thiện, như đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn từ Gia Nghĩa đến Chơn Thành và tuyến đường từ TPHCM đến Chơn Thành (chạy qua Thủ Dầu Một), càng củng cố triển vọng của DPR. Ngoài ra, mảng cao su tự nhiên truyền thống của DPR dự kiến cũng sẽ tích cực nhờ dự báo giá cao su tăng trong năm 2025.
Với KBC, mặc dù kết quả kinh doanh chậm lại trong ba quí đầu năm 2024 do thiếu đất công nghiệp cho thuê, nhưng nhiều khả năng KBC sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận đáng kể khi các dự án bất động sản trọng điểm nhận được phê duyệt pháp lý, dự kiến từ nay đến nửa đầu năm 2025. Trong ngắn hạn, kỳ vọng KBC sẽ cho thuê tổng cộng 21 héc ta đất công nghiệp tại các KCN như Nam Sơn Hạp Lĩnh, Quang Châu và Tân Phú Trung. Trong dài hạn, dự báo KCN Tràng Duệ 3 tại Hải Phòng (687 héc ta) và Khu đô thị Phúc Ninh tại tỉnh Bắc Ninh (114 héc ta) sẽ hoàn tất thủ tục pháp lý trong năm 2025 và bắt đầu cho thuê, từ đó đóng góp lớn vào lợi nhuận sau thuế của KBC.
Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh ô tô này từng ví nhà đầu tư lướt sóng/đầu cơ như ký sinh trùng, bám vào công ty để kiếm lợi. 'Họ không phải cổ đông!'.
Lãnh đạo VNX cho biết, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành không chỉ giúp nâng cao tính minh bạch mà còn tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán áp dụng công nghệ hỗ trợ giao dịch hiệu quả hơn.
Tỷ phú Dhanin Chearavanont - người giàu nhất Thái Lan đang đẩy nhanh kế hoạch IPO đơn vị lớn nhất của Charoen Pokphand Foods (CPF) tại Việt Nam. Với doanh thu chiếm 21% tổng xuất khẩu, Việt Nam được xem là...
(ĐTCK) Trái với việc xả mạnh cổ phiếu lớn FPT tới hơn nghìn tỷ đồng, tuần qua, nhà đầu tư ngoại đã giải ngân hàng cặp đôi nhà Vingroup là VIC và VHM cùng các mã chứng khoán gồm VIX và SHS.
Lỗ lũy kế hơn 192 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 117 tỷ đồng, khiến cổ phiếu LO5 vẫn "mắc kẹt" trong diện hạn chế giao dịch kéo dài, đi kèm là mức giá "rẻ hơn trà đá". Hàng loạt khoản nợ quá hạn và dự án không hiệu quả đẩy Công ty vào thế khó.
Dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn chính thức khởi công ngày 15/3, kỳ vọng kết nối Bắc Kạn với Hà Nội và cảng biển Hải Phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuyến đường dài 28,8km, tổng vốn đầu tư hơn 5.750 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đúng tiến độ.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.