CNN: Chính sách 'sớm nắng chiều mưa' của ông Trump đang khiến các đồng minh dần mất kiên nhẫn
19:50 08/03/2025
Chính quyền hỗn loạn đã quay trở lại.
Một ngày, Tổng thống Donald Trump áp đặt thuế quan trừng phạt đối với Canada và Mexico. Ngày hôm sau, ông đóng băng thuế ô tô trong một tháng sau khi bất ngờ nhận ra rằng, đúng như mọi người đã dự đoán, chúng có thể phá hủy một ngành công nghiệp mang tính biểu tượng của nước Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau
Cuối tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến Nhà Trắng để ký một thỏa thuận về khoáng sản đất hiếm mà Trump tuyên bố là một thắng lợi cho Mỹ. Nhưng nhà lãnh đạo Ukraine đã bị Phó Tổng thống JD Vance làm bẽ mặt và buộc phải rời đi, khiến các nhà lãnh đạo châu Âu phải mất nhiều ngày xử lý hậu quả.
Trong khi đó, Elon Musk đang mạnh tay cắt giảm bộ máy hành chính, sa thải hàng loạt nhân viên và gây rối loạn các cơ quan chính phủ, đẩy người dân và doanh nghiệp phụ thuộc vào các khoản thanh toán chính phủ vào tình trạng bất ổn, đúng lúc nền kinh tế đang suy yếu và dễ bị tổn thương.
Ban đầu, sự quyết liệt của Trump trong nhiều lĩnh vực tạo cảm giác hứng khởi khi ông liên tục ký các sắc lệnh hành pháp, xóa bỏ sự trì trệ từ những tháng cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden.
Tuy nhiên, sau sáu tuần đầu tiên, khi Trump đưa ra quyết định theo cảm tính phá bỏ các thỏa thuận an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh, hệ thống thương mại tự do toàn cầu và bộ máy liên bang, những yếu tố giúp Mỹ trở thành siêu cường, một thực tế đang hiện rõ: dường như không có kế hoạch cụ thể nào cả.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Những nỗ lực tùy hứng của ông Trump trong việc kiến tạo hòa bình tại Ukraine, hồi sinh ngành công nghiệp tại các bang miền Trung nước Mỹ bằng thuế quan theo kiểu thế kỷ XIX và cắt giảm chính phủ đều mang tính ứng biến cao, giống như cách ông gọi những bài phát biểu ngẫu hứng trong chiến dịch tranh cử của mình là "weave" (mạch suy nghĩ tự do).
Và một lần nữa, thế giới lại bị cuốn theo những ý thích thất thường của một Tổng thống theo chủ nghĩa "Nước Mỹ trên hết".
Ở một góc độ nào đó, sự hỗn loạn chính là mục tiêu của ông Trump. Chính trường mang tính trình diễn của ông là yếu tố quan trọng trong việc thu hút cử tri.
Với nhiều người ủng hộ phong trào MAGA, tài năng của ông Trump trong việc khiến Đảng Dân chủ, truyền thông và các chính phủ nước ngoài tức giận đã là một thành công. Đối với những người theo chủ nghĩa dân túy, việc gây ra sự hỗn loạn ở Washington và phá hủy bộ máy hành chính là cách để "phi cấu trúc hóa nhà nước hành chính".
Ông Trump đã trau dồi phong cách này từ thời còn là một ông trùm bất động sản ở New York: sử dụng những yêu cầu vô lý, các cuộc đối đầu gay gắt và những thay đổi quan điểm đột ngột để làm đối thủ mất phương hướng. Khi lên nắm quyền, ông áp dụng chiến thuật tương tự để áp đặt quyền lực trong bối cảnh hỗn loạn.
Nhưng nếu sự khó lường có thể là lợi thế trong lĩnh vực bất động sản, thì nó lại là một điểm yếu khi điều hành một quốc gia, một nền kinh tế và một thế giới – nơi tính ổn định và liên tục được đánh giá cao hơn.
Thuế ô tô và những quyết định quay ngoắt
Lệnh đóng băng thuế ô tô trong một tháng từ ngày 5/3, chỉ một ngày sau khi ông Trump áp đặt mức thuế 25% đối với Canada và Mexico, cho thấy ông đôi khi cũng thay đổi suy nghĩ về những quyết định mạnh tay của chính mình.
Có lẽ chỉ số chứng khoán là yếu tố khiến Trump nhượng bộ. Việc đảo ngược quyết định đã giúp chỉ số Dow Jones phục hồi gần 500 điểm sau hai ngày sụt giảm mạnh.
Cơ sở lắp ráp Chrysler Windsor của Stellantis tại Windsor, Ontario
CNN đưa tin rằng Trump đã nhượng bộ sau khi trao đổi với các CEO của ba tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ, và Thư ký báo chí Karoline Leavitt cũng tuyên bố rằng ông sẵn sàng cân nhắc thêm các trường hợp miễn trừ.
Tuy nhiên, việc các CEO có thể tận dụng mối quan hệ của họ để giành được ưu đãi đặc biệt, điều mà những người dân bình thường không thể có, đi ngược lại với một nền kinh tế công bằng.
Ông Trump dường như thích đe dọa áp thuế hơn là thực sự áp dụng chúng. Nhưng bằng cách liên tục đưa ra lời đe dọa và tạo ra sự không chắc chắn về thời điểm hoặc mức độ thuế, ông đang khiến các doanh nghiệp khó có thể lập kế hoạch sản xuất và tiêu dùng, đe dọa làm suy yếu nền kinh tế.
Tác dụng ngược của sự khó lường
Chính sách đe dọa đồng minh trong khi có vẻ như lại ưu ái đối thủ lâu đời của Mỹ là Nga ở Ukraine có thể làm suy giảm quyền lực của Washington trong dài hạn.
Ruchir Sharma, nhà sáng lập Breakout Capital, nói với CNN rằng, "Đồng USD đã giảm mạnh trong tuần này. Thế giới đang tìm cách thích nghi... và các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy rằng có nhiều thị trường khác đáng để đầu tư hơn, thay vì một nước Mỹ với những chính sách thất thường".
Hệ quả là, 4 năm nữa dưới thời ông Trump có thể tái định hình trật tự toàn cầu, theo hướng không phù hợp với tầm nhìn của ông về sự thống trị của Mỹ, mà lại khiến nước này bị gạt ra bên lề.
Mexico và Canada không thể thay đổi vị trí địa lý khiến họ khó tránh khỏi việc giao thương với Mỹ, nhưng họ cũng có thể tìm thấy lợi thế trong việc mở rộng thương mại với Trung Quốc - đối thủ kinh tế đang lên của Mỹ. Liên minh châu Âu, vốn đang chuẩn bị đối phó với các lệnh áp thuế từ Trump, cũng có thể tìm kiếm hướng đi tương tự.
Đồng minh phương Tây của Mỹ đã đầu tư quá nhiều vào mối quan hệ với Washington để muốn nó sụp đổ, nhưng họ cũng có lợi ích quốc gia riêng. Canada không thể thắng trong một cuộc chiến thương mại với Mỹ, nhưng sự kiên nhẫn của họ trước cách hành xử thất thường của Trump đang dần cạn kiệt.
Doug Ford, Thủ hiến Ontario, nền kinh tế lớn nhất Canada, cho rằng cách duy nhất để tiến về phía trước là Trump phải loại bỏ hoàn toàn thuế quan, thay vì chỉ miễn trừ từng ngành công nghiệp như ô tô. "Tất cả những điều này chỉ mang lại sự bất ổn một lần nữa", Ford nói với CNN. "Và chỉ có một người đang gây ra vấn đề đó: Tổng thống Trump".
Ông Trump bác bỏ thông tin về mâu thuẫn giữa Ngoại trưởng Marco Rubio và tỷ phú Elon Musk, nhưng cũng yêu cầu người lãnh đạo DOGE cẩn trọng hơn trong việc cắt giảm nhân sự.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và tỷ phú Elon Musk được cho là đã tranh cãi nảy lửa hôm 6/3 trong một cuộc họp nội các, khi Tổng thống Donald Trump nói về tiến độ cắt giảm nhân sự tại Bộ Ngoại giao.
Chiến dịch tấn công kéo dài bảy tháng của Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga đang bên bờ vực sụp đổ sau khi quân đội Nga đột phá qua tuyến phòng thủ của Ukraine gần thị trấn Sudzha vào thứ Sáu (7/3), theo New York Post (NYP).
Kyiv Independent dẫn lời 1 binh sĩ Ukraine và 1 bác sĩ quân y cho biết, Nga đã phá hủy hệ thống hậu cần của quân đội Ukraine ở Kursk. Và cuộc chiến ở đây đang diễn ra ác liệt.
Mặc dù tỷ lệ sinh của Hàn Quốc đã phục hồi lần đầu tiên sau 9 năm nhưng “xứ sở kim chi” vẫn là quốc gia duy nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có tỷ lệ sinh dưới 1.
Thủ tướng Ba lan Donald Tusk cho rằng sự thay đổi sâu sắc về địa - chính trị ở Mỹ đã đặt Ba Lan, cũng như Ukraine, vào một “tình huống khách quan khó khăn hơn”.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Tập đoàn 911 đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang trong năm 2025 giữa bối cảnh thị trường máy thi công suy yếu. Đáng chú ý, kế hoạch triển khai dịch vụ taxi điện từng gây sốt với 2.200 xe VinFast hiện đã biến mất khỏi tài liệu họp cổ đông.
(ĐTCK) Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đặt mục tiêu cao cho năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt nhóm phát điện và thiết bị điện niêm yết trên sàn.
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) và Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (Kafi) đã hợp tác phát triển tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB, cung cấp giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng.
Thị trường chứng khoán thường nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới. Vừa qua, câu chuyện chiến tranh thương mại đã tác động mạnh lên nhiều thị trường, trong đó...
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng, với tâm điểm là nhóm cổ phiếu chứng khoán, đã khiến thị trường đảo chiều giảm sau 2 phiên hồi phục nhẹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.