CNBC: Thuế quan mới khiến GDP Mỹ giảm 0,4%, mất 344.000 việc làm
09:11 02/02/2025
Tổ chức phi lợi nhuận Tax Foundation cho rằng thuế nhập khẩu Mỹ áp dụng với Mexico, Canada và Trung Quốc có thể khiến một hộ gia đình ở "xứ sở cờ hoa" tốn thêm trung bình 830 USD một năm, khiến quy mô GDP của nước này giảm 0,4% và số việc làm giảm 344.000.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp của Hội nghị Đảng Cộng hòa ở Hạ viện tại Washington ngày 13/11/2024
“Thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc đã được ký” - người phát ngôn Nhà Trắng Harrison Fields thông báo trên mạng xã hội X (tên cũ là Twitter).
Theo đó, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, cũng như mức thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. Hàng nhập khẩu năng lượng của Canada sẽ bị đánh thuế ở mức 10%.
Ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social của mình: “Chúng ta cần bảo vệ người Mỹ và nhiệm vụ của tôi với tư cách là Tổng thống là đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Tôi đã đưa ra lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình là ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp và ma túy tràn qua biên giới của chúng ta và người Mỹ đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ điều đó”.
Theo tờ The Hill, trong nhiều tháng qua, Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế đối với Canada, Mexico và Trung Quốc khi ông kêu gọi ba quốc gia này hành động nhiều hơn nữa để trấn áp dòng người di cư và ma túy tổng hợp fentanyl vào Mỹ.
Ngày 1/2, ông Trump đã ám chỉ rằng đây có thể chỉ là bước đầu tiên trong việc áp thuế trên diện rộng, có khả năng gây ra một cuộc chiến thương mại lan rộng. Một ngày trước đó, ông Trump nói rằng Mỹ sẽ công bố thuế quan trong những tuần tới đối với thép và nhôm, dược phẩm, dầu khí, chip bán dẫn và hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Trong chiến dịch tranh cử, vị Tổng thống thứ 47 trong lịch sử Hoa Kỳ đã đe dọa áp mức thuế đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất là 60% trở lên.
Ông Trump khẳng định rằng thuế quan sẽ thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng việc làm của nước Mỹ. Ngay đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, vị nguyên thủ quốc gia này đã sử dụng phương sách cứng rắn này để giành đòn bẩy trong các cuộc đàm phán chính sách.
Mặc dù vậy, khi ông Trump áp đặt các khoản thuế nhập khẩu, chúng có thể làm tăng giá bán cho người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với mọi thứ, từ đồ nội thất đến đồ điện tử.
Người tiêu dùng Mỹ có thể đối mặt với việc phải mua nhiều hàng hóa đắt đỏ hơn vì chính sách thuế quan mới của ông Trump - Ảnh: AP
Trong báo cáo công bố ngày 31/1, tổ chức phi lợi nhuận Tax Foundation cho rằng thuế nhập khẩu sẽ có tác động tiêu cực đến các hộ gia đình và cả nền kinh tế Mỹ nói chung. Tổ chức này ước tính thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến một hộ gia đình Mỹ tốn thêm trung bình 830 USD một năm.
Tax Foundation cũng nhìn nhận các chính sách này sẽ khiến quy mô GDP của Mỹ giảm 0,4%, số việc làm giảm 344.000, nhưng thu thuế tăng thêm 1.200 tỷ USD giai đoạn 2025 - 2034. Họ cảnh báo thuế nhập khẩu có thể đe dọa tăng trưởng kinh tế mà Mỹ đạt được trong vài năm qua.
Ở Trung Quốc, mức thuế mới có thể gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Trong chuyến đi gần đây đến tổ hợp sản xuất của tỉnh Quảng Đông, hãng tin CNBC đã phát hiện ra các chủ nhà máy đang chuẩn bị cho mối đe dọa thuế quan. Sau đây là ba điểm chính:
Mối đe dọa thuế quan đã làm tăng giá cho người tiêu dùng Mỹ
Với hy vọng vượt qua mức thuế quan của ông Trump, người bán đồ nội thất Harry Li đang tăng gấp đôi số lượng sản phẩm ông vận chuyển đến Mỹ và dự trữ chúng trong các nhà kho tại đó.
Ông Li dự kiến chiến lược này sẽ buộc ông phải tăng giá bán tới 10%, bất kể mức thuế quan của Tổng thống Trump là bao nhiêu.
Công ty Tianyiled của ông có kế hoạch giữ lượng hàng tồn kho còn lại ở Mỹ cho đến khi kế hoạch thuế quan của ông Trump đối với Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn.
Các nhà máy Trung Quốc áp dụng chiến lược ứng phó thuế quan của Mỹ ra sao?
Ngoài việc tích trữ hàng hóa, ông Harry Li còn cân nhắc những cách khác để tránh thuế biên giới từ chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump.
Ông cho biết: “Một điều chúng ta có thể làm là chọn những sản phẩm không có trong danh sách thuế quan và xuất khẩu chúng sang Hoa Kỳ”.
Tại thành phố công nghiệp Quảng Châu gần đó, nhà sản xuất máy lọc nước Zheng Yu đang tìm kiếm khắp thế giới để tìm ra nơi đặt cơ sở sản xuất mới cung cấp hàng hóa cho nước Mỹ bên ngoài Trung Quốc.
Ông có kế hoạch thiết lập dây chuyền lắp ráp ở một nước thứ ba, mua một số thiết bị và linh kiện từ Trung Quốc trong khi thuê lao động địa phương cho một số công việc nhất định.
Công ty Tesran của ông Zheng đang cân nhắc chọn Việt Nam, Malaysia và Mexico làm cơ sở sản xuất, nhưng đang nghiêng về Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) mặc dù chi phí sẽ cao hơn 30% so với Trung Quốc.
“Thị trường trong nước cạnh tranh quá gắt gao. Chúng tôi đã muốn thoát khỏi thị trường này suốt thời gian qua. Thuế quan của ông Trump cuối cùng đã thúc đẩy chúng tôi phải hành động”.
Nhà sáng lập Tesran cũng đã liên lạc với các khách hàng Hoa Kỳ của mình để thảo luận về việc san sẻ thuế quan. Ông hy vọng các đối tác của mình sẽ chịu ít nhất một nửa chi phí.
Các nhà máy Trung Quốc có điểm giới hạn – điều này có thể dẫn đến ít sự lựa chọn hơn cho người mua sắm ở Mỹ
Tất cả các doanh nghiệp mà CNBC phỏng vấn đều có điểm giới hạn mà ở đó việc bán hàng cho Hoa Kỳ không còn là yếu tố then chốt. Ngưỡng thuế quan dao động từ 20 - 60%, tùy thuộc vào từng ngành và quy mô biên lợi nhuận của các công ty.
Nhà sản xuất máy lọc nước Zheng Yu cho biết một yếu tố khó lường khác là liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có áp dụng mức thuế phổ cập hay không. Trong trường hợp của ông Zheng, điều đó sẽ làm tăng chi phí sản xuất ở Dubai. “Thế thì (thị trường) Mỹ sẽ bị loại”, ông Zheng nói.
Ở Quảng Châu (Trung Quốc), Leng Rong, nhà sản xuất các sản phẩm chăm sóc da, lo ngại rằng mìnhcó thể phải ngừng xuất khẩu hoàn toàn sang nước Mỹ.
Hàng hóa của ông Leng từng bị đánh thuế hơn 20% trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Trump và gây ra tổn thất lớn cho công ty Keni của vị doanh nhân Trung Quốc này.
Với mức lợi nhuận thấp, ông Leng hy vọng mình có thể chuyển việc “gánh” chi phí thuế quan cho khách hàng.
“Trước đây, tất cả chúng tôi đều cảm thấy thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất mà mọi người đều muốn bán hàng hóa của họ. Nhưng với tất cả những điều không chắc chắn và các quyết định không thân thiện, Mỹ hiện tại đã kém hấp dẫn hơn. Thật đáng tiếc”, ông Leng nói tại nhà máy Quảng Châu của mình.
Trong không khí đón Xuân Ất Tỵ 2025, khi nền kinh tế Việt Nam đứng trước những triển vọng lạc quan xen lẫn thách thức lớn từ biến động toàn cầu, chính sách tiền tệ tiếp tục giữ vai trò then...
Một cậu bé ở Nội Giang (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã gây ra tai nạn nghiêm trọng khi ném pháo xuống cống khiến nhiều ô tô hạng sang bị hư hỏng. Gia đình em hiện đang phải đối mặt với khoản bồi thường khổng lồ và có nguy cơ mất nhà.
Tệ bắt cóc nam thanh niên để bắt cưới vợ đã quay trở lại ở bang Bihar, Ấn Độ, phản ánh tình trạng thất nghiệp cao, kinh tế khó khăn và nạn đẳng cấp xã hội vẫn còn nặng nề tại đây.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley, khẳng định họ đã tái tạo thành công công nghệ cốt lõi đằng sau mô hình AI gây tiếng vang của DeepSeek với tổng chi phí chỉ khoảng 30 USD.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.