• CIM 11.23 0.03(0.22%)
  • BTC 86923.55 1744.31(2.05%)
  • GOLD 3419.480 92.650(2.78%)
  • WTI 62.29 1.38(2.17%)
  • EUR/USD 1.15173 0.01000(1.12%)
  • EUR/GBP 0.86121 0.00482(0.56%)
  • USD/CHF 0.80738 0.01000(0.99%)
  • USD/JPY 140.633 1.480(1.04%)
  • USD/CAD 1.38446 0.00042(0.03%)
  • GBP/USD 1.33724 0.01000(0.61%)
  • CAD/CHF 0.58309 0.01000(1.05%)
  • AUD/USD 0.64034 0.00307(0.48%)
  • NZD/USD 0.59951 0.01000(1.14%)
  • CIM 11.23 0.03(0.22%)
  • BTC 86923.55 1744.31(2.05%)
  • GOLD 3419.480 92.650(2.78%)
  • WTI 62.29 1.38(2.17%)
  • EUR/USD 1.15173 0.01000(1.12%)
  • EUR/GBP 0.86121 0.00482(0.56%)
  • USD/CHF 0.80738 0.01000(0.99%)
  • USD/JPY 140.633 1.480(1.04%)
  • USD/CAD 1.38446 0.00042(0.03%)
  • GBP/USD 1.33724 0.01000(0.61%)
  • CAD/CHF 0.58309 0.01000(1.05%)
  • AUD/USD 0.64034 0.00307(0.48%)
  • NZD/USD 0.59951 0.01000(1.14%)

Hàng Trung Quốc khó vào Mỹ, chìa khoá nào giúp dệt may Việt Nam vượt rào cản thuế quan để thay thế?

17 giờ trước

Giữa tâm bão thương chiến Mỹ - Trung, Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) Trần Như Tùng cho rằng việc giải quyết được bài toán truy xuất nguồn gốc chính là chìa khóa để ngành dệt may Việt Nam vượt qua rào cản thuế quan từ Mỹ. Nếu làm tốt, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội nhận được thị phần mà Trung Quốc từng nắm giữ tại Mỹ.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của TCM, Chủ tịch Trần Như Tùng đã dành thời gian chia sẻ về vấn đề đang được cổ đông đặc biệt quan tâm hiện nay: tác động của thuế quan Mỹ đối với ngành dệt may Việt Nam và lợi thế TCM đang có để vượt qua rào cản thuế quan này.

Vị thế hàng dệt may Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu sang Mỹ

Theo vị Chủ tịch, năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD. Kế hoạch năm 2025 là xuất khẩu 48 tỷ USD, tương đương mức tăng khoảng 10%. Đây là con số đã được xây dựng từ tháng 12/2024, trước thời điểm ngày 02/04/2025 – mốc đánh dấu sự thay đổi lớn về chính sách thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch này hiện vẫn chưa được điều chỉnh, do phía Việt Nam chưa có đủ thông tin rõ ràng về tác động cụ thể từ các chính sách mới.

Xét theo loại hình doanh nghiệp, khối doanh nghiệp FDI tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu dệt may. Trong khi giai đoạn trước 2023, tỷ trọng xuất khẩu của khối này duy trì ở mức 58-59%, thì đến năm 2024 đã tăng lên 62%. Đây cũng là một trong những lý do khiến Tổng thống Donald Trump từng đề cập đến mối liên hệ trong chuỗi cung ứng dệt may giữa Trung Quốc, Việt Nam và thị trường Mỹ.

Xét về quy mô toàn cầu, Trung Quốc vẫn là quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch 314 tỷ USD, theo sau là nhóm 27 nước EU (218 tỷ USD), Bangladesh (45 tỷ USD) và Việt Nam (44-45 tỷ USD). Dù kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh gần bằng Việt Nam, nhưng quốc gia này chưa phải là đối thủ cạnh tranh quá lớn của Việt Nam trong ngành.

Mỹ hiện cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu; theo sau là Nhật Bản, châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Tỷ trọng nhập khẩu dệt may của Mỹ đạt đỉnh vào năm 2022, kéo theo sự khởi sắc mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam trong nửa đầu năm này. Tuy nhiên, do lượng hàng nhập khẩu quá lớn, Mỹ rơi vào tình trạng tồn kho lớn trong năm 2023. Phải đến cuối 2023, lượng hàng tồn mới được giải phóng, khiến nhập khẩu nhích tăng trở lại vào quý 1/2024.

Trong năm 2024, Mỹ nhập khẩu tổng cộng khoảng 407 tỷ USD hàng dệt may, với nhóm hàng may mặc chiếm từ 40% đến hơn 50%. Tổng khối lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ đạt khoảng 12.5 triệu tấn, đơn giá bình quân 7.8 USD/kg, cho thấy đây là thị trường nhập khẩu rất lớn đối với ngành dệt may toàn cầu. Hiện nay, hơn 98% quần áo bán tại các trung tâm thương mại ở Mỹ cũng là hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, bước ngoặt lớn đã xảy ra sau ngày 02/04/2025 khi Tổng thống Donald Trump chính thức áp thuế lên hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Trong số đó, Campuchia dù có tỷ trọng xuất khẩu nhỏ nhưng bị áp thuế cao nhất, tiếp đến là Việt Nam và Trung Quốc.

Mới đây, chỉ cách vài ngày, Mỹ đã áp mức thuế lên đến 245% với một số hàng hóa Trung Quốc – mức thuế khiến hoạt động giao thương giữa Mỹ và Trung Quốc gần như bị đóng băng.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai vào Mỹ, sau Trung Quốc. Tuy nhiên, đơn giá trung bình hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ đã liên tục giảm, từ mức 3.8 USD/m2 năm 2022 xuống còn 3.26 USD/m2 năm 2024. Trong khi đó, chi phí sản xuất gia tăng nhưng giá bán không thay đổi, gây áp lực không nhỏ lên doanh nghiệp dệt may.

Dệt may Việt Nam đứng giữa hai đầu cân thương mại Mỹ - Trung

Để đạt được con số kim ngạch xuất khẩu dệt may 44 tỷ USD, Việt Nam cũng phải nhập khẩu tới 24.8 tỷ USD nguyên liệu đầu vào như vải, sợi và bông – trong đó vải chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đáng chú ý, 50–60% lượng vải này được nhập từ Trung Quốc, cho thấy sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung nguyên liệu từ quốc gia này.

Trong khi đó, Mỹ lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Điều này đặt Việt Nam vào thế khó, nếu không có Trung Quốc, doanh nghiệp Việt khó đảm bảo đủ nguyên liệu đầu vào với chi phí và chất lượng phù hợp; nhưng nếu không còn đầu ra tại Mỹ, hoạt động xuất khẩu cũng gặp nhiều thách thức. Rõ ràng, cả Trung Quốc và Mỹ đều là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam.

Với mức thuế Mỹ áp lên, khả năng hàng Trung Quốc vào Mỹ gần như bị chặn đứng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. “Miếng bánh” hàng chục tỷ USD hàng dệt may từng thuộc về Trung Quốc phải dịch chuyển sang các nước khác, và Việt Nam là điểm đến tiềm năng.

Nếu Mỹ áp thuế cao đồng loạt lên tất cả nước, Việt Nam cũng không quá lo ngại vì “cao thì cùng cao”. Lo ngại lớn nhất là Việt Nam chịu thuế cao còn nước khác thấp hơn thì sẽ mất lợi thế cạnh tranh.

Hơn nữa, dù người tiêu dùng Mỹ có thể thắt chặt chi tiêu nếu thuế quan cao ảnh hưởng lên giá cả hàng dệt may, nhu cầu vẫn còn lớn, họ không thể không mặc quần áo. Nếu trước đây họ mua 12 bộ/năm thì nay có thể giảm còn 5–8 bộ, nhưng vẫn là một thị trường rất đáng kể”, lãnh đạo TCM nhận định.

Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tốt cho việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, một yếu tố hải quan Mỹ kiểm soát rất chặt. Nguyên liệu từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế khác, còn nếu từ Việt Nam hoặc nước thứ ba thì sẽ có mức thuế thấp hơn.

Hàng Trung Quốc khó vào Mỹ, chìa khoá nào giúp dệt may Việt Nam vượt rào cản thuế quan để thay thế?

Lợi thế riêng của TCM để vượt qua rào cản thuế quan

So với nhiều doanh nghiệp khác trong nước, TCM có mô hình khép kín từ sợi, vải đến may mặc, giúp Công ty chủ động hơn về nguyên liệu. Đặc biệt, TCM chủ yếu nhập khẩu bông và chiếm tỷ trọng nhỏ để sản xuất sợi, còn lại đều sản xuất nội địa. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam khác vẫn phụ thuộc vào vải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc.

Hiện nay, Mỹ đang siết chặt kiểm soát với hàng hóa gắn nhãn "Made in Vietnam" nhưng sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc. Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã có động thái yêu cầu kiểm soát chặt hơn lượng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt trong ngành dệt may.

Nếu Việt Nam đàm phán thành công với Mỹ về cơ chế thuế suất dựa trên tỷ lệ nội địa hóa, thì TCM sẽ là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi rõ rệt. Lý do là khi thuế cao đánh vào nguyên liệu từ Trung Quốc, nhu cầu mua vải của Việt Nam sẽ tăng, và TCM là doanh nghiệp có bán vải.

Một lợi thế quan trọng khác của Việt Nam là đã ký 16 hiệp định thương mại tự do, trong đó nổi bật là EVFTA và CPTPP. Từ năm 2025, phần lớn hàng xuất khẩu sang EU sẽ được hưởng thuế suất 0%. Tuy nhiên, EVFTA yêu cầu xuất xứ từ nguyên liệu trở đi, tức là doanh nghiệp phải mua vải trong nước nếu muốn tận dụng ưu đãi thuế, một lần nữa khẳng định lợi thế của TCM trong việc cung ứng vải nội địa.

Trên thực tế, những ngày gần đây, các khách hàng quốc tế đã bắt đầu tìm đến các nhà cung cấp tại Việt Nam thay vì Trung Quốc, do lo ngại thương chiến Mỹ - Trung còn kéo dài. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nói chung và TCM nói riêng. Tuy nhiên, TCM cũng có thể đối mặt với áp lực mới khi các nhà máy Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi TCM đang có tỷ trọng xuất khẩu lớn (Mỹ chiếm khoảng 30%, tiếp theo là Hàn Quốc và Nhật Bản). Do đó, trong khi mở rộng thị phần tại châu Âu, TCM cần sẵn sàng cạnh tranh tại các thị trường truyền thống của mình.

Chúng ta không thể tiếp tục cạnh tranh bằng các sản phẩm đơn giản hay giá rẻ, vì các quốc gia đi sau như Bangladesh có chi phí lao động thấp hơn nhiều và lợi thế trong phân khúc đó. Do đó, chiến lược của TCM là tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, đi kèm với việc mở rộng tập khách hàng mới và nâng cao năng lực kiểm soát chi phí, phát triển bền vững.

Trong dài hạn, TCM đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp dệt may trong nước đầu tiên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý và vận hành sản xuất. Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi số, chúng tôi đã tích lũy được một lượng dữ liệu lớn, chuẩn hóa và có chất lượng cao – đây là nền tảng quan trọng để tích hợp AI vào chuỗi giá trị.

Khi triển khai AI, chúng tôi kỳ vọng giải quyết được nhiều bài toán trong quản trị và trải nghiệm khách hàng. Chẳng hạn, khách hàng có thể truy cập hệ thống và biết chính xác nếu đặt 100,000 sản phẩm thì sau bao lâu sẽ được giao hàng – mà không cần gửi email, gọi điện, trao đổi nhiều lần với bộ phận bán hàng. Tất cả sẽ được tự động hóa, minh bạch và nhanh chóng. Để đạt được điều này, chúng tôi cần một hệ thống ERP vững chắc, đồng bộ toàn diện các dữ liệu từ sản xuất, bán hàng đến hậu cần. Chúng tôi hướng tới việc hoàn thành dự án chuyển đổi số vào năm 2025”, ông Tùng nhấn mạnh.

Nội dung liên quan:Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm
Thu nhập
Thu nhập "khủng" của nhân viên Manulife Việt Nam: Chi phí lương bình quân 1,2 tỷ đồng/người/năm, nộp thuế thu nhập 22 triệu đồng/tháng
18 giờ trước
Trong năm 2024 công ty chi gần  tỷ đồng cho việc khen thưởng, hỗ trợ đại lý. Báo cáo không cho thấy có bao nhiêu trong số tiền này trả cho các đại lý là nhân viên công ty hay là các đại lý bên ngoài.
Công ty sở hữu sàn thương mại điện tử lớn bậc nhất Trung Quốc muốn đầu tư 120 triệu USD xây cụm công nghiệp xanh ở Vĩnh Phúc
Công ty sở hữu sàn thương mại điện tử lớn bậc nhất Trung Quốc muốn đầu tư 120 triệu USD xây cụm công nghiệp xanh ở Vĩnh Phúc
18 giờ trước
Từ năm 2020, CMC JD đã tìm hiểu và mong muốn được đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Cao Minh theo hướng xanh, bảo vệ môi trường, quy mô 30 ha tại xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên.
Lời khẳng định 'Lợi ích dân tộc là trên hết' của Tổng Bí thư Tô Lâm và sự lạc quan bất ngờ của tỷ phú 'quân tử phòng thân' Trần Đình Long
Lời khẳng định 'Lợi ích dân tộc là trên hết' của Tổng Bí thư Tô Lâm và sự lạc quan bất ngờ của tỷ phú 'quân tử phòng thân' Trần Đình Long
19 giờ trước
Hòa Phát và ông Trần Đình Long nổi tiếng với sự thận trọng để dù thế nào cũng sẽ là "người chết cuối cùng", nhưng năm 2025, ông Long rất lạc quan về tương lai huy hoàng sáng lạn của Tập đoàn.
Công ty Thép tấm lá Thống nhất giảm mạnh doanh thu
Công ty Thép tấm lá Thống nhất giảm mạnh doanh thu
24 giờ trước
Thép tấm lá Thống Nhất bị sụt giảm doanh thu 44% trong quý đầu năm, nguyên nhân một phần do Mỹ siết chặt thuế quan khiến thị trường xuất khẩu biến động.
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳ
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳ
1 ngày trước
Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCT) báo lãi trước thuế 81 tỷ đồng, tăng 29%. Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) báo lãi trước thuế 214 tỷ đồng, tăng 27%.
Nhận lệnh Thủ tướng, loạt công trình trọng điểm Cao tốc Vân Phong – Nha Trang, Nhà ga T3… được các công ty xây dựng thi công “thần tốc” vượt tiến độ
Nhận lệnh Thủ tướng, loạt công trình trọng điểm Cao tốc Vân Phong – Nha Trang, Nhà ga T3… được các công ty xây dựng thi công “thần tốc” vượt tiến độ
1 ngày trước
Đây là kết quả của công cuộc thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng chính phủ phát động thi đua 500 ngày đêm hoàn thành hàng ngàn km cao tốc...
Lộ diện công ty thép đầu tiên báo lỗ trong quý 1/2025
Lộ diện công ty thép đầu tiên báo lỗ trong quý 1/2025
1 ngày trước
Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ phôi thép quý I/2025 giảm 34,75% so với cùng kỳ đồng thời giá bán phôi thép giảm 6,3%.
TP HCM ươm tạo startup ứng dụng blockchain
TP HCM ươm tạo startup ứng dụng blockchain
1 ngày trước
Hai quỹ đầu tư và Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM tuyển startup ươm tạo, đón cơ hội từ chính sách tài sản số và trung tâm tài chính.
Chủ tịch TNG:
Chủ tịch TNG: "Lợi nhuận sau thuế 340 tỷ đồng nhất định sẽ đạt được, tôi dám cược với cổ đông"
1 ngày trước
(ĐTCK) Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) khẳng định tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông sáng 20/4.
Bến xe miền Tây đạt doanh thu kỷ lục quý đầu năm
Bến xe miền Tây đạt doanh thu kỷ lục quý đầu năm
1 ngày trước
Trong quý I với hai dịp Tết, Bến xe miền Tây đạt doanh thu hơn 42,5 tỷ đồng - mức cao nhất từ khi công bố thông tin năm 2009.
Cổ tức tuần 21-25/04: Một doanh nghiệp chốt quyền trả gần 1.5 ngàn tỷ đồng
Cổ tức tuần 21-25/04: Một doanh nghiệp chốt quyền trả gần 1.5 ngàn tỷ đồng
1 ngày trước
Khác với các tuần gần đây, giai đoạn từ 21-25/04/2025 chứng kiến nhiều doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức hơn. Tổng cộng có 14 doanh nghiệp chốt quyền chi trả, trong đó cao nhất là 30%, tức cổ đông nắm 1 cp nhận được 3,000 đồng.
LPBS lãi ròng quý 1 hơn 40 tỷ đồng, quy mô tài sản tăng 81% so với đầu năm
LPBS lãi ròng quý 1 hơn 40 tỷ đồng, quy mô tài sản tăng 81% so với đầu năm
1 ngày trước
CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) lãi ròng hơn 40 tỷ đồng trong quý 1/2025, thúc đẩy bởi lãi từ hoạt động tự doanh và cho vay, bù đắp việc chịu lỗ ở mảng môi giới. Quy mô tổng tài sản thiết lập cột mốc mới 9,175 tỷ đồng sau khi tăng mạnh vay nợ từ LPBank.
Thứ Ba, 22/04/2025
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1.5%
1.5%
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 0.0%
0.0%
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo: 80M
Trước đó: 510M
80M
510M
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
1 giờ trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
3 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
3 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
4 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
5 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
7 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
7 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
7 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
7 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
7 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
8 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
8 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.