Chưa từng có trong lịch sử: EU có dám tung 'át chủ bài' 218 tỷ USD để cứu Ukraine?
20:56 04/03/2025
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Kyiv gia tăng, nhiều lời kêu gọi đang nổi lên, thúc giục châu Âu thực hiện một bước đi chưa từng có để giải phóng hàng trăm tỷ USD hỗ trợ Ukraine.
Một số nhà lãnh đạo và chính trị gia, bao gồm cựu Thủ tướng Anh Rishi Sunak, đang đề xuất tịch thu khoảng 218 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga, hiện phần lớn được giữ tại Brussels, và chuyển giao số tiền này cho Ukraine.
"Điều công bằng là Nga phải trả giá cho những thiệt hại mà cuộc chiến của họ đã gây ra", Sunak viết trong một bài bình luận trên The Economist vào thứ Sáu.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã tổ chức các cuộc hội đàm khẩn cấp để thảo luận về việc hỗ trợ cho Ukraine
Vấn đề tài trợ đã trở thành tâm điểm vào Chủ Nhật khi các lãnh đạo EU và Anh gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại London để thảo luận về viện trợ cho Kyiv. Cuộc gặp này diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc đối đầu căng thẳng chưa từng có của ông Zelensky với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance tại Phòng Bầu Dục.
Ông Trump và Vance đã chỉ trích ông Zelensky trước ống kính truyền thông vào thứ Sáu. Cuối cùng, nhà lãnh đạo Ukraine rời Nhà Trắng mà không đạt được thỏa thuận về khoáng sản – một thỏa thuận có thể giúp Mỹ tiếp cận tài nguyên khoáng sản của Ukraine để đổi lấy đầu tư và các đảm bảo an ninh mà Kyiv mong muốn.
Tình hình này làm dấy lên câu hỏi về cách châu Âu có thể tăng cường hỗ trợ nếu Mỹ cắt giảm hoặc ngừng viện trợ cho Ukraine.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có cuộc trao đổi căng thẳng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Việc châu Âu gánh vác phần viện trợ mà Mỹ có thể rút đi sẽ là một thách thức tài chính lớn, đồng thời đi kèm nhiều hậu quả chính trị. Đây chính là lý do khiến phương án giải phóng 218 tỷ USD từ tài sản Nga bị đóng băng trở nên hấp dẫn hơn.
"Chúng ta có hàng loạt quốc gia với các cuộc chiến ngân sách nội bộ đang tìm kiếm thêm tiền, trong khi chúng ta đang ngồi trên một khoản tài chính có thể thay đổi cuộc chơi," Heather Buchanan, Chủ tịch Quỹ Athena – một tổ chức tư vấn chính sách kinh tế ủng hộ phương án này – phát biểu với Business Insider.
"Lá bài chủ" của châu Âu
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga đã bị đóng băng, phần lớn nằm ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Các khoản tiền này ban đầu được dành để tái thiết Ukraine sau chiến tranh.
Hiện tại, một phần lợi nhuận từ số tiền này đã được chuyển cho Ukraine dưới hình thức các khoản vay. Mới đây, Anh và Ukraine đã ký kết thỏa thuận bổ sung, theo đó Anh sẽ cung cấp thêm 2,26 tỷ bảng Anh (tương đương 2,8 tỷ USD) cho Ukraine từ nguồn lợi nhuận này.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ phương án mạnh tay hơn: tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng và chuyển trực tiếp cho Ukraine để phục vụ mục đích quốc phòng.
Hồi tháng 12, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu EU, đã kêu gọi thực hiện bước đi này. Trong tuần qua, lãnh đạo Anh, Estonia, Ba Lan và Phần Lan cũng bày tỏ sự ủng hộ.
Tại Anh, một liên minh gồm các nhóm vận động và nghị sĩ, đứng đầu là Quỹ Athena, đã kêu gọi chính phủ Anh khởi động quá trình tịch thu 25 tỷ bảng Anh (khoảng 31,4 tỷ USD) tài sản Nga đang bị đóng băng trong hệ thống tài chính của nước này.
Chuyên gia Adrian Karatnycky từ Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, nếu toàn bộ 300 tỷ USD bị tịch thu, số tiền này có thể thay thế phần viện trợ của Mỹ cho Ukraine trong 6-7 năm, đặc biệt trong bối cảnh có những lo ngại về việc Mỹ có thể cắt giảm viện trợ.
Nước cờ đầy rủi ro
"Tất cả đều đang chờ xem ai sẽ hành động trước", Buchanan cho biết.
Bà cho rằng các diễn biến gần đây từ Nhà Trắng đã tạo ra một "cơn bão hoàn hảo" thúc đẩy các bên cân nhắc hành động. Tuy nhiên, dù nhiều chính trị gia ủng hộ phương án này, một số chuyên gia cảnh báo rằng đây nên là lựa chọn cuối cùng vì những tác động tiềm tàng lên nền kinh tế toàn cầu.
Một trong những lo ngại chính là việc tịch thu vĩnh viễn tài sản Nga có thể khiến các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Ả Rập Saudi lo ngại rằng họ có thể trở thành mục tiêu của các biện pháp tương tự trong tương lai.
Bộ trưởng ngoại giao Anh, David Lammy, đã ủng hộ lời kêu gọi tịch thu số tiền này
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho rằng những lo ngại này đang bị phóng đại và rủi ro có thể được kiểm soát. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại cho rằng tài sản Nga có thể được giữ lại như một quân bài mặc cả trong các cuộc đàm phán hòa bình sau này.
Các vấn đề pháp lý cũng là một trở ngại. Thông thường, tài sản của một quốc gia nước ngoài được bảo vệ khỏi bị tịch thu bởi chính quyền nước sở tại. Tuy nhiên, luật sư hàng đầu Paul Reichler lập luận rằng nguyên tắc bảo vệ này không còn hiệu lực khi một quốc gia thực hiện "hành vi sai trái nghiêm trọng" như những gì Nga đã làm.
"Nếu Quốc hội có quyền đóng băng tài sản của một quốc gia nước ngoài, thì họ cũng có quyền cho phép chính phủ chuyển giao số tài sản đó", Reichler nhấn mạnh.
Một mối lo khác là khả năng trả đũa từ Moscow. Reuters đưa tin rằng Duma Quốc gia Nga đang thảo luận một dự luật cho phép tịch thu tài sản nước ngoài để đáp trả các động thái tương tự từ "các quốc gia không thân thiện".
Tuy nhiên, bà Buchanan cho rằng việc chuyển số tiền này cho Ukraine sẽ gửi một thông điệp "rõ ràng như pha lê" tới Nga rằng số tiền này sẽ không bao giờ được trả lại, giáng một đòn tâm lý mạnh lên nền kinh tế và thị trường lao động vốn đã kiệt quệ vì chiến tranh của Nga.
Câu hỏi đặt ra là liệu các nhà lãnh đạo phương Tây có dám thực hiện bước đi này hay không. "Giờ đây, tất cả chỉ phụ thuộc vào ý chí chính trị", bà kết luận.
Canada là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, nhưng Tổng thống Donald Trump liên tục ra đòn với đồng minh từ khi lên nắm quyền. Có ý kiến cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ vẫn bực bội vì những chuyện trong quá khứ.
Thuế quan không chỉ là công cụ kinh tế dưới thời Trump 2.0, mà còn trở thành vũ khí chiến lược giúp định hình lại trật tự thế giới theo cách mà Mỹ có lợi nhất – bất chấp sự phản ứng của đồng minh lẫn đối thủ.
Hãng xe cũng đang đẩy mạnh mở rộng tại châu Âu, đồng thời tuyên bố không có kế hoạch gia nhập thị trường Mỹ sau khi nước này áp thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc.
Trung Quốc công bố mức thuế mới với hàng loạt mặt hàng nông sản của Mỹ, trong khi Canada tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với 115 tỷ USD hàng xuất khẩu của Washington.
Với cùng mức thuế quan 10%, giá khăn trải bàn Ấn Độ sẽ chỉ tăng nhẹ nhưng giá rượu Italy sẽ đắt hơn rõ rệt. Ngoài mức thuế suất, nhiều yếu tố khác như nguồn cung và biến động của tỷ giá sẽ quyết định mức giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.
Trong bối cảnh Washington siết chặt kiểm soát công nghệ, Singapore khẳng định sẽ thực thi nghiêm ngặt các quy định nhằm ngăn chặn hành vi gian lận thương mại.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.