Việt Nam dự kiến chỉ còn 34 tỉnh thành: Hơn 60% địa phương sẽ giáp biển
15:00 15/04/2025
Nếu thực hiện phương án sáp nhập như đề xuất, các tỉnh, thành phố giáp biển của Việt Nam sẽ chiếm tỷ lệ cao.
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị Trung ương 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, theo đó cả nước sẽ còn lại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong số này, có 11 tỉnh, thành giữ nguyên hiện trạng, còn lại 53 địa phương sẽ được sáp nhập để hình thành 23 tỉnh, thành mới.
Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh thành với 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Trong số này, 26 địa phương đã phát triển hệ thống cảng biển, ngoại trừ hai tỉnh là Ninh Bình và Bạc Liêu. Ninh Bình sở hữu chiều dài bờ biển ngắn nhất nước, chỉ khoảng 18km, còn Bạc Liêu tuy có bờ biển dài 56km nhưng đến nay vẫn chưa có cảng biển.
Việt Nam hiện có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Ảnh: Internet
Đáng chú ý, ngoài các địa phương ven biển, hiện Việt Nam còn có 8 tỉnh, thành không giáp biển nhưng vẫn sở hữu hệ thống cảng biển. Trong đó, Đồng Nai và Cần Thơ có cảng biển loại I; Đồng Tháp và Hậu Giang có cảng loại II; Bình Dương, Long An, An Giang và Vĩnh Long có cảng biển loại III.
Theo phương án sáp nhập hành chính, số lượng tỉnh, thành ven biển sẽ giảm từ 28 xuống còn 21. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ, sau sáp nhập, nhóm địa phương giáp biển sẽ chiếm khoảng 62% tổng số tỉnh, thành cả nước, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 44% hiện nay. Đặc biệt, cả 21 tỉnh, thành ven biển trong cấu trúc mới đều có cảng biển. Bên cạnh đó, hai tỉnh không giáp biển là Đồng Nai (sáp nhập với Bình Phước) và Tây Ninh (sáp nhập với Long An) vẫn duy trì hệ thống cảng biển nội địa nhờ lợi thế vị trí và hạ tầng kết nối.
Sở hữu số lượng lớn tỉnh, thành ven biển cùng hệ thống cảng biển đa cấp, Việt Nam đang có lợi thế đặc biệt để vươn lên trở thành trung tâm logistics và hàng hải hàng đầu trong khu vực.
Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện gồm 34 cảng biển lớn nhỏ, phân bổ dọc theo hơn 3.260km bờ biển, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Trong đó, nhiều cảng biển quốc tế và cảng nước sâu đã khẳng định vai trò chiến lược như Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), Hải Phòng, Lạch Huyện, Đà Nẵng, Nghi Sơn, Dung Quất, Quy Nhơn hay Vũng Áng. Đây không chỉ là cửa ngõ xuất nhập khẩu của Việt Nam mà còn là điểm trung chuyển quốc tế kết nối với tuyến hàng hải Đông – Tây.
Việt Nam sở hữu hệ thống cảng biển phong phú. Ảnh minh họa
Việc tái cơ cấu hành chính và giảm số lượng tỉnh thành giúp tinh gọn bộ máy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để hoạch định phát triển vùng ven biển một cách chiến lược, đồng bộ. 21 tỉnh, thành phố giáp biển theo dự kiến sẽ trở thành những cực tăng trưởng về công nghiệp cảng, logistics, dịch vụ hàng hải và du lịch biển.
Theo các chuyên gia, với tỉ trọng hơn 60% tỉnh thành có đường bờ biển, Việt Nam hoàn toàn có thể thiết lập các hành lang kinh tế biển kết nối liên tỉnh, liên vùng, nâng cao sức cạnh tranh chuỗi cung ứng và thu hút đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, các siêu dự án cảng biển, khu kinh tế ven biển như Long An, Nam Đình Vũ, Cửa Lò, Vân Phong, Chân Mây, Vũng Rô… cũng đang được đẩy mạnh đầu tư, tạo bước đệm đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics toàn cầu.
Hạ tầng giao thông kết nối đến cảng biển cũng đang được chú trọng. Tuyến cao tốc Bắc – Nam, các tuyến đường ven biển và mạng lưới đường sắt, hàng không liên vùng sẽ giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí logistics và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh vai trò vận tải, hệ thống cảng biển còn đóng vai trò chiến lược về an ninh - quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việc quy hoạch không gian phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng biến đổi khí hậu sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam phát triển bền vững, dài hạn.
Có thể nói, trong cấu trúc hành chính mới, việc sở hữu tới 21 tỉnh thành giáp biển không chỉ là lợi thế tự nhiên mà còn là động lực tăng trưởng vượt bậc, mở ra cơ hội để Việt Nam chuyển mình thành một quốc gia biển mạnh, hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thông xe kỹ thuật ngày 19/4 và dự kiến hoàn thành, khai thác trong tháng 9 năm nay.
Theo đề án, việc sắp xếp được định hướng theo hướng loại bỏ cấp trung gian (tức cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, bao gồm xã, phường và đặc khu.
Từ các cuốn sách như "Nghệ thuật đàm phán", "Nghĩ như nhà vô địch"... mà ông Donald Trump viết hoặc là đồng tác giả, độc giả có thể thấy các phát ngôn thể hiện triết lý kinh doanh và phong cách lãnh đạo của Tổng thống Mỹ.
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại. Nơi đây hứa hẹn trở thành...
Trong khuôn khổ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2024, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, Mã: SCR) công bố việc kiện toàn nhân sự Hội đồng Quản trị (HĐQT), chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng mới.
Sau sáp nhập, thị trường bất động sản TP.HCM và vùng lân cận được dự báo sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ, thúc đẩy dòng vốn dịch chuyển mạnh mẽ . Trong đó, Bình Dương với lợi thế hạ...
Một số doanh nghiệp đã có văn bản đề xuất phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" với chi phí bằng... 0 đồng. Tuy nhiên, để phá dỡ tòa nhà trên cần tuân theo các quy định pháp luật liên quan.
Rời khỏi vị trí Phó Chủ tịch TTC Land, ông Đặng Hồng Anh khẳng định: "Đối với tôi, TTC Land là một phần không thể tách rời. Tôi vẫn tiếp tục đồng hành với TTC Land trên hành trình phát triển bền vững".
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.