• CIM 11.20 0.00(0.02%)
  • BTC 84122.00 955.01(1.12%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.20 0.00(0.02%)
  • BTC 84122.00 955.01(1.12%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

Trước giờ G, Giáo sư Mỹ hiến kế giúp Việt Nam đối phó mức thuế 46% từ Mỹ

18:32 09/04/2025

Chỉ vài giờ trước thời điểm Mỹ dự kiến áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, Giáo sư David Dapice đưa ra góc nhìn toàn diện về quan hệ thương mại giữa hai nước. Ông phân tích bản chất vấn đề thâm hụt và cơ hội đàm phán mà Việt Nam có thể tận dụng.

Giáo sư David Dapice hiện giảng dạy tại Đại học Tufts (Mỹ). Ông có nhiều năm công tác tại Trường Kennedy, Đại học Harvard và từng đảm nhiệm vai trò Cố vấn trưởng cho Bộ Tài chính Indonesia trong giai đoạn đất nước này tăng trưởng thần tốc.

Từ cuối những năm 1980, GS. Dapice đã theo sát chuyển động của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực chính sách tài khóa, đầu tư công và phát triển vùng.

Trước những diễn biến phức tạp của chính sách thuế quan mới từ Mỹ, cũng như chỉ còn vài tiếng nữa là quyết định áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực, GS. Dapice đã đưa ra phân tích toàn diện về bản chất thâm hụt thương mại Mỹ - Việt, các yếu tố địa chính trị chi phối chính sách thuế quan và những dư địa đàm phán mà Việt Nam có thể tận dụng để giảm thiểu rủi ro kinh tế – đối ngoại.

Thâm hụt thương mại dưới góc nhìn Mỹ và ứng xử chủ động của Việt Nam

Theo GS. Dapice, căng thẳng thương mại hiện nay bắt nguồn từ cách Mỹ nhìn nhận tình trạng thâm hụt thương mại hàng hóa kéo dài – một hiện tượng đã bắt đầu từ giữa thập niên 1970.

Vào thời điểm đó, Mỹ gia tăng mạnh nhập khẩu từ châu Á, trong khi đồng USD ngày càng được các Ngân hàng Trung ương và tổ chức tài chính quốc tế sử dụng như đồng tiền dự trữ và thanh toán toàn cầu. Cùng với việc duy trì các chính sách tài khóa nới lỏng, những yếu tố này đã góp phần hình thành thâm hụt thương mại hàng hóa kéo dài đến ngày nay.

Tổng thống Donald Trump coi khoản thâm hụt này là bằng chứng cho một “trật tự thương mại không công bằng” và lựa chọn sử dụng thuế quan như một công cụ để điều chỉnh.

“Nếu mục tiêu là mở đường cho đàm phán, từ đó đạt một cơ chế thương mại công bằng hơn, thì vẫn còn hy vọng. Nhưng nếu ông ấy thực sự muốn xóa bỏ thâm hụt song phương với từng quốc gia, thì đó là điều bất khả thi nếu không kèm theo siết chặt chi tiêu công và nới lỏng chính sách tiền tệ để làm suy yếu đồng USD – điều vừa không mong muốn, vừa khó đạt được”, GS. Dapice phân tích.

Trong bối cảnh Mỹ liên tục bày tỏ quan ngại về mất cân đối thương mại, ông Dapice chỉ ra Việt Nam đã có nhiều bước đi chủ động nhằm thể hiện thiện chí và trách nhiệm trong quan hệ song phương vào những năm qua.

Trước giờ G, Giáo sư Mỹ hiến kế giúp Việt Nam đối phó mức thuế 46% từ Mỹ

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ trong thập niên qua không đến từ chính sách đẩy mạnh xuất khẩu một cách chủ động, mà chủ yếu là hệ quả từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Xu hướng này bắt đầu từ đầu những năm 2010 do chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao và tăng tốc mạnh sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc. Trong quá trình đó, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như Nike – những doanh nghiệp chủ động tìm kiếm địa bàn sản xuất thay thế.

Việt Nam cũng đã thể hiện sự hợp tác rõ ràng với phía Mỹ trong việc ngăn chặn hành vi gian lận thương mại. Những nỗ lực này phản ánh cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo môi trường thương mại minh bạch, phù hợp với các nguyên tắc công bằng và bền vững.

Mỹ đang “phân hóa” cách tiếp cận chính sách thương mại với Việt Nam

Theo GS. Dapice, dù kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vào Việt Nam đã cải thiện trong những năm gần đây, quy mô vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ bằng khoảng 1/10 so với giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Khoảng cách lớn này không phản ánh một mất cân đối đơn lẻ trong quan hệ song phương, mà là biểu hiện của thâm hụt thương mại sâu rộng hơn mà Mỹ đang phải đối mặt với toàn khu vực châu Á. Đáng chú ý, trong nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện thoại di động, linh kiện điện tử, tỷ lệ giá trị nội địa tạo ra trong nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm cuối cùng.

Trong bối cảnh đó, ông Dapice cho rằng nội bộ chính quyền Mỹ hiện đang phân hóa về cách tiếp cận chính sách thương mại đối với Việt Nam.

Trước giờ G, Giáo sư Mỹ hiến kế giúp Việt Nam đối phó mức thuế 46% từ Mỹ

Theo lập luận này, việc duy trì một Việt Nam trung lập, độc lập và hợp tác có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với Mỹ.

Ngược lại, một nhóm khác trong bộ máy chính trị Mỹ, bao gồm các nhà lập pháp theo đường lối cứng rắn về thương mại, vẫn kiên định quan điểm phải duy trì các mức thuế cao để gây áp lực với các quốc gia có thặng dư lớn với Mỹ.

Ông Dapice cho rằng việc hoãn áp thuế đối ứng là cơ hội để các nhóm trong nội bộ chính quyền Mỹ có thêm thời gian đàm phán.

Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Tổng thống Donald Trump - người được cho là có thiện cảm với Việt Nam và có thể sẵn sàng ủng hộ một đường lối mềm mỏng hơn - nhưng khả năng này vẫn còn bỏ ngỏ, trong bối cảnh chưa thể đoán định rõ hình hài của bất kỳ thỏa thuận nào.

Cơ hội của Việt Nam giữa biến động toàn cầu

Ông Dapice nhận định, Việt Nam đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc nâng cao năng lực công nghệ và thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao. Các tập đoàn lớn như Amazon, Microsoft và Google đã bày tỏ mong muốn xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam mới chỉ thu hút được khoảng 5-10% lượng vốn đầu tư vào hạ tầng dữ liệu so với Malaysia. Điều này cho thấy khoảng cách đáng kể trong cuộc cạnh tranh khu vực.

Nếu Việt Nam có thể xây dựng được khung pháp lý dữ liệu tương đồng với Malaysia và bảo đảm nguồn năng lượng ổn định, đáng tin cậy, khả năng thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư vào trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là hoàn toàn khả thi.

Đây sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp trong nước tiếp cận và ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản trị. Trong bối cảnh đó, quan hệ thương mại song phương không thể chỉ đánh giá qua các mức thuế nhập khẩu đơn lẻ.

Thuế suất tại Việt Nam hiện đã ở mức thấp, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao nâng cấp chất lượng hợp tác giữa hai bên. Mỹ hiện đã triển khai các chương trình đào tạo nhân lực công nghệ cho Việt Nam, và nếu dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Mỹ được mở rộng, các chương trình này hoàn toàn có thể được nâng cấp về quy mô và hiệu quả.

Ở chiều ngược lại, nội tại nền kinh tế Mỹ cũng không tạo điều kiện để tái thiết các ngành sản xuất giá rẻ trong nước. Với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, chính sách nhập cư ngày càng siết chặt và nguy cơ trục xuất hàng triệu lao động lâu năm, nước Mỹ gần như không còn dư địa lao động cho các ngành như may mặc hay giày dép – ngay cả khi có sự hỗ trợ từ công nghệ tự động hóa.

Trước thực tế đó, Mỹ chỉ còn hai lựa chọn: chấp nhận giá hàng nhập khẩu tăng do thuế, hoặc đàm phán để kiểm soát mức tăng giá ở ngưỡng hợp lý.

Một mức thuế 20% đánh vào các mặt hàng lao động giá rẻ có thể làm giảm nhu cầu, nhưng khó có thể triệt tiêu hoàn toàn chuỗi cung ứng. Ví dụ, một đôi giày thể thao bán lẻ giá 100 USD chỉ mang lại khoảng 20 USD cho nhà máy tại Việt Nam.

Nếu bị đánh thuế 4 USD – tương đương 20% phần giá trị này – tác động là có, nhưng chưa đủ lớn để làm đứt gãy chuỗi sản xuất, nếu các khâu trung gian không tiếp tục đội giá thêm.

Trong bối cảnh đó, nếu Quốc hội Mỹ có thể bảo vệ quan điểm rằng cần trì hoãn hoặc điều chỉnh mức thuế để hạn chế tác động lên giá tiêu dùng, thì đây không chỉ là quyết định hợp lý về kinh tế, mà còn mang lại dư địa chính trị để xây dựng một chính sách thương mại bền vững hơn.

>> Mặt hàng tỷ đô của Việt Nam được miễn thuế đối ứng 46%, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2

Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ sát cánh để đối phó đòn thuế của Mỹ
Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ sát cánh để đối phó đòn thuế của Mỹ
2 tuần trước
Ấn Độ và Trung Quốc nên sát cánh cùng nhau để vượt qua khó khăn do các mức thuế quan mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ phát biểu.
Nga – Mỹ ấn định ngày hội đàm ở Istanbul, tiết lộ trưởng phái đoàn hai bên
Nga – Mỹ ấn định ngày hội đàm ở Istanbul, tiết lộ trưởng phái đoàn hai bên
2 tuần trước
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, vòng đàm phán mới giữa Nga – Mỹ sẽ diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 10/4.
Jefferies: Đây là 5 quốc gia có thể đạt thỏa thuận thương mại đầu tiên với Trump
Jefferies: Đây là 5 quốc gia có thể đạt thỏa thuận thương mại đầu tiên với Trump
2 tuần trước
Ngân hàng đầu tư Jefferies Group dự báo Vương quốc Anh, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ và Campuchia sẽ là các quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận với Mỹ.
FTSE Russell: Việt Nam tiếp tục trong danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thứ cấp
FTSE Russell: Việt Nam tiếp tục trong danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thứ cấp
2 tuần trước
(ĐTCK) Hôm thứ Tư (8/4), báo cáo được cập nhật mới nhất cho thấy FTSE Russell vẫn tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thứ cấp.
Trước giờ G thuế quan đối ứng, ông Trump nói sẽ sớm công bố thuế dược phẩm
Trước giờ G thuế quan đối ứng, ông Trump nói sẽ sớm công bố thuế dược phẩm
2 tuần trước
Tại một sự kiện gây quỹ, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ sớm tiết lộ thuế quan đối với dược phẩm nhập khẩu vào Mỹ.
Hàng Temu, Shein sắp phải nộp thuế 90% khi vào Mỹ
Hàng Temu, Shein sắp phải nộp thuế 90% khi vào Mỹ
2 tuần trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh nâng gấp 3 mức thuế nhập khẩu với hàng giá trị thấp từ Trung Quốc vào Mỹ qua đường bưu điện.
ADB: Thuế quan của Mỹ sẽ tác động đáng kể đến các nền kinh tế châu Á
ADB: Thuế quan của Mỹ sẽ tác động đáng kể đến các nền kinh tế châu Á
2 tuần trước
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng của châu Á sau khi khu vực này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các mức thuế quan áp đặt bởi Mỹ.
Trump tăng thuế quan lên 90% với kiện hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Shein và Temu
Trump tăng thuế quan lên 90% với kiện hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Shein và Temu "chịu trận"
2 tuần trước
Tổng thống Donald Trump vừa ký sắc lệnh hành pháp tăng đột ngột mức thuế quan đối với các kiện hàng giá trị thấp nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ qua hệ thống bưu chính quốc tế.
Ông Trump 'ra giá' để giảm thuế: EU phải mua 350 tỷ USD năng lượng, Nhật Bản và Hàn Quốc cần tăng nhập LNG
Ông Trump 'ra giá' để giảm thuế: EU phải mua 350 tỷ USD năng lượng, Nhật Bản và Hàn Quốc cần tăng nhập LNG
2 tuần trước
EU và châu Á phải chi hàng trăm tỷ USD cho năng lượng Mỹ nếu muốn giảm thuế.
Giới chuyên gia gióng hồi chuông cảnh báo: Chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục giảm mạnh và rơi vào thị trường giá xuống
Giới chuyên gia gióng hồi chuông cảnh báo: Chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục giảm mạnh và rơi vào thị trường giá xuống
2 tuần trước
Lời cảnh báo của các chiến lược gia Phố Wall đang khiến triển vọng của thị trường chứng khoán Mỹ ngày càng ảm đạm, trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang leo thang.
Ai thực sự đứng sau chính sách thuế cứng rắn của ông Trump?
Ai thực sự đứng sau chính sách thuế cứng rắn của ông Trump?
2 tuần trước
Chính sách thuế quan cứng rắn của ông Trump đang phơi bày những rạn nứt sâu sắc giữa giới chính trị và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.
Ông Trump được cho 'mất' 500 triệu USD trong chưa đầy một tuần
Ông Trump được cho 'mất' 500 triệu USD trong chưa đầy một tuần
2 tuần trước
Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của ông Trump đã giảm 500 triệu USD trong vòng chưa đầy một tuần, sau khi ông áp mức thuế nhập khẩu mới đối với các nước trên thế giới.
Chủ Nhật, 20/04/2025
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
2 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
4 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
5 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
5 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
7 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
7 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
8 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình ThuậnCách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình Thuận
9 giờ trước
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầuNhững yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu
10 giờ trước
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Lịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, NovalandLịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, Novaland
11 giờ trước
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Dư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâuDư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâu
18 giờ trước
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗCập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗ
18 giờ trước
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.