Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam: Cả Hà Nội và Tp.HCM đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
20:35 04/11/2024
Là một trong những giải pháp phát triển đô thị bền vững, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) đang được Hà Nội và Tp.HCM ứng dụng với ưu tiên xây dựng các tuyến đường sắt đô thị để đảm bảo nhu cầu đi lại và giải quyết ùn tắc giao thông.
Nơi bất động sản và phát triển đô thị gặp nhau
Theo ông David Jackson – Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, cả Hà Nội và Tp.HCM đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Transit Oriented Development hay TOD) – phương pháp quy hoạch và phát triển đô thị thúc đẩy sử dụng đất cân bằng và hiệu quả bằng cách bố trí nhà ở, tiện ích công cộng, không gian thương mại và giải trí gần các nút giao thông công cộng.
Mô hình TOD đặt mục tiêu kiến tạo các đô thị năng động và đáng sống bằng cách tập trung việc làm, nhà ở, dịch vụ và tiện ích dọc các tuyến đường sắt đô thị (Mass Rapid Transit, MRT) hay xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit, BRT). Các dự án phát triển hoặc tái phát triển theo mô hình TOD được quy hoạch theo hướng đa chức năng, kết hợp nhà ở, không gian thương mại (văn phòng, bán lẻ) và địa điểm giải trí để thu hút cư dân, người làm việc, khách mua sắm lẫn khách vãng lai.
Một mặt, TOD thúc đẩy người dân đi lại bằng phương tiện công cộng, gia tăng nhu cầu sử dụng một cách chắn chắn – thước đo quan trọng để dự báo dòng tiền, từ đó có thể thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng. Mặt khác, thông qua mô hình TOD các chủ đầu tư BĐS có thể ước tính quy mô dân số, lưu lượng giao thông, lượt khách hàng cũng như tiềm năng phát triển của khu vực. Ở khía cạnh khác, các dự án TOD giúp tạo ra nguồn doanh thu mới, từ quảng cáo hay thuế ở không gian xung quanh và bên trong nhà ga, và doanh thu này có thể được chia sẻ giữa các bên liên quan. Từ đây, mở ra cơ hội hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển dự án.
Metro Vancouver, British Columbia là một ví dụ khi các dự án TOD phức hợp quy mô lớn hội tụ đủ nhiều sẽ tạo thành “đô thị khép kín” – thành phố bên trong thành phố. Năm 2011, chính quyền liên bang 21 thành phố đã hoạch định một chiến lược phát triển vùng (regional growth strategy, RGS) với tên gọi Metro Vancouver 2040: Shaping Our Future. Kế hoạch này nhấn mạnh việc tập trung phát triển các dự án TOD phức hợp xung quanh các đầu mối giao thông công cộng, xác định vị trí và cung cấp các hướng dẫn về thiết kế và xây dựng, nhất là ở những nơi có quỹ đất hạn chế.
Dựa trên quy hoạch tổng thể này, chính quyền từng thành phố và các nhà phát triển BĐS đã điều chỉnh chiến lược của họ, tái phát triển các khu đất công nghiệp và thương mại truyền thống thành các cụm phức hợp khép kín mật độ cao gồm nhà ở, bán lẻ, văn phòng và không gian công cộng.
Các dự án này liên kết trực tiếp hoặc nằm gần các nút giao thông công cộng, như các tuyến đường sắt nhanh SkyTrain hay hệ thống xe buýt TransLink. Ngày nay, Metro Vancouver trở thành khu vực đông dân nhất vùng Lower Mainland của British Columbia, có khả năng cung cấp chỗ ở cho hàng triệu cư dân mới mỗi năm nhờ quy hoạch và thiết kế hợp lý dựa trên ba trụ cột: kiến trúc, hạ tầng và tính bền vững.
Một ví dụ khác là dự án tái phát triển ga Shibuya tại Tokyo, Nhật Bản. Nhà ga Shibuya có tám tuyến đường sắt đi qua khu trung tâm và lượng hành khách hàng ngày khoảng 2,1 triệu người. Tuy nhiên, khu vực này thiếu không gian công cộng, ùn tắc, các đường chuyển tuyến phức tạp, thiếu sức chứa và có các tòa nhà xuống cấp. Tỷ lệ văn phòng trống ở Shibuya giảm, đẩy giá thuê văn phòng trung bình tăng nhanh hơn năm quận trung tâm của Tokyo. Bên cạnh các thách thức kể trên là vấn đề ngân sách công hạn chế và nhu cầu sử dụng năng lượng bền vững.
Vì vậy, việc tái phát triển nhà ga Shibuya cần hạn chế tác động đến ngân sách công. Mô hình TOD được áp dụng cho dự án tái phát triển Shibuya và đang được hoàn thành theo từng giai đoạn với sự tham gia của cả khu vực công và tư gồm: Tập đoàn Tokyu, Tập đoàn Tokyo Land, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản và Công ty Tàu điện ngầm Tokyo. Việc tái phát triển nhà ga thành phố theo hướng tích hợp giúp cư dân và du khách dễ dàng tiếp cận nhiều không gian đô thị khác nhau, đồng thời biến các nhà ga không chỉ thành đầu mối giao thông công cộng mà còn là không gian đô thị tích hợp.
Ông David Jackson – Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam.
Gần hơn với Việt Nam là ví dụ về mô hình TOD hiệu quả tại Singapore. Đảo quốc này đã tích hợp phát triển giao thông đô thị với thiết kế và quy hoạch không gian, tạo thành một cụm các khu đô thị vệ tinh bao quanh vùng lõi trung tâm, với mạng lưới đường sắt nối các khu đô thị này với các khu công nghiệp và trung tâm thành phố.
Các khu đô thị vệ tinh này có đầy đủ tiện ích công cộng chung trong phạm vi đi bộ để giảm nhu cầu di chuyển tới khu vực khác cho các hoạt động hàng ngày của người dân. Việc áp dụng mô hình TOD của Singapore cũng gồm nhà ở xã hội giá hợp lý tại các khu vực kết nối tốt. Các dự án phát triển chung xuất phát từ nỗ lực của cơ quan nhà nước và đối tác chính trong chuỗi giá trị của TOD như doanh nghiệp BĐS, các bên cấp vốn, các đơn vị tư vấn pháp lý và xây dựng. Công tác quy hoạch đô thị và TOD chặt chẽ giúp tạo dựng lòng tin để các đơn vị phát triển và nhà đầu tư, cũng như nhà cung cấp công nghệ và đơn vị vận hành tham gia.
TOD ở Việt Nam và hướng đi phát triển bền vững
Theo chuyên gia Avison Young, Hà Nội và Tp.HCM từ lâu là hai “thỏi nam châm” kinh tế, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất Việt Nam. Là một trong những giải pháp phát triển đô thị bền vững, mô hình TOD đang được Hà Nội và Tp.HCM ứng dụng với ưu tiên xây dựng các tuyến đường sắt đô thị để đảm bảo nhu cầu đi lại và giải quyết ùn tắc giao thông.
Theo quy hoạch, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến metro, 3 tuyến monorail và 8 tuyến BRT. Hiện tại, tuyến 2A (Cát Linh – Hà Đông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội) đã vận hành. Trong khi đó, Tp.HCM cũng dự định phát triển 8 tuyến metro, 1 tuyến tramway và 2 tuyến monorail đến năm 2030; trong đó tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) với 03 ga ngầm và 11 ga trên cao gần đi vào hoạt động.
Với các chủ đầu tư, chi phí phát triển ở vùng ngoại ô thường không quá cao, vì vậy họ có thể cung cấp ra thị trường các sản phẩm BĐS ở mức giá phải chăng hơn. Giá bất động sản thường có xu hướng tăng khi cơ sở hạ tầng và tính kết nối cải thiện, điều này thu hút sự quan tâm từ cả các nhà phát triển và nhà đầu tư. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những điều đã đề cập ở trên, cần có kế hoạch và triển khai đồng bộ. Ngoài ra, cần có dự báo kỹ lưỡng về doanh thu và cam kết dài hạn để kêu gọi sự tham gia của các chủ đầu tư BĐS, nhà đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đơn vị cung cấp công nghệ, đơn vị vận hành…
Ông David Jackson – Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam cho rằng, phát triển TOD đúng cách đòi hỏi tầm nhìn rõ ràng và quy hoạch dài hạn, mức độ phối hợp cao giữa các bên và sự nhất quán trong mọi bước triển khai (từ các cơ quan cấp địa phương cho đến cấp vùng). Nút thắt quan trọng là tính minh bạch và xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan, bên cạnh nguồn lực tài chính, năng lực và cam kết dài hạn. Hơn thế nữa, điều quan trọng nhất là đảm bảo truyền thông minh bạch để kết nối tất cả các bên liên và đảm bảo sự đồng thuận và cùng tham gia của họ trong suốt quá trình.
Bản chất của mô hình TOD, theo chuyên gia Avison Young nếu được quy hoạch và triển khai hợp lý, có thể hạ thấp rào cản sử dụng giao thông công cộng, giảm phụ thuộc vào phương tiện cá nhân, góp phần tạo ra những cộng đồng và thành phố đáng sống. Điều này đồng thời hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững trong bất động sản: tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải và khuyến khích lối sống lành mạnh. “Như vậy, lồng ghép mô hình TOD trong phát triển dự án bất động sản có thể tạo ra những cộng đồng bền vững, cân bằng lợi ích giữa con người, môi trường và nền kinh tế”, ông David Jackson nhấn mạnh.
Sau 12 vòng đấu, phiên đấu giá 20 thửa đất tại khu đấu giá Lòng Khúc (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức) ngã ngũ lúc hơn 17h. Theo đó, lô trúng đấu giá cao nhất với giá hơn 103 triệu đồng/m2 (gấp hơn 14...
Trong 9 tháng đầu năm, TP. HCM đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 12 dự án nhà ở thương mại (bao gồm 1 dự án nhà ở xã hội), 2 dự án được cấp phép xây dựng với tổng quy mô 31.000 căn hộ thương mại đang trong quá trình triển khai.
UBND TP. HCM mới đây đã có quyết định phê duyệt dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 7.300 tỷ đồng.
Chiến lược này không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Gamuda Land với sự phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong ngành bất động sản tại Việt Nam.
Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TPHCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt.
Nhiều người dân ở huyện An Dương (Hải Phòng) bức xúc vì mãi vẫn chưa nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), dù đã hoàn thiện các thủ tục và nộp thuế theo quy định.
Novaland khẳng định đối với quá trình tháo gỡ các vướng mắc pháp lý trước đó của dự án Sài Gòn Đại Ninh, Tập đoàn hoàn toàn không biết, không trao đổi và không liên quan đến các hành vi sai phạm của đối tác và các bên liên quan.
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.