Sau khi Mỹ công bố mức thuế “đối ứng” áp lên hàng nhập khẩu của nhiều nước, nhiều tranh luận đã nổ ra chung quanh công thức tính loại thuế này. Nhiều người ngạc nhiên, nửa tin nửa ngờ về mức thuế 90% phía Mỹ nói Việt Nam đang áp lên hàng hóa nhập từ Mỹ - trong thực tế, theo văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR), mức thuế nhập khẩu bình quân Việt Nam áp dụng cho hàng nhập từ Mỹ chỉ là 9,4%.
Năm 2024 Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ trị giá 136,6 tỉ đô la trong khi mua hàng của Mỹ chừng 13,1 tỉ đô la. Muốn giảm con số thuế 46% chúng ta phải giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại - bởi đó là mục đích sau cùng của sắc thuế đối ứng. Ảnh: T.L
Trước khi phân tích kỹ về công thức này, cần hiểu mục tiêu đánh thuế “đối ứng” của Mỹ chủ yếu là nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại chứ không hẳn đánh thuế theo kiểu có đi có lại. Cũng có những mục tiêu khác như đưa sản xuất trở về nước Mỹ hoặc dùng thuế làm công cụ thương thảo các vấn đề khác. Vì mục tiêu này nên công thức là nhằm tính ra một mức thuế đối ứng để khi áp dụng sẽ kéo thâm hụt về zero.
Cũng theo USTR, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ trị giá 136,6 tỉ đô la trong khi mua hàng của Mỹ chừng 13,1 tỉ đô la. Vì thế mức thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Việt Nam là 123,5 tỉ đô la. Ở đây cần chú ý đến việc thâm hụt này là thâm hụt thương mại hàng hóa chứ chưa tính đến giao thương dịch vụ vì Việt Nam đang mua nhiều dịch vụ từ Mỹ. Cũng cần lưu ý con số nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ của Việt Nam tăng mạnh trong năm 2024, tăng đến 32,9% so với năm 2023 trong khi xuất khẩu chỉ tăng 19,3% - tức thâm hụt thương mại hàng hóa đang có xu hướng giảm.
Nhiều nguồn tin nói công thức tính thuế đối ứng của Mỹ đơn giản chỉ là lấy thâm hụt thương mại hàng hóa của một nước với Mỹ rồi chia cho tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ nước đó và chia đôi là ra mức thuế “có đi có lại”. Thật ra trong công thức chính thức do USTR công bố, phần mẫu số còn hai yếu tố nữa: độ co giãn nhập khẩu liên quan đến giá (the elasticity of imports with respect to import prices) (ký hiệu là ε) và mức độ thuế quan được phản ánh vào giá nhập khẩu (passthrough from tariffs to import prices) (ký hiệu là φ). Nghe các cụm từ này rất dài dòng khó hiểu nhưng thực ra chỉ là cách diễn đạt: do thuế cao, giá tăng nên người tiêu dùng Mỹ sẽ giảm mua - kéo theo nhập khẩu giảm và yếu tố còn lại là thuế cao nhưng giá có thể không tăng theo thuế mà bên xuất khẩu có thể giảm giá để vẫn bán được hàng.
Theo USTR, yếu tố đầu (ε), được gán giá trị 4; yếu tố sau (φ) được gán giá trị 0,25. Đây là sự tình cờ để hai yếu tố này nhân lên bằng 1 nên công thức mọi người đã đơn giản hóa lại đúng. Vậy nếu nâng giá trị hai yếu tố này lên bằng 2 thì ngay lập tức thuế đối ứng sẽ giảm còn một nửa. Đó là nói trên lý thuyết - trên thực tế, với mức thuế 46%, người bán hàng phải chia sẻ gánh nặng thuế này bao nhiêu là tùy thuộc vào doanh nghiệp. Ở đây rất nhiều mặt hàng là do doanh nghiệp Mỹ gia công ở Việt Nam như Nike nên lại tùy thuộc vào chính doanh nghiệp Mỹ. Chúng ta khó lòng can thiệp. Yếu tố người tiêu dùng Mỹ giảm mua cũng như thế - nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chỉ có điều theo xu hướng hiện nay hai yếu tố này sẽ lớn hơn 1 rất nhiều, tức người tiêu dùng Mỹ giảm mua, kéo theo nhập khẩu vào Mỹ giảm và nhà nhập khẩu buộc lòng phải giảm giá chứ không thể cộng thêm thuế vào giá bán.
Vậy chúng ta có thể làm gì để giảm mức thuế 46% mà Mỹ đánh lên hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam? Quan sát cách ứng xử của các nước ngay từ trước khi Mỹ công bố thuế đối ứng, có thể thấy các biện pháp họ áp dụng bao gồm tăng mua hàng từ Mỹ để giảm thâm hụt cho Mỹ, giảm thuế để Mỹ bán được hàng nhiều hơn, cũng nhằm giảm thâm hụt. Hầu hết đều xem mức thuế chung 10% Mỹ áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập từ thế giới là cách nước này trả đũa mức thuế giá trị gia tăng, chủ yếu cũng chừng 10% các nước đang áp lên mọi hàng hóa nhập khẩu nên khó lòng thương thảo để giảm. Cái này cũng tương tự như Mỹ áp thuế VAT 10% lên hàng nhập khẩu vậy.
Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp gián tiếp tác động lên các yếu tố trong công thức nói trên như hỗ trợ các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu vào Mỹ bằng các biện pháp khuyến khích như giảm thuế để họ có thể giảm giá hàng bán trên thị trường Mỹ. Chúng ta cũng cần làm rõ Việt Nam đang nhập khẩu dịch vụ từ Mỹ là bao nhiêu với mức tăng trưởng như thế nào. Hiện nay các dịch vụ doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu xuyên biên giới rất phổ biến, từ quảng cáo trên Google, Facebook đến dịch vụ đám mây mua của Amazon, từ xem phim Netflix đến trả tiền cho Adobe...
Tìm con đường xuất khẩu qua các thị trường khác cũng là cách giảm thặng dư thương mại hàng hóa với Mỹ, tức giảm tử số trong công thức. Muốn giảm con số thuế 46% chúng ta phải giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại - bởi đó là mục đích sau cùng của sắc thuế đối ứng.
(ĐTCK) Chủ tịch CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC – sàn HOSE) dự kiến bỏ 58,42 tỷ đồng để mua thêm 23 triệu cổ phiếu HQC, nâng sở hữu lên 4,34% vốn điều lệ.
(ĐTCK) Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (Asia Group, mã AIG - UPCoM) thực hiện gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đến cuối tháng 6 thay vì quy định cuối tháng 4/2025.
(ĐTCK) CTCP Xây dựng DIC Holdings (mã DC4 – sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 25/4 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa Hoa Kỳ; riêng đối với Trung Quốc, thuế sẽ tăng lên tổng cộng 125%.
Tổng thống Donald Trump tiếp tục thể hiện tầm ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán bằng một dòng trạng thái ngắn gọn kèm tin hoãn thuế, đẩy các chỉ số tăng mạnh.
(ĐTCK) Tháng 4 - thời điểm tập trung tổ chức họp đại hội đồng cổ đông của các doanh nghiệp, nhất là khối ngân hàng - luôn khiến các cổ đông háo hức và năm nay, sự chờ đợi còn đến từ những thông tin cổ tức tiền mặt.
Giá vàng tăng gần 100 USD trong ngày 09/04 và ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2023, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.