• CIM 11.22 0.03(0.24%)
  • BTC 84619.29 457.72(0.54%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.22 0.03(0.24%)
  • BTC 84619.29 457.72(0.54%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

"Thuyền trưởng" bền bỉ: Lợi thế hay rủi ro trong kỷ nguyên biến động?

09:01 15/04/2025

Giữa "cơn lốc" biến động thị trường và làn sóng thay đổi nhân sự, nhiều doanh nghiệp Việt có bộ máy lãnh đạo cấp cao "bất biến" suốt hơn 1 thập niên. Liệu sự ổn định này có đồng nghĩa với tăng trưởng dài hạn, hay chỉ là dấu hiệu của tư duy trì trệ?

Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, 9 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE, HNX và giao dịch trên hệ thống UPCoM, vẫn kiên định với Chủ tịch và Tổng Giám đốc (CEO) nắm quyền hơn 15 năm. Điều gì đã tạo nên sự ổn định này và nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức?

Thuyền trưởng bền bỉ: Lợi thế hay rủi ro trong kỷ nguyên biến động?

"Nữ tướng" U90 và hành trình tăng trưởng 2 thập niên

Khử trùng Việt Nam (VFG), thành viên của Tập đoàn PAN, doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nông dược đã duy trì bộ máy lãnh đạo ổn định. Bà Nguyễn Bạch Tuyết, "nữ tướng" thuộc thế hệ U90, đã giữ chức Chủ tịch HĐQT VFG từ năm 2001 và từng đồng thời đảm nhiệm vị trí CEO từ năm 2001-2009. Người kế nhiệm bà Tuyết ở vị trí CEO là ông Trương Công Cứ, cả 2 nhà lãnh đạo này đã gắn bó với VFG hơn 16 năm qua.

Sự ổn định của bộ máy lãnh đạo đã góp phần tạo nên tăng trưởng bền vững cho VFG. Bình quân 5 năm qua, doanh thu hơn 2,739 tỷ đồng/năm, tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 16.7%; lãi ròng gần 265 tỷ đồng/năm. Kết quả này phần nào đến từ việc hợp tác chiến lược với Tập đoàn Syngenta (Thụy Sĩ) vào năm 2022, VFG mở rộng mảng nông dược, doanh thu và lợi nhuận bứt phá mạnh mẽ.

Kết quả kinh doanh 10 năm qua của VFG

Đây cũng là cơ sở để VFG duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn từ 25-35% bằng tiền mỗi năm. Đặc biệt, thu nhập của lãnh đạo VFG gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong quý 1/2024, Chủ tịch Nguyễn Bạch Tuyết nhận tổng thu nhập 22.35 tỷ đồng (tương đương 7.45 tỷ đồng/tháng), cao hơn cả năm 2023. CEO Trương Công Cứ nhận 20.54 tỷ đồng, bình quân 6.85 tỷ đồng/tháng.

Những "thuyền trưởng" vững tay lái

Ngoài VFG, các doanh nghiệp khác như CX8, Vinacontrol (VNC), Transimex (TMS), Sơn Đông Á (HDA), ONE, CMS, Trường Long (HTL) và KIDO (KDC) cũng có Chủ tịch và CEO gắn bó trên 15 năm. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này lại không đồng đều.

Trong ngành xây dựng, CTCP Đầu tư và Xây lắp Constrexim số 8 (CX8) duy trì lãnh đạo ổn định với Chủ tịch HĐQT Vũ Đức Tiền và CEO Vũ Duy Hậu tại vị từ năm 2010 - thời điểm công ty niêm yết trên sàn HNX. Dù doanh thu trung bình 5 năm đạt 78.1 tỷ đồng và tỷ lệ CAGR 16.1%, nhưng lợi nhuận ròng chỉ vỏn vẹn 301 triệu đồng mỗi năm, phản ánh biên lợi nhuận thấp và áp lực chi phí cao trong ngành.

Vinacontrol (VNC), doanh nghiệp giám định lâu đời nhất Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Bùi Duy Chinh và CEO Mai Tiến Dũng giữ chức vụ từ năm 2005. Sau khi mất thế độc quyền trong ngành giám định, biên lãi gộp của VNC giảm mạnh từ 43.4% năm 2005 xuống còn 20-22% trong giai đoạn 2010-2024. Tuy nhiên, doanh thu trung bình 5 năm qua của VNC vẫn đạt gần 667 tỷ đồng, lãi ròng trung bình năm khoảng 35 tỷ đồng, phần nào phản ánh chiến lược phát triển ổn định dù không còn vị thế áp đảo.

Transimex (TMS) là doanh nghiệp logistics có quy mô doanh thu lớn trong danh sách khảo sát, với mức trung bình 5 năm hơn 3.8 ngàn tỷ đồng, tuy nhiên, CAGR âm 0.7%. Lãi ròng trung bình 5 năm qua đạt gần 375 tỷ đồng/năm, phần lớn nhờ vào giai đoạn "hoàng kim" của ngành vận tải biển từ cuối năm 2020 đến năm 2021. Transimex từng đạt đỉnh 661 tỷ đồng lợi nhuận năm 2022, trước khi giảm mạnh xuống 137 tỷ đồng năm 2023 và 192 tỷ đồng năm 2024, trong bối cảnh chi phí nhiên liệu tăng và cạnh tranh gay gắt. 

Kết quả kinh doanh 5 năm qua của TMS

Ban lãnh đạo TMS gồm Chủ tịch HĐQT Bùi Tuấn Ngọc và CEO Lê Duy Hiệp đã gắn bó từ năm 2008. Trong lần chia sẻ với truyền thông, ông Ngọc đã nhấn mạnh rằng, môi trường kinh doanh luôn đầy rẫy những thách thức và biến động; để tồn tại và phát triển trong những giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp cần phải linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

Nói về chiến lược, ông Ngọc cho biết: Transimex vẫn đang tìm kiếm cơ hội M&A để mở rộng hệ sinh thái logistics. "Chúng tôi đi tìm từng mảnh ghép để tăng cường sức mạnh cho cả nhóm Công ty", ông Ngọc nói.

Thuyền trưởng bền bỉ: Lợi thế hay rủi ro trong kỷ nguyên biến động?

Trong khi đó, dù bộ máy lãnh đạo tương đối ổn định, HDA (ngành sơn), ONE (ngành viễn thông) và CMS (ngành xây dựng) đều ghi nhận tỷ lệ CAGR doanh thu 5 năm ở mức âm, lần lượt -0.5%, -2.2% và -7.7%. Lợi nhuận ròng trung bình mỗi năm chỉ vài tỷ đồng, không có nhiều cải thiện.

Khi lãnh đạo là cổ đông lớn và những ngã rẽ chiến lược

HTLKDC là 2 ví dụ về doanh nghiệp có những người đứng đầu có quan hệ gia đình, đồng thời nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn tại doanh nghiệp.

Trường Long (HTL) hoạt động trong lĩnh vực ô tô, ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng CAGR doanh thu 5 năm giảm sâu nhất trong nhóm khảo sát, ở mức âm 11.6%. Tuy nhiên, lãi ròng trung bình 5 năm của HTL vẫn duy trì tương đối ổn định khoảng 30 tỷ đồng, cho thấy khả năng kiểm soát chi phí hiệu quả.

Doanh thu và lợi nhuận hàng năm của HTL trong thập kỷ qua

Cuối năm 2024, HTL bắt tay với Tập đoàn Topre - một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực xe đông lạnh với hơn 50% thị phần tại Nhật Bản. Bà Nguyễn Thị Kiều Diễm - Chủ tịch HĐQT HTL khẳng định: "Đây là bước đi chiến lược nhằm phát triển mảng xe tải đông lạnh tại Việt Nam, cung cấp các giải pháp vận tải hiện đại và bền vững".

Điều đặc biệt tại HTL là những người đứng đầu có quan hệ gia đình, gồm Chủ tịch Nguyễn Thị Kiều Diễm và Tổng Giám đốc Lã Văn Trường Sơn (chồng bà Diễm) đã cùng điều hành Công ty hơn 15 năm qua qua và là nhóm cổ đông lớn nhất của HTL. Bà Diễm sở hữu 25.32% vốn và ông Sơn năm 30.08%.

HTL còn nổi tiếng với lịch sử chia cổ tức tiền mặt đều đặn từ năm 2010. Tỷ lệ năm 2023 đạt 50% và tiếp tục tăng lên 65% vào năm 2024, đem lại phần lợi nhuận đáng kể cho vợ chồng Chủ tịch.

Tương tự, KIDO (KDC) cũng là doanh nghiệp do hai anh em ruột lãnh đạo gần 20 năm qua, gồm Chủ tịch HĐQT Trần Kim Thành và Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Trần Lệ Nguyên. Tính đến cuối năm 2024, cá nhân ông Thành nắm giữ 0.31% cổ phần KDC, còn ông Nguyên sở hữu 12.74%. 

Thuyền trưởng bền bỉ: Lợi thế hay rủi ro trong kỷ nguyên biến động?

Là tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn, doanh thu 5 năm qua của KIDO đạt bình quân gần 9.7 ngàn tỷ đồng/năm, cao nhất trong nhóm khảo sát. Tuy nhiên, tỷ lệ CAGR doanh thu 5 năm chỉ ở mức 0.02%. Doanh thu từng đạt đỉnh hơn 12.5 ngàn tỷ đồng năm 2022 nhưng sau đó giảm dần. Cùng giai đoạn, lợi nhuận ròng trung bình hơn 267 tỷ đồng/năm; song năm 2024, lãi ròng tụt dốc còn hơn 36 tỷ đồng, mức thấp nhất lịch sử, trừ khoản lỗ 85 tỷ đồng năm 2008. 

Kết quả kinh doanh của KDC trong 5 năm gần nhất

Chiến lược phát triển của KIDO chủ yếu xoay quanh M&A. CEO Trần Lệ Nguyên từng chia sẻ: "Việc mở rộng sang nhiều ngành hàng khác nhau là để xây dựng một hệ sinh thái gắn bó, thay vì chỉ tập trung vào 1 mặt hàng". Ông cho rằng, thương vụ mua lại công ty kem từ một tập đoàn đa quốc gia của KIDO đã nhanh chóng mang lại lợi nhuận nhờ am hiểu khẩu vị và nắm bắt thị hiếu tiêu dùng Việt Nam.

Đây cũng là lý do khiến KIDO quyết định bán mảng bánh kẹo chủ lực năm 2014 để tập trung vào thực phẩm thiết yếu như kem, dầu ăn và gia vị. Theo Chủ tịch Trần Kim Thành, dù trong khủng hoảng tài chính hay đại dịch, thực phẩm thiết yếu vẫn có nhu cầu bền vững. Ông cũng nhấn mạnh rằng, KIDO đã xây dựng được các kênh bán hàng hiệu quả và duy trì vị thế đầu ngành thực phẩm trong nhiều năm, ngay cả trong giai đoạn COVID-19. Tuy nhiên, thị trường những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, KIDO phải đẩy mạnh khai thác ở vùng sâu, vùng xa để duy trì doanh số, khiến khối lượng công việc của nhân sự tăng gấp nhiều lần.

Nhìn chung, sự ổn định của bộ máy lãnh đạo cấp cao mang lại nhiều lợi ích như đảm bảo chiến lược nhất quán, tạo dựng niềm tin cho cổ đông và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững chắc, nhưng không phải là bảo chứng tuyệt đối cho sự tăng trưởng bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường luôn biến động. Quan trọng không phải là gắn bó bao lâu, mà là khả năng thích nghi và đổi mới của ban lãnh đạo để giúp doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng bền vững.

Nhựa Tân Đại Hưng hết thời
Nhựa Tân Đại Hưng hết thời "đen tối": Tân Chủ tịch Phạm Trung Cang khẳng định nguy cơ phá sản như năm 2023 đã không còn
5 ngày trước
Công ty chỉ vừa có lợi nhuận hơn 11 tỷ trở lại trong năm 2024, giai đoạn 2022-2023 TPC lỗ nặng.
Phó Chủ tịch Quốc hội mời đại gia điện Hàn Quốc tham gia đầu tư điện hạt nhân ở Việt Nam
Phó Chủ tịch Quốc hội mời đại gia điện Hàn Quốc tham gia đầu tư điện hạt nhân ở Việt Nam
5 ngày trước
Chiều 14/4, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) Kim Dong Cheol; và đề nghị KEPCO tham gia đầu tư phát triển năng lượng, trong đó có điện hạt nhân.
KCN 2.000 tỷ do 3 đại gia “Sing-Thái-Nhật” đầu tư ở Quảng Trị gặp khó vì yêu cầu
KCN 2.000 tỷ do 3 đại gia “Sing-Thái-Nhật” đầu tư ở Quảng Trị gặp khó vì yêu cầu "kinh phí tâm linh"
5 ngày trước
Tỉnh Quảng Trị đang thúc đẩy tiến độ thi công kết cấu hạ tầng và san lấp mặt bằng giai đoạn 1 của dự án hu công nghiệp Quảng Trị (QTIP) với tổng vốn đầu tư 2.074 tỷ đồng.
Cơn mưa cổ tức cho cổ đông FPT Telecom: Chuẩn bị nhận 2.500 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, thêm 50% cổ phiếu thưởng
Cơn mưa cổ tức cho cổ đông FPT Telecom: Chuẩn bị nhận 2.500 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, thêm 50% cổ phiếu thưởng
5 ngày trước
Năm 2025, FPT Telecom đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 17%
Gần nửa triệu người đang sống trong các dự án của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tăng gần gấp đôi sau 4 năm
Gần nửa triệu người đang sống trong các dự án của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tăng gần gấp đôi sau 4 năm
5 ngày trước
Tổng số căn hộ tại các dự án Vinhomes đã đưa vào vận hành tại thời điểm cuối năm 2024 là 110.000 căn.
FPT Telecom (FOX) chốt danh sách trả cổ tức đợt 2/2024 tỷ lệ 30%, chuẩn bị phát hành tăng vốn tỷ lệ 50%
FPT Telecom (FOX) chốt danh sách trả cổ tức đợt 2/2024 tỷ lệ 30%, chuẩn bị phát hành tăng vốn tỷ lệ 50%
5 ngày trước
(ĐTCK) FPT Telecom sẽ chi hơn 1.477 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 30% vào tháng 6, đồng thời dự kiến phát hành hơn 246 triệu cổ phiếu thưởng trong quý II để tăng vốn điều lệ thêm hơn 2.460 tỷ đồng.
Năm Bảy Bảy (NBB) chỉ còn 3 cổ đông lớn
Năm Bảy Bảy (NBB) chỉ còn 3 cổ đông lớn
5 ngày trước
(ĐTCK) CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB - sàn HOSE) chỉ còn 3 cổ đông lớn sau khi Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đại Dũng giảm sở hữu về 4,92% vốn điều lệ.
TNH đổi tên Bệnh viện đa khoa Yên Bình Thái Nguyên, thúc đẩy doanh thu các bệnh viện hiện hữu
TNH đổi tên Bệnh viện đa khoa Yên Bình Thái Nguyên, thúc đẩy doanh thu các bệnh viện hiện hữu
5 ngày trước
(ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH cho biết, Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên đã được đổi tên thành Bệnh viện TNH Phổ Yên từ ngày 1/4/2025.
Xếp dỡ Hải An (HAH): Tổ chức liên quan lãnh đạo chủ chốt trở thành cổ đông lớn
Xếp dỡ Hải An (HAH): Tổ chức liên quan lãnh đạo chủ chốt trở thành cổ đông lớn
5 ngày trước
(ĐTCK) CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH – sàn HOSE) ghi nhận thêm cổ đông lớn khi mua vào 562.600 cổ phiếu HAH, nâng sở hữu lên 5,34% vốn điều lệ.
Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2025 tới cuối tháng 6
Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2025 tới cuối tháng 6
5 ngày trước
(ĐTCK) Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR – sàn HOSE) thực hiện gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2025 và sẽ chốt danh sách cổ đông tham gia Đại hội ngày 16/5.
Thương hiệu Việt vững bền trong dòng chảy 50 năm lịch sử TPHCM
Thương hiệu Việt vững bền trong dòng chảy 50 năm lịch sử TPHCM
6 ngày trước
(KTSG Online) – Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975/30-4-2025), TPHCM đã trải qua quá trình chuyển mình mạnh mẽ, vươn lên từ một đô thị hậu
'Lộ diện' chủ sở hữu hưởng lợi – Doanh nghiệp đã sẵn sàng minh bạch?
'Lộ diện' chủ sở hữu hưởng lợi – Doanh nghiệp đã sẵn sàng minh bạch?
6 ngày trước
(KTSG) - Chủ sở hữu hưởng lợi - khái niệm lạ mà quen Thị trường căn hộ cho thuê chuyển dịch trong bối cảnh mới Mô hình thuế thu nhập âm: đánh thuế đừng
Chủ Nhật, 20/04/2025
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
2 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
3 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
3 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
5 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
5 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
6 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình ThuậnCách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình Thuận
7 giờ trước
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầuNhững yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu
8 giờ trước
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Lịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, NovalandLịch họp cổ đông tuần 21-27/4: Cao điểm Vingroup, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MWG, Vinamilk, Novaland
9 giờ trước
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Dư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâuDư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâu
16 giờ trước
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗCập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗ
16 giờ trước
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Hơn 13.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh ThuậnHơn 13.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
19 giờ trước
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.