Thương chiến Mỹ - Trung Quốc ảnh hưởng thế nào tới kinh tế thế giới?
14:37 10/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ bùng nổ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 9/4.
Thương chiến Mỹ - Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới kinh tế thế giới. Ảnh: Rochester.edu
Trung Quốc tuyên bố sẽ chiến đấu tới cùng thay vì đầu hàng trước những gì nước này coi là sự cưỡng ép của Mỹ. Bắc Kinh đã tự dựng lên các rào cản thương mại đối với Washington để đáp trả.
Tương quan giao dịch thương mại Mỹ - Trung
Theo BBC, tổng giá trị giao dịch thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới lên tới 585 tỷ USD vào năm 2024. Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc (440 tỷ USD) nhiều hơn so với Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ (145 tỷ USD), vì thế thâm hụt thương mại giữa Washington và Bắc Kinh là 295 tỷ USD vào năm 2024. Đây là mức thâm hụt thương mại đáng kể, tương đương 1% kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, con số này thấp hơn số liệu 1.000 tỷ USD mà ông Trump liên tục nhắc đến trong tuần này.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã áp thuế nhập khẩu đáng kể với hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế đó được giữ nguyên và cũng được tổng thống thứ 46 của Mỹ Joe Biden bổ sung.
Các rào cản thương mại đã giúp làm giảm lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc từ mức 21% vào năm 2016 xuống còn 13% vào năm 2024. Do đó, sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc của Mỹ đã giảm trong thập niên vừa qua.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng, một số mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đã được chuyển hướng qua một số quốc gia Đông Nam Á. Ví dụ, năm 2018 chính quyền của Tổng thống Trump áp thuế 30% đối với các tấm pin nhập khẩu từ Trung Quốc. Song, tới năm 2023, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra bằng chứng cáo buộc các nhà sản xuất tấm pin mặt trời của Trung Quốc đã chuyển hoạt động lắp ráp của họ sang Malaysia, Thái Lan, Campuchia trước khi gửi những sản phẩm hoàn thiện của họ sang Mỹ. Các nhà phân tích cho hay, về cơ bản đó là một hình thức trốn thuế.
Thuế đối ứng của Mỹ áp đặt lên các quốc gia đó sẽ đẩy giá các mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc tại Mỹ lên cao.
Mỹ và Trung Quốc nhập khẩu những gì của nhau?
Ảnh minh họa: Wall Street Journal
Năm 2024, mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất là đậu nành, chủ yếu được dùng để nuôi khoảng 440 triệu con lợn ở đại lục. Mỹ cũng xuất khẩu dược phẩm và dầu mỏ sang Trung Quốc.
Ngược lại, Trung Quốc xuất sang Mỹ một lượng lớn đồ điện tử, máy tính và đồ chơi. Bắc Kinh cũng đưa tới Mỹ một lượng lớn pin để dùng cho xe điện.
Mặt hàng Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc là điện thoại thông minh, chiếm khoảng 9%. Lượng lớn điện thoại thông minh được sản xuất tại Trung Quốc mang thương hiệu của Apple, một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ.
Tất cả các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đã trở nên đắt đỏ hơn do mức thuế 20% ông Trump triển khai trước đó. Với mức thuế nhập khẩu mới nhất, lên tới 104% do chính quyền Trump Mỹ áp đặt với tất cả hàng hóa xuất xứ Trung Quốc, tác động có thể lớn hơn gấp 5 lần. Hàng Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc cũng tăng giá do thuế trả đũa của Bắc Kinh, gây tổn hại cho người tiêu dùng Trung Quốc theo cách tương tự.
Ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Mỹ và Trung Quốc chiếm tổng cộng 43% nền kinh tế toàn cầu trong năm nay. Nếu cuộc chiến thương mại toàn diện giữa hai nước xảy ra, tốc độ tăng trưởng của cả 2 sẽ chậm lại hoặc thậm chí đẩy họ vào suy thoái. Điều đó có thể gây hại cho các nền kinh tế khác dưới hình thức tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Trong số những hậu quả tiềm ẩn khác có cả nguy cơ đầu tư toàn cầu bị ảnh hưởng.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới và đang sản xuất lớn hơn nhiều so với mức tiêu thụ của người dân trong nước. Thặng dư hàng hóa của Trung Quốc hiện ở mức gần 1.000 tỷ USD, đồng nghĩa nước này đang xuất khẩu hàng sang các quốc gia khác trên thế giới nhiều hơn nhập khẩu.
Các nhà phân tích đưa ra ví dụ về thép. Hiện có nguy cơ, nếu Trung Quốc không thể xuất sang Mỹ, các công ty của nước này sẽ tìm cách bán phá giá ra nước ngoài. Mặc dù điều này có thể có lợi cho một số người tiêu dùng, nhưng điều đó cũng có thể làm suy yếu các nhà sản xuất tại một số nước.
Tác động lan tỏa của một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ gây ảnh hưởng trên toàn cầu và hầu hết các nhà kinh tế đánh giá tác động sẽ rất tiêu cực.
Thông báo được đưa ra trên mạng xã hội Truth Social vào rạng sáng ngày 10/4 (theo giờ Việt Nam), trong đó ông Trump cho biết động thái này nhằm gửi thông điệp rõ ràng rằng “thời kỳ Trung Quốc và các quốc gia khác trục lợi từ Mỹ đã kết thúc”.
Trong một sự đảo ngược gây sửng sốt, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời giảm mức thuế mà ông vừa áp đặt lên hàng chục quốc gia, trong khi gia tăng áp lực đối với Trung Quốc.
Truyền thông Mỹ Latinh nhấn mạnh chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chọn giải pháp hiệu quả nhất, cân bằng lợi ích hai bên, giữ vững độc lập, chủ quyền và vị thế quốc gia.
Tổng thống Trump vào ngày thứ Tư (09/04 theo giờ Mỹ) đã thông báo tạm hoãn 90 ngày đối với việc áp dụng đầy đủ hiệu lực các mức thuế quan đối ứng với một loạt quốc gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành 90 ngày nhưng chỉ với một số nước "không trả đũa", còn Trung Quốc bị tăng thuế lên 125%.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Scott Bessent, kêu gọi các đồng minh của Mỹ cân nhắc việc tái cân bằng với Trung Quốc và cảnh báo về việc phá giá nội tệ nhằm đạt lợi thế thương mại.
Quốc gia này nhận thấy cơ hội rộng mở trong thu hút đầu tư khi các doanh nghiệp tìm cách dịch chuyển sản xuất khỏi các quốc gia chịu mức thuế quan cao của Mỹ.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.