• CIM 11.48 0.02(0.13%)
  • BTC 93006.64 436.35(0.47%)
  • GOLD 3294.175 85.200(2.52%)
  • WTI 62.12 1.37(2.16%)
  • EUR/USD 1.13304 0.01000(0.78%)
  • EUR/GBP 0.85386 0.00256(0.3%)
  • USD/CHF 0.82929 0.01000(1.29%)
  • USD/JPY 143.265 1.690(1.19%)
  • USD/CAD 1.38835 0.01000(0.55%)
  • GBP/USD 1.32683 0.01000(0.45%)
  • CAD/CHF 0.59723 0.00466(0.78%)
  • AUD/USD 0.63608 0.00032(0.05%)
  • NZD/USD 0.59527 0.00107(0.18%)
  • CIM 11.48 0.02(0.13%)
  • BTC 93006.64 436.35(0.47%)
  • GOLD 3294.175 85.200(2.52%)
  • WTI 62.12 1.37(2.16%)
  • EUR/USD 1.13304 0.01000(0.78%)
  • EUR/GBP 0.85386 0.00256(0.3%)
  • USD/CHF 0.82929 0.01000(1.29%)
  • USD/JPY 143.265 1.690(1.19%)
  • USD/CAD 1.38835 0.01000(0.55%)
  • GBP/USD 1.32683 0.01000(0.45%)
  • CAD/CHF 0.59723 0.00466(0.78%)
  • AUD/USD 0.63608 0.00032(0.05%)
  • NZD/USD 0.59527 0.00107(0.18%)

Nỗi sợ nhỏ và hoảng loạn lớn

09:33 26/03/2023

Nỗi sợ nhỏ và hoảng loạn lớn

Khách hàng chờ rút tiền tại Silicon Valley Bank. Ảnh: S.T

Chỉ trong ít ngày qua, 3 ngân hàng Mỹ đóng cửa, một ngân hàng lớn của Thụy Sĩ bị mua lại, một ngân hàng khác ở Mỹ được hỗ trợ để tránh bị vỡ… Bài báo trên tờ Economist gọi đây là một cuộc hoảng loạn do các ngân hàng nhỏ gây ra. Cùng nhìn lại để phân tích bản chất câu chuyện.

Cuộc hoảng loạn do các ngân hàng nhỏ ở Mỹ gây ra

Thứ nhất, đây là một cuộc hoảng loạn do “các ngân hàng nhỏ” (từ mà một bài báo trên tờ Economist dùng) gây ra. Nguyên nhân sâu xa là do tiền không còn rẻ và đột nhiên xuất hiện nhiều khó khăn cho các ngân hàng phòng ngừa rủi ro không tốt hoặc quá tập trung vào một mảng kinh doanh.

Châm ngòi cho những bất ổn diễn ra mấy tuần qua trong hệ thống ngân hàng Mỹ là chuyện Silicon Valley Bank (SVB) bị cơ quan bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) đóng cửa vì lâm vào tình trạng bị rút tiền ào ạt, có lúc bị rút đến trên 40 tỷ USD/ngày. Không một ngân hàng nào có thể tồn tại với tốc độ bị đổ xô rút tiền như vậy.

SVB có cả hai vấn đề vừa đề cập ở trên. Một là, ngân hàng này không phòng ngừa rủi ro lãi suất cho lượng trái phiếu gần 100 tỷ USD trên bảng cân đối của mình. Không ai hiểu vì sao quản trị rủi ro của SVB tệ đến như vậy. Nhưng, ở nhiều ngân hàng khác tại Mỹ, thì những khoản đầu tư trái phiếu cũng đều đang lỗ, chỉ là lỗ ít hơn SVB, do có phòng ngừa rủi ro. Nguyên nhân là do lãi suất tăng kéo theo lợi suất trái phiếu tăng, mà theo nguyên tắc vận hành, thì lợi suất trái phiếu tăng kéo theo giá trái phiếu giảm.

Hai là, SVB tập trung phục vụ các công ty công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm ở Mỹ. Chỉ tập trung vào một phân khúc kinh doanh đồng nghĩa với rủi ro. Trong đại dịch Covid-19 và sau đó là giai đoạn tiền rẻ, những khách hàng này có nhiều tiền mặt và gửi tiền vào SVB. Lượng tiền gửi ở SVB tăng đột biến, từ 60 tỷ USD vào quý I/2020, lên đến hơn 190 tỷ USD vào đầu năm 2022.

Nhưng sau đó, năm 2022 là khoảng thời gian khó khăn với các quỹ đầu tư mạo hiểm và công ty khởi nghiệp. Dòng tiền chảy vào các quỹ mạo hiểm giảm mạnh trong năm 2022, các quỹ này bắt đầu cạn tiền và phải rút tiền gửi ở SVB về. Lượng tiền gửi của SVB giảm từ gần 200 tỷ USD vào tháng 3/2022 xuống chỉ còn hơn 170 tỷ USD vào cuối năm 2022.

Thua lỗ trái phiếu, khách hàng thì đồng loạt rút tiền, nên SVB sụp đổ không có gì là lạ.

Sau khi SVB sụp đổ, người ta bắt đầu quan tâm đến những ngân hàng có rủi ro tương tự và cũng đổ đi rút tiền ở những ngân hàng này. “Quân domino” thứ hai là Signature Bank (New York) - một ngân hàng có quan hệ nhiều với giới tiền mã hóa.

Trước SVB và Signature Bank, thì Silvergate Bank cũng lâm vào tình trạng bị chính chủ sở hữu tuyên bố giải thể.

Signature Bank và Silvergate Bank đều là “ngân hàng thân thiện” với giới tiền mã hóa.

Sau “bộ ba” nói trên, hiện tại, ngân hàng đang được tập trung hỗ trợ là First Republic Bank. Vào cuối tuần lễ giao dịch kết thúc ngày 17/3, 11 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã gửi 30 tỷ USD vào First Republic Bank trong một động thái hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng này và trấn an người gửi tiền. Nếu First Republic bị vỡ nữa, có thể sẽ tạo ra một đợt sụp đổ domino lớn hơn đến các ngân hàng nhỏ trên toàn nước Mỹ.

Vào thứ Ba, ngày 21/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có động thái trấn an bằng tuyên bố, Chính phủ Mỹ sẵn sàng hỗ trợ thêm cho các ngân hàng nhỏ “nếu cần”.

Việc nhấn mạnh vào các ngân hàng nhỏ cho thấy, đợt hoảng loạn này đang bắt nguồn chủ yếu từ nhóm ngân hàng nhỏ ở Mỹ. Nhưng, câu chuyện không dừng ở đó.

Lây lan ra tận châu Âu

Điều khiến giới phân tích ngạc nhiên là cuộc hoảng loạn bắt nguồn chủ yếu từ nhóm ngân hàng nhỏ ở Mỹ đã lan ra châu Âu và nạn nhân đầu tiên lại là Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ).

Credit Suisse hơn 160 năm tuổi, đang quản lý hơn 1.500 tỷ USD tài sản (quy mô lớn hơn GDP của Thụy Sĩ) và được xếp hạng là một trong 30 ngân hàng có ảnh hưởng lớn lên hệ thống tài chính toàn cầu.

Tuy Credit Suisse thua lỗ liên tục trong mấy năm nay, song nếu nhìn vào bảng cân đối và tình hình kinh doanh, không thể nói ngân hàng này ở vào tình trạng xấu như SVB hay những ngân hàng nhỏ khác ở Mỹ. Thế nhưng, Credit Suisse cũng bị rút ròng 10 tỷ USD Mỹ trong một ngày vào tuần trước.

Dưới sức ép của Chính phủ Thụy Sĩ (theo Financial Times, thì bao gồm cả Mỹ và Pháp), Credit Suisse cuối cùng cũng phải bán mình cho một ngân hàng Thụy Sĩ khác là UBS với giá chỉ hơn 3 tỷ USD (trong khi vốn hóa là hơn 8 tỷ USD). Các cơ quan quản lý cho rằng, cần phải khống chế câu chuyện mất niềm tin vào ngân hàng bằng cách để một ngân hàng “khỏe” hơn tiếp quản Credit Suisse.

Đầu tuần này, mọi việc đã có phần bình ổn, khi mà giá cổ phiếu ở nhiều thị trường Âu - Mỹ - Á đều tăng trở lại. Nhưng tổn thất do việc tăng lãi suất toàn cầu và sự cố gây mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng thì vẫn còn như một dòng nước ngầm âm ỉ. Nhiều ngân hàng sẽ kéo dài chuỗi thua lỗ khi lãi suất tiếp tục tăng. Dù vậy, ngân hàng có thể chỉ mới là phần nổi của “tảng băng chìm”.

Đâu là “tảng băng chìm” tiếp theo?

“Lãi suất tăng cao đang bắt đầu gây đổ vỡ, còn nhiều điều sẽ diễn ra nữa” là một nhận định trong bài báo “This isn't 2008, but that's cold comfort” (“Đây không phải là năm 2008, nhưng đó là một lời trấn an vụng về”) do cây bút John Stepek viết trên Bloomberg.

Rõ ràng, sự chuyển biến nhanh từ lãi suất dưới 0,25% sang trên 4,5% trong thời gian ngắn kỷ lục là một diễn biến chính sách chưa từng diễn ra trong vài thập kỷ gần đây, khiến đa số những người đang hoạt động trên thị trường tài chính không có sự chuẩn bị kỹ càng. Sự chủ quan, thiếu chuẩn bị với những tác động của lãi suất tăng nhanh đã dẫn đến những ván cược không được phòng ngừa rủi ro đầy đủ và tác động của nó sẽ vẫn tiếp tục.

“Lãi suất tăng cao và ở mức cao lâu hơn sẽ thử thách khả năng 'gồng lỗ' của nhiều tổ chức”, một người bạn đầy kinh nghiệm với ngành ngân hàng ở Australia đã nhận xét như vậy. Một khi ai đó không “gồng lỗ” được nữa, sẽ có “quân domino” tiếp theo.

Các ngân hàng trung ương có thể cố gắng “dập lửa” ở phía ngân hàng, còn các định chế tài chính phi ngân hàng thì sao? Nhiều định chế cũng đã lấy tiền đi đầu tư rủi ro cao và cho vay. Chắc chắn, hiện tại, không ít trong số này đang “gồng lỗ” và tìm cách cắt lỗ.

Khác với những đợt khủng hoảng trước đây, mạng xã hội toàn cầu hiện nay đã phát triển nhanh chóng, đi kèm với đó là khả năng khuếch đại tin đồn. CEO Credit Suisse đã ngầm chỉ trích rằng, chính mạng xã hội đã khiến Credit Suisse lâm vào tình thế khốn khó như vừa rồi.

Ngân hàng trung ương không thể kiểm soát sự lây lan tin đồn và hoảng loạn trên mạng xã hội. Việc tạo lập niềm tin vào hệ thống tài chính trở nên khó khăn hơn.

Mạng xã hội và sự mập mờ của các định chế tài chính phi ngân hàng là một môi trường tuyệt vời để nỗi sợ lây lan. Người ta đang bắt đầu đồn đoán về “tảng băng chìm” tiếp theo. Tôi nghi ngờ rằng, điều bất ngờ có thể đến trong vài tháng nữa, khi một ngành kinh doanh vay nợ cao trong nền kinh tế bắt đầu thua lỗ nặng và chính các định chế phi tài chính đang cho họ vay nhiều hơn các ngân hàng...

Việt Nam có thể làm gì?

Rất nhiều yếu tố, như lãi suất toàn cầu tăng cao, sản xuất sụt giảm, công ty vay nợ lớn…, nằm ngoài kiểm soát vĩ mô của chính phủ. Chính sách lúc này chỉ có thể gia cố các “công sự phòng thủ”. Có 3 điểm phải gia cố.

Một là, khả năng tạo niềm tin cho người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng vỡ nợ. Bài học từ SCB ở Việt Nam và SVB ở Mỹ cho thấy, mấu chốt là phải đảm bảo người gửi tiền không bị mất tiền. Khi hoảng loạn, người dân sẽ đổ xô đến ngân hàng để rút tiền về. Vì vậy, khẳng định tiền gửi sẽ được bảo đảm, ngay cả khi nó vượt mức bảo hiểm tiền gửi tối đa có vai trò rất quan trọng.

Đang có sự tranh cãi về việc nhà nước có nên đứng ra đảm bảo cho tất cả người gửi tiền hay không. Trong bối cảnh của Việt Nam, một sự đảm bảo như vậy có thể giữ an toàn cho toàn hệ thống, nhưng cũng có cái giá không nhỏ, đó là rủi ro đạo đức (các ngân hàng cứ làm bậy, đến khi đổ vỡ thì được bảo đảm, vì đã bắt hệ thống làm “con tin”). Lựa chọn điểm cân bằng ở đâu để đảm bảo niềm tin cho người gửi tiền trong bối cảnh có rủi ro lây lan hoảng loạn xảy ra là một điều cần tính đến.

Hai là, rà soát lại những tổ chức tài chính phi ngân hàng, nhưng có hoạt động cho vay và quản lý tiền cho khách. Một nghiên cứu về mảng “ngân hàng ngầm” này với những số liệu rõ ràng là cần thiết để đánh tan những lo ngại về nó ở Việt Nam cũng như để Nhà nước có sự chuẩn bị.

Ba là, cho phép các cơ quan điều hành chính sách kinh tế - tài chính có sự linh hoạt cần thiết trong bối cảnh đặc biệt để lựa chọn mục tiêu. Các mục tiêu ổn định tỷ giá, hạ lãi suất cho vay để doanh nghiệp tiếp cận vốn rẻ không phải lúc nào cũng có thể đồng điệu. Ở một thời điểm, các cơ quan này cần có sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ, đồng thời được lựa chọn mục tiêu nào cần ưu tiên hơn.

Như trường hợp của Thụy Sĩ, họ sẵn sàng thay đổi luật lệ do viện dẫn lý do khẩn cấp mà không cần thông qua 6 tuần lấy ý kiến cổ đông Credit Suisse như thường lệ và thẳng tay sáp nhập UBS - Credit Suisse. Có thể, sẽ có những kiện cáo sau này từ vụ việc đó, nhưng họ phải chấp nhận. Thời điểm khẩn cấp thì không thể cầu toàn.

Nói chung, đảm bảo nỗi sợ nhỏ không bị khuếch đại thành hoảng loạn lớn là hướng đi chủ yếu để đảm bảo ổn định vĩ mô trong một môi trường phức tạp như hiện nay.

“Chúng ta liệu có ở trong giai đoạn khủng hoảng ngân hàng 2007 - 2009 không?”. Tôi đặt câu hỏi như vậy với một vài lãnh đạo ngân hàng và chuyên gia về giám sát ngân hàng nhân một sự kiện ở Đại học Bristol và một sự kiện hội thảo trực tuyến.

Câu trả lời đồng thuận là: “Không, hệ thống ngân hàng đang vững hơn thời điểm năm 2007 nhiều”. Nhưng giám đốc tài chính (CFO) của một ngân hàng thuộc thế hệ mới (fintech) có thêm một câu làm tôi chú ý. Anh ấy nói: “Tôi hy vọng tình hình không quá tệ”.

Sự ám ảnh về cuộc khủng hoảng gần nhất ở giai đoạn 2007 - 2009 đã làm lệch hướng nhiều phân tích. Nếu nhìn vào năng lực của các ngân hàng, mức độ giảm giá của thị trường nhà đất cũng như an toàn vốn, thì tình hình hiện nay rất khác năm 2007. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có gì đáng lo ngại, chỉ là vấn đề khác đi mà thôi.

Nội dung liên quan:Silicon Valley Bank
Chuyên gia chỉ ra ba bài học cho Việt Nam sau sự sụp đổ của SVB
Chuyên gia chỉ ra ba bài học cho Việt Nam sau sự sụp đổ của SVB
2 năm trước
(ĐTCK) Các ngân hàng Việt Nam có thể rút ra những bài học nào từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB)?
Giá vàng hôm nay ngày 25/3:
Giá vàng hôm nay ngày 25/3: "Xu hướng tăng giá không sớm bị đảo ngược"
2 năm trước
(ĐTCK) Mặc dù giá vàng đồng loạt quay đầu điều chỉnh giảm trong phiên cuối tuần, nhưng các nhà phân tích không thấy xu hướng tăng giá sớm bị đảo ngược, bởi kim loại quý này đang tạo ra dòng chảy trú ẩn tránh rủi ro thực sự.
Tỷ giá won Hàn Quốc hôm nay 25/3: Điều chỉnh giảm trở lại ở các chiều giao dịch
Tỷ giá won Hàn Quốc hôm nay 25/3: Điều chỉnh giảm trở lại ở các chiều giao dịch
2 năm trước
Khảo sát vào ngày thứ Bảy (25/3) cho thấy, tỷ giá won Hàn Quốc quay đầu giảm tại hầu hết ngân hàng. Hiện tại, tỷ giá mua chuyển khoản cao nhất là tại HD Bank và thấp nhất là tại NCB.
Tỷ giá nhân dân tệ ngày 25/3: Điều chỉnh trái chiều trong phiên cuối tuần
Tỷ giá nhân dân tệ ngày 25/3: Điều chỉnh trái chiều trong phiên cuối tuần
2 năm trước
Ghi nhận sáng ngày hôm nay (25/3), tỷ giá nhân dân tệ biến động không đồng nhất tại các ngân hàng khảo sát. Trong đó, tỷ giá mua chuyển khoản thấp nhất là tại Techcombank và cao nhất là tại Eximbank.
Ngân hàng tuần qua: Thanh khoản dồi dào, trái phiếu rục rịch tan băng, thời kỳ tiền đắt chưa kết thúc
Ngân hàng tuần qua: Thanh khoản dồi dào, trái phiếu rục rịch tan băng, thời kỳ tiền đắt chưa kết thúc
2 năm trước
Fed tăng lãi suất, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, thanh khoản hệ thống dồi dào, doanh nghiệp phát hành trái phiếu trở lại, chưa phải lúc “tất tay” với chứng khoán… là tâm điểm ngân hàng tuần qua.
Tỷ giá VietinBank hôm nay 25/4: Bảng Anh, euro giảm mạnh
Tỷ giá VietinBank hôm nay 25/4: Bảng Anh, euro giảm mạnh
2 năm trước
Sáng nay (25/4), tỷ giá ngoại tệ ngân hàng VietinBank được ghi nhận hầu hết giảm ở hai chiều mua và bán. Trong đó, tỷ giá bảng Anh và tỷ giá euro được điều chỉnh giảm mạnh ở hai chiều giao dịch.
Tỷ giá BIDV hôm nay 25/3: Biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần
Tỷ giá BIDV hôm nay 25/3: Biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần
2 năm trước
Theo ghi nhận sáng hôm nay (25/3), tỷ giá ngoại tệ tại ngân hàng BIDV biến động không đồng nhất ở hai chiều mua và bán.
Tỷ giá euro hôm nay 25/3: Hầu hết ngân hàng giảm tỷ giá
Tỷ giá euro hôm nay 25/3: Hầu hết ngân hàng giảm tỷ giá
2 năm trước
Ghi nhận sáng ngày hôm nay (25/3), tỷ giá euro tại nhiều ngân hàng tiếp tục giảm đồng loạt ở hai chiều giao dịch. Đồng thời, thị trường chợ đen cũng ghi nhận tỷ giá hai chiều giảm, hiện đang ở mức 25.245 - 25.375 VND/EUR.
Tỷ giá AUD hôm nay 25/3: Tiếp tục biến động khác nhau tại các ngân hàng
Tỷ giá AUD hôm nay 25/3: Tiếp tục biến động khác nhau tại các ngân hàng
2 năm trước
Ghi nhận vào sáng thứ Bảy (25/3) cho thấy, tỷ giá AUD được điều chỉnh trái chiều tại một số ngân hàng được khảo sát. Tại thị trường chợ đen, tỷ giá AUD được ghi nhận giảm, hiện đang ở mức 15.670 - 15.810 VND/AUD.
Tỷ giá yen Nhật hôm nay 25/3: Biến động trái chiều trong phiên cuối tuần
Tỷ giá yen Nhật hôm nay 25/3: Biến động trái chiều trong phiên cuối tuần
2 năm trước
Ghi nhận vào sáng ngày hôm nay (25/3), tỷ giá yen Nhật tại các ngân hàng tăng - giảm không đồng nhất ở hai chiều giao dịch. Trong khi đó, tại thị trường chợ đen, tỷ giá mua - bán đồng ngoại tệ này giảm, hiện đang ở mức 179,13 - 180,13 VND/JPY.
Tỷ giá ngân hàng Vietcombank (VCB) ngày 25/3: Hầu hết ngoại tệ giảm giá
Tỷ giá ngân hàng Vietcombank (VCB) ngày 25/3: Hầu hết ngoại tệ giảm giá
2 năm trước
Khảo sát tỷ giá ngoại tệ sáng nay tại Vietcombank, đồng USD đã đứng yên sau hai ngày liên tục giảm giá. Trong khi đó có nhiều ngoại tệ khác giảm giá so với hôm qua như: Euro, bảng Anh, nhân dân tệ, won Hàn Quốc, đô la Canada, đô la Úc…
VNPost và LienVietPostBank khẳng định hoạt động tiết kiệm bưu điện vẫn diễn ra bình thường
VNPost và LienVietPostBank khẳng định hoạt động tiết kiệm bưu điện vẫn diễn ra bình thường
2 năm trước
VNPost cho biết việc NHNN lấy ý kiến điều chỉnh tổ chức hoạt động của các phòng giao dịch bưu điện sau khi VNPost thoái vốn khỏi LienVietPostBank hiện không ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ tiết kiệm tại các phòng giao dịch bưu điện trên toàn quốc.
Thứ Năm, 24/04/2025
00:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 3.995%
Dự báo:
Trước đó: 4.100%
3.995%
4.100%
00:30
   
BrazilBRLBrazil
   
Thực tế: -0.186B
Dự báo:
Trước đó: -0.236B
-0.186B
-0.236B
01:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
16 phút trước
   
EuropeEUREurope
   
06:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo: 0.1%
Trước đó: 0.1%
0.1%
0.1%
06:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo: 0.2%
Trước đó: 1.2%
0.2%
1.2%
06:50
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -512.0B
-512.0B
06:50
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,043.7B
1,043.7B
06:50
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: 3.0%
Trước đó: 3.0%
3.0%
3.0%
Chính thức khởi động đàm phán thương mại song phương giữa Việt Nam và MỹChính thức khởi động đàm phán thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ
4 giờ trước
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa KỳNÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
4 giờ trước
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
'Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc''Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc'
4 giờ trước
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%
4 giờ trước
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%
5 giờ trước
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Vietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam AirlinesVietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines
6 giờ trước
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Nhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểmNhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểm
7 giờ trước
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầuIMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
8 giờ trước
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh
9 giờ trước
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữuGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữu
9 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ số VN-Index di chuyển bám sát đường MA20 trong phiên cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Khẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuấtKhẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuất
9 giờ trước
Báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành do liên danh Vingroup (VIC) và Techcombank (TCB) lập đã được thẩm định.
Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4
10 giờ trước
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.