• CIM 11.50 0.14(1.23%)
  • VNI 1211.00 13.87(1.16%)
  • BTC 93434.78 8.21(0.01%)
  • GOLD 3325.035 54.340(1.61%)
  • WTI 63.81 0.32(0.50%)
  • EUR/USD 1.14092 0.00103(0.09%)
  • EUR/GBP 0.85782 0.00137(0.16%)
  • USD/CHF 0.82218 0.00354(0.43%)
  • USD/JPY 141.695 0.120(0.08%)
  • USD/CAD 1.38237 0.00166(0.12%)
  • GBP/USD 1.32984 0.00293(0.22%)
  • CAD/CHF 0.59469 0.00208(0.35%)
  • AUD/USD 0.64119 0.00481(0.75%)
  • NZD/USD 0.59892 0.00258(0.43%)
  • CIM 11.50 0.14(1.23%)
  • VNI 1211.00 13.87(1.16%)
  • BTC 93434.78 8.21(0.01%)
  • GOLD 3325.035 54.340(1.61%)
  • WTI 63.81 0.32(0.50%)
  • EUR/USD 1.14092 0.00103(0.09%)
  • EUR/GBP 0.85782 0.00137(0.16%)
  • USD/CHF 0.82218 0.00354(0.43%)
  • USD/JPY 141.695 0.120(0.08%)
  • USD/CAD 1.38237 0.00166(0.12%)
  • GBP/USD 1.32984 0.00293(0.22%)
  • CAD/CHF 0.59469 0.00208(0.35%)
  • AUD/USD 0.64119 0.00481(0.75%)
  • NZD/USD 0.59892 0.00258(0.43%)

Nợ xấu phân hóa lớn

12:54 20/05/2024

Nợ xấu phân hóa lớn

Nợ xấu tăng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận quý I/2024 của MB giảm 11% so với cùng kỳ

Bức tranh chung của ngành ngân hàng là nợ xấu đi lên trong quý I/2024, nhưng tỷ lệ nợ xấu cũng như tỷ lệ bao phủ nợ có sự phân hóa lớn giữa các nhà băng.

Nợ xấu mới có dấu hiệu hình thành

Báo cáo tài chính quý I/2024 của các ngân hàng thương mại cho thấy, trong nhóm ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chi phối (Big4), BIDV là ngân hàng có nợ xấu nhiều nhất, với 27.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng 20,7% so với cuối tháng 12/2023. Tiếp theo là VietinBank, khi nợ xấu ghi nhận ở mức 20.017 tỷ đồng vào cuối quý I, tăng khoảng 16% so với cuối năm 2023; trong đó, đáng chú ý là nợ nhóm 3 tăng mạnh 167%, lên 6.640 tỷ đồng.

Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong nhóm, với tổng nợ xấu hơn 15.459 tỷ đồng vào thời điểm cuối tháng 3/2024, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2023.

Đáng chú ý, tại MB, số dư nợ xấu đã tăng 56% trong quý I/2024, lên mức 15.294 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng hơn gấp đôi, từ 2.889 tỷ đồng vào đầu năm lên 6.048 tỷ đồng vào cuối quý I/2024. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của MB tăng từ mức 1,6% lên 2,49% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống 80,1% vào cuối tháng 3/2024. Chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu trong quý I/2024 của MB đã tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm 2023, lên 2.707 tỷ đồng, góp phần làm lợi nhuận trước thuế giảm 11%, còn 5.795 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của ABBank đã tăng lên 3,92% vào cuối quý I/2024, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng âm tới 19,34% trong quý I/2024. PVcomBank cũng có tỷ lệ nợ xấu suýt soát 4%; trong đó, nợ xấu ở nhóm nghi ngờ tăng 15,8%, nợ có khả năng mất vốn tăng 17,4% so với cùng kỳ. Nợ xấu của MSB cũng lên tới 4.960 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2024, tăng 16% so với hồi đầu năm và chiếm 3,2% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.

Một số ngân hàng khác có tỷ lệ nợ xấu cao như BVB (3,9%), BVBank (3,1%), SHB (3%), VietBank (3,1%)…

Đánh giá về bức tranh nợ xấu toàn ngành ngân hàng, một lãnh đạo cao cấp của ACB cho biết, nợ xấu, nợ nhóm 2 và nợ tái cơ cấu đều có xu hướng tăng lên trong quý I/2024. Tỷ lệ này đang thấp hơn giai đoạn quý II - III/2020, thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhưng xét riêng lẻ thì tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 - 5) và nợ nhóm 2 lại tăng lên đáng kể, cho thấy một lớp nợ xấu mới đang có dấu hiệu hình thành.

“Trong giai đoạn quý II/2020 - I/2023, nợ tái cơ cấu giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, từ quý II/2023 tới nay, nợ tái cơ cấu đang có xu hướng tăng dần. Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLR) tiếp tục giảm sau khi tăng nhẹ vào quý IV/2023 cho thấy áp lực trích lập dự phòng của hệ thống ngân hàng vẫn còn khá lớn trong giai đoạn tới”, lãnh đạo ACB nhấn mạnh.

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, do độ mở của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu, yếu tố bất định chủ yếu do tăng trưởng toàn cầu có thể thấp hơn so với dự kiến, cụ thể là một số các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Những diễn biến như vậy có thể tác động đến quá trình phục hồi xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam cũng như tăng trưởng và sản xuất công nghiệp. Căng thẳng địa chính trị leo thang có thể ảnh hưởng đến kim ngạch và định hướng xuất khẩu.

“Nhìn vào trong nước, thị trường bất động sản có thể phục hồi lâu hơn dự kiến, ảnh hưởng xấu đến tâm lý của các nhà đầu tư, làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân, là yếu tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi - do thị trường bất động sản ảm đạm - có thể ảnh hưởng không tốt đến triển vọng tăng trưởng khi dự phòng vốn, đặc biệt ở một số ngân hàng thương mại Nhà nước còn tương đối mỏng”, bà Dorsati Madani nêu quan điểm.

Cũng theo chuyên gia WB, chất lượng tài sản xấu đi trong năm 2023 bất chấp việc cơ quan quản lý cho phép triển khai lại biện pháp tạm hoãn trả nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên bảng cân đối kế toán (NPL) tại các ngân hàng thương mại tăng lên 4,5% vào tháng 12/2023, từ mức 1,9% vào cuối năm 2022. Điều này bất chấp việc tái áp dụng các biện pháp tạm hoãn trả nợ vào tháng 4/2023 (Thông tư số 02/2023), trong đó có tổng cộng 171.000 tỷ đồng cho vay được cơ cấu lại vào tháng 12/2023, tương đương 1,3% tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng không đi kèm với việc tăng trích lập dự phòng cho vay của các ngân hàng thương mại, dẫn đến tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay giảm đáng kể, xuống mức trung bình 95% trong quý IV/2023, từ mức 123% vào cuối năm 2022.

Một điểm nữa được chuyên gia WB nhấn mạnh, mức trích lập dự phòng giữa các ngân hàng cũng rất khác nhau, từ 7 - 230%, với một số ngân hàng có dự phòng không đáng kể để đủ bù lỗ cho các khoản nợ xấu. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thấp như vậy có thể đã cho phép các ngân hàng ghi nhận tỷ lệ an toàn vốn tăng nhẹ lên mức 11,9% vào tháng 12/2023, so với mức 11,5% vào cuối năm 2022.

Cần đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính

Mức trích lập dự phòng giữa các ngân hàng cũng rất khác nhau, từ 7 – 230%.

Ông Lê Hoài Ân, CFA, chuyên gia đào tạo và tư vấn hoạt động ngân hàng, Công ty cổ phần Giải pháp tài chính tích hợp nhận định, tín dụng tăng rất chậm trong quý I/2024 khiến áp lực tăng trưởng của các quý còn lại càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh sức cầu của thị trường vẫn yếu mà ngân hàng đẩy mạnh giải ngân thì rủi ro nợ xấu là rất lớn. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết được cải thiện trong quý IV/2023, nhưng đến quý I/2024 lại bật tăng lên mức 2,18%, điều này hàm ý một câu chuyện khác về diễn biến nợ xấu của các ngân hàng.

“Áp lực kinh tế kết hợp với các yếu tố mùa vụ tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu. Những khoản vay phục vụ mùa vụ như nông nghiệp hoặc bán lẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ do sự bất ổn của thị trường. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trong các khoản vay mùa vụ đã tăng lên 30% so với mức trung bình hàng năm. Điều này cho thấy sự không chắc chắn trong môi trường kinh doanh có thể gây ra những biến động mạnh trong chất lượng tài sản của ngân hàng. Ngành ngân hàng cần áp dụng những chiến lược linh hoạt hơn trong việc cấp vốn cho các mùa vụ kinh doanh để giảm thiểu rủi ro”, ông Ân phân tích.

Cũng theo ông Ân, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng cũng cho thấy dấu hiệu giảm sút trong những quý gần đây. Tại quý I/2024, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngành giảm xuống còn giảm 86,87% từ mức 106% của cùng kỳ năm ngoái. Trước tình hình nợ xấu tăng, các chính sách lãi suất cho vay thấp và việc thiếu hụt thanh khoản gần đây của các ngân hàng khi tiến hành tăng đồng loạt lãi suất huy động, áp lực gia tăng trích lập dự phòng để duy trì bộ đệm của các ngân hàng càng lớn, qua đó cũng góp phần giải thích cho mức tăng trưởng lợi nhuận thấp của toàn ngành dù ghi nhận con số tăng trưởng tín dụng tốt.

“Chỉ đơn thuần dựa trên các con số trung bình ngành mà để dự báo và đánh giá nợ xấu dẫn đến việc phân tích và dự báo sẽ không thể toàn diện vấn đề. Điều quan trọng hơn là cách mà chúng ta thực sự hiểu về bản chất nợ xấu, tại sao một số ngân hàng vẫn duy trì được chất lượng tài sản tốt trong khi một số lại có sự suy giảm mạnh. Sự phân hóa về mức nợ xấu giữa các ngân hàng chủ yếu nằm ở hai yếu tố chính, một là khả năng quản trị của ngân hàng và hai là chiến lược kinh doanh và tệp khách hàng riêng biệt của các ngân hàng”, ông Ân nói.

Chuyên gia kinh tế của WB tiếp tục nhấn mạnh: “Đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính vẫn là điều quan trọng nhất, trong đó tập trung quản lý rủi ro tiềm ẩn liên quan đến nợ xấu gia tăng, bao gồm cả nguyên nhân do giá trị tài sản giảm trên thị trường bất động sản”.

Nội dung liên quan:BIDV
Giá vàng liên tục phá đỉnh, 'ngồi trên đống lửa' vì vay vàng mua nhà
Giá vàng liên tục phá đỉnh, 'ngồi trên đống lửa' vì vay vàng mua nhà
11 tháng trước
"Vay 10 cây vàng nhẫn giá 52 triệu đồng/cây để mua nhà vào cuối năm 2020, tôi phát sốt vì giờ giá vàng lên tới 77 triệu đồng/cây, tăng gần 50% sau hơn 3 năm" - anh Hải Duy ở Hà Nam chia sẻ.
Còn cơ hội để vào lệnh cổ phiếu ngân hàng?
Còn cơ hội để vào lệnh cổ phiếu ngân hàng?
11 tháng trước
Tiếp nối phiên hưng phấn vào cuối tuần trước, nhóm ngân hàng tiếp tục sôi động ngay từ đầu phiên 20/5.
Phó Thủ tướng: Dự kiến chuyển giao xong ba ngân hàng yếu kém trong năm nay
Phó Thủ tướng: Dự kiến chuyển giao xong ba ngân hàng yếu kém trong năm nay
11 tháng trước
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết Chính phủ đã hoàn thành việc định giá ba ngân hàng mua bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5/2024, hoàn thành chuyển giao bắt buộc trong năm 2024.
VIB triệu tập ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 6
VIB triệu tập ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 6
11 tháng trước
VIB dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua một loạt các đề xuất của HĐQT và Ban Kiểm soát liên quan đến điều lệ, quy chế ... nhằm phù hợp với Luật Các TCTD 2024.
LPBank sẽ chào bán 800 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, chưa bằng nửa thị giá
LPBank sẽ chào bán 800 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, chưa bằng nửa thị giá
11 tháng trước
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho LPBank tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng thông qua phương thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Ba Vì: Người phụ nữ mất tiền tỷ vì bị bạn trai trên mạng dụ dỗ đầu tư quỹ phúc lợi dầu khí
Ba Vì: Người phụ nữ mất tiền tỷ vì bị bạn trai trên mạng dụ dỗ đầu tư quỹ phúc lợi dầu khí
11 tháng trước
Vì tin lời bạn trai trên mạng, chị L đã lập tài khoản và nạp hơn 1 tỷ đồng để đầu tư. Đến đầu tháng 5/2024, đối tượng nhắn tin thông báo đã lừa chị L để chiếm đoạt số tiền này và chặn liên lạc với chị.
Đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc, sẽ chuyển giao trong năm 2024
Đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc, sẽ chuyển giao trong năm 2024
11 tháng trước
Báo cáo của Chính phủ cho biết đã hoàn thành việc định giá 03 ngân hàng mua bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5/2024, hoàn thành chuyển giao bắt buộc trong năm 2024.
Phê duyệt phương án chuyển giao 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024
Phê duyệt phương án chuyển giao 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024
11 tháng trước
Việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc đã hoàn thành, dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5/2024, hoàn thành chuyển giao bắt buộc trong năm 2024.
Trình Quốc hội tiến độ tăng vốn 'khủng' của nhóm Big4 ngân hàng
Trình Quốc hội tiến độ tăng vốn 'khủng' của nhóm Big4 ngân hàng
11 tháng trước
Báo cáo trình Quốc hội của Chính phủ mới đây đã cập nhật tình hình tăng vốn điều lệ của nhóm Big4 ngân hàng: Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank.
Doanh nghiệp vàng tăng mạnh giá mua vào
Doanh nghiệp vàng tăng mạnh giá mua vào
11 tháng trước
Sáng 20/5, các doanh nghiệp vàng đồng loạt niêm yết tăng mạnh chiều mua vào vàng SJC từ 750 - 900 nghìn đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 20/5/2024 nóng rẫy, SJC mua vào tăng gần 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 20/5/2024 nóng rẫy, SJC mua vào tăng gần 1 triệu đồng
11 tháng trước
Giá vàng hôm nay 20/5/2024 trên thị trường thế giới tăng thẳng đứng, vượt 2.435 USD/ounce trong bối cảnh nhiều thông tin đang hỗ trợ kim loại quý. Trong nước vàng miếng SJC tăng gần 1 triệu mua vào, chiều bán tăng 200.000 đồng.
Hầu hết các ngân hàng điều chỉnh tăng tỷ giá euro vào phiên đầu tuần ngày 20/5
Hầu hết các ngân hàng điều chỉnh tăng tỷ giá euro vào phiên đầu tuần ngày 20/5
11 tháng trước
Theo khảo sát sáng ngày hôm nay (20/5), tỷ giá euro ghi nhận tăng tại đa số các ngân hàng. Tại thị trường chợ đen, giá euro giảm ở cả hai mua - bán, hiện ở mức 27.657 - 27.757 VND/EUR.
Thứ Tư, 23/04/2025
18:00
   
United_KingdomGBPUnited_Kingdom
   
18:00
   
SpainEURSpain
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 81.4
81.4
26 phút trước
   
IndiaINRIndia
   
26 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 1.467M
Dự báo: 1.482M
Trước đó: 1.459M
1.467M
1.482M
1.459M
26 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 0.5%
Dự báo: 1.6%
Trước đó: -1.0%
0.5%
1.6%
-1.0%
19:30
   
CanadaCADCanada
   
Thực tế:
Dự báo: 0.0%
Trước đó: 0.1%
0.0%
0.1%
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 1.6%
Trước đó: -1.0%
1.6%
-1.0%
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 1.482M
Trước đó: 1.459M
1.482M
1.459M
20:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầuIMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
23 phút trước
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh
59 phút trước
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữuGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữu
59 phút trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ số VN-Index di chuyển bám sát đường MA20 trong phiên cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4
2 giờ trước
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Ông Nguyễn Duy Hưng: PAN không bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế của MỹÔng Nguyễn Duy Hưng: PAN không bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế của Mỹ
2 giờ trước
Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cho biết công ty không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế quan của Mỹ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này cũng nhỏ.
Khối ngoại quay đầu bán ròng gần 120 tỷ đồng phiên hồi phụcKhối ngoại quay đầu bán ròng gần 120 tỷ đồng phiên hồi phục
3 giờ trước
Sau 3 phiên mua ròng liên tục, NĐT nước ngoài trở lại bán ròng 115 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, tâm điểm rút vốn là FPT, MBB.
Cổ phiếu bất động sản công nghiệp khởi sắc, VN-Index vượt mốc 1.210 điểmCổ phiếu bất động sản công nghiệp khởi sắc, VN-Index vượt mốc 1.210 điểm
3 giờ trước
(ĐTCK)  Dù bị VCB và VIC cản bước, nhưng với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó có sự khởi sắc của nhóm bất động sản công nghiệp và một số mã bluechip khác đã giúp VN-Index vẫn nới rộng đà tăng trong phiên chiều, vượt mốc 1.210 điểm.
Trung Quốc sẽ mua tổ yến, sầu riêng và cá sấu của CampuchiaTrung Quốc sẽ mua tổ yến, sầu riêng và cá sấu của Campuchia
3 giờ trước
Campuchia vừa ký nghị định thư với Trung Quốc, cho phép nước này xuất khẩu tổ yến, sầu riêng và cá sấu nuôi sang thị trường tỷ dân.
74.500 tỷ đồng được nhà đầu tư gửi tại các CTCK ngay trước cú sập do thuế Mỹ74.500 tỷ đồng được nhà đầu tư gửi tại các CTCK ngay trước cú sập do thuế Mỹ
4 giờ trước
Dư nợ margin tại các công ty chứng khoán tăng mạnh trong quý I/2025, đạt gần 275.000 tỷ đồng - mức cao nhất lịch sử. Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy ngay trước thời điểm thị trường lao dốc vì thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt.
Viejet 'quay xe' để SAGS phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất đến 22/5Viejet 'quay xe' để SAGS phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất đến 22/5
4 giờ trước
Trước những phát sinh thực tế nằm ngoài khả năng kiểm soát, Vietjet vừa có văn bản đề nghị CTCP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất thêm một tháng.
ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Lợi nhuận quý I tăng mạnh, dự chia cổ tức tiền mặt 5%ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Lợi nhuận quý I tăng mạnh, dự chia cổ tức tiền mặt 5%
4 giờ trước
Trong quý I, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 108 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, hoàn thành 16% kế hoạch. Năm nay công ty dự kiến chia cổ tức tiền mặt 5%.
Chọn chiến lược giao dịch thận trọngChọn chiến lược giao dịch thận trọng
6 giờ trước
Các nhịp phục hồi mang tính kỹ thuật nên được tận dụng để cơ cấu danh mục Ngay đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu, đặc...
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.