Các nhà đầu tư trên toàn cầu bấy lâu nay nóng lòng muốn biết rõ về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, và ngày đó đã đến, nhưng phản ứng của các thị trường sau đó khiến họ nảy sinh tò mò mới: Phản ứng của thế giới trong những ngày tới sẽ ra sao?
Dưới đây là những sự kiện đáng chú ý trong tuần 7-11/4/2025:
1/ VỊ THẾ CỦA CÁC TÀI SẢN TRÚ ẨN AN TOÀN BỊ ĐẢO NGƯỢC
Thông báo về thuế quan mới nhất của Tổng thống Donald Trump đã khiến các nhà đầu tư lo ngại kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái, gây ra đợt bán tháo cổ phiếu Mỹ - một trong những đợt bán tháo mạnh mẽ nhất trong 30 năm qua - và săn lùng những nơi trú ẩn an toàn.
Đồng USD thường xem là nơi trú ẩn an toàn trong môi trường bất ổn. Nhưng việc thị trường ngày càng lo sợ về tác động của thuế quan đối với nền kinh tế Mỹ đã khiến đồng USD không còn hấp dẫn như trước nữa. Trái lại, vàng, yên Nhật và franc Thụy Sĩ đều tăng mạnh cùng với giá trái phiếu kho bạc.
Giá vàng lập kỷ lục cao mới.
2/ SAU 'NGÀY GIẢI PHÓNG' CỦA MỸ LÀ NHỮNG 'NGÀY TRẢ ĐŨA' CỦA CÁC ĐỐI TÁC
Ngày 2/4 được Tổng thống Donald Trump tuyên bố là “Ngày Giải phóng” của nước Mỹ với một loạt mức thuế quan được xem là “thuế đối ứng”.
Các thị trường toàn cầu đã cảm nhận được tác động của "Ngày giải phóng", giờ đây họ bắt đầu lo ngại về "Ngày trả đũa" từ các đối tác thương mại khi đáp trả mức thuế quan cao nhất trong hơn một thế kỷ của Mỹ.
Các dấu hiệu cho thấy điều đó có thể xuất hiện vào tuần tới và sau đó. Họ sẽ đặc biệt chú ý tới các bước tiếp theo của Liên minh châu Âu và Trung Quốc.
Dự kiến EU sẽ theo đuổi cách tiếp cận theo từng giai đoạn, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Trung Quốc, quốc gia đã phản ứng ngay lập tức khi Mỹ áp thuế 10% chỉ vài tuần trước, hôm 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Sau tất cả những điều đó, lo ngại của các nhà đầu tư là thuế quan qua lại có khả năng sẽ đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy yếu, và đó là lý do khiến các nhà đầu tư sẽ càng tránh xa các tài sản rủi ro cao.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định giống như những thông báo thuế quan trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chờ đợi các đối tác thương mại đàm phán thương lượng và có thể ông sẽ điều chỉnh mức thuế sau các cuộc đàm phán đó.
Các quyết định thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
3/ TÁC ĐỘNG TỚI CÁC NHÀ MÁY
Các nhà máy ở châu Á đã chịu ảnh hưởng đặc biệt lớn từ mức thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump. Sáu trong số chín quốc gia Đông Nam Á trong danh sách chịu mức thuế quan từ 32% đến 49% của Tổng thống Donald Trump. Sri Lanka, quốc gia đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong một thế hệ, đã phải chịu mức thuế 44%.
Tin tức này đã khiến các loại tiền tệ châu Á lao dốc – và trái phiếu USD có chủ quyền của Sri Lanka giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc tái cấu trúc nợ năm ngoái.
Các nhà đầu tư kỳ vọng các ngân hàng trung ương châu Á sẽ hành động để ngăn chặn những tác động tiêu cực. Ngân hàng trung ương Thái Lan đã tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng để quản lý sự biến động do thuế quan gây ra.
Đối với Sri Lanka, mọi chuyện phức tạp hơn; Mỹ thường chiếm khoảng 40% lượng hàng may mặc xuất khẩu của nước này, mang lại 1,9 tỷ USD ròng trong năm 2024 - nguồn ngoại tệ lớn thứ hai của nước này. Yohan Lawrence, Tổng thư ký Diễn đàn Hiệp hội May mặc chung của Sri Lanka cho biết tình hình này "phải được giải quyết như một vấn đề cấp bách của quốc gia".
Bản đồ các thị trường trong danh sách áp thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
4/ KẾT QUẢ KINH DOANH
Mùa báo cáo hàng quý, rất quan trọng đối với các công ty Mỹ, sẽ bắt đầu vào tuần tới, dẫn đầu là kết quả của một số ngân hàng lớn.
Các nhà đầu tư hy vọng thu nhập mạnh mẽ có thể khơi dậy sự nhiệt tình đối với thị trường cổ phiếu, sau khi S&P 500 trải qua qíu I/2025 tồi tệ nhất kể từ năm 2022.
JPMorgan, Wells Fargo và Morgan Stanley nằm trong số những công ty báo cáo kết quả thu nhập vào ngày 11 tháng 4. Delta Air Lines và nhà sản xuất bia Corona Constellation Brands cũng công bố kết quả của mình trong tuần tới.
Nhìn chung, thu nhập của các công ty thuộc chỉ số S&P 500 trong quý đầu tiên của năm nay dự kiến sẽ tước tính tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Trọng tâm chú ý trong những ngày tới cũng sẽ là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 của Mỹ, dự kiến công bố vào ngày 10 tháng 4, từ đó các nhà đầu tư muốn xem liệu lạm phát có giảm đủ để cho phép Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất hay không.
Ước tính kết quả thu nhập của các công ty mà cổ phiếu thuộc S&P500.
5/ DỮ LIỆU LẠM PHÁT CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUYẾT ĐỊNH LÃI SUẤT CỦA NEW ZEALAND
Dữ liệu lạm phát của Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Năm (10/4) và các nhà đầu tư hy vọng các hộ gia đình tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng chi tiêu trong tháng 3/2025 sau khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2025 ảm đạm.
Các số liệu này được công bố ngay sau "kế hoạch hành động đặc biệt" của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào tháng trước, bao gồm các biện pháp như tăng thu nhập của người dân và thiết lập chương trình trợ cấp chăm sóc trẻ em để thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Trong khi dữ liệu kinh tế gần đây của nước này có chiều hướng thuận lợi hơn và cổ phiếu Trung Quốc tiếp tục được nhiều người mua hơn, thì áp lực giảm phát dai dẳng vẫn là một lực cản lớn.
Các mức thuế quan của Tổng thống Donald Trump cũng đang khiến nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc của Bắc Kinh trở nên khó khăn hơn.
Ở một nơi khác, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ công bố quyết định lãi suất vào thứ Tư (9/3), với kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục được cắt giảm khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách phục hồi nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Đà bán tháo tại các thị trường châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục kéo dài sang tuần mới. Nỗi lo thương chiến toàn cầu bắt nguồn từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhà đầu tư có tâm lý né tránh rủi ro.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ sự thất vọng về phản ứng của Đại sứ quán Mỹ đối với cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga nhằm vào Krivoy Rog.
Đây là kết quả của một chiến dịch triệt phá kéo dài 5 tuần, với sự tham gia của cảnh sát Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Hong Kong (Trung Quốc).
Sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng USD tăng giá đều đặn, phản ánh kỳ vọng của thị trường rằng đà tăng trưởng tương đối mạnh của nền kinh tế Mỹ.
Trong chia sẻ gần nhất, Tổng thống Trump cho biết ông không cố ý gây ra đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán nhưng lưu ý sẽ không nhượng bộ nếu chưa giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.