Những khoảng trống trong đấu thầu mua sắm thiết bị y tế
13:00 23/01/2024
Trong năm 2023 vừa qua, Nghị định 07, Nghị quyết 30, Thông tư 14 đã được Chính phủ và Bộ Y tế lần lượt ban hành giúp giải quyết những vấn đề mà nhiều bệnh viện tại TPHCM gặp phải trong mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, một số bệnh viện trên địa bàn thành phố vẫn còn vướng một số quy định liên quan đến việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật trong đấu thầu, điều kiện thực hiện đấu thầu. Những khoảng trống pháp lý đã khiến không ít bệnh viện lúng túng khi triển khai đấu thầu, mua sắm vật tư y tế.
Gỡ khó, mở đường cho trang thiết bị y tế vào bệnh viện
Trước đây, Bệnh viện Ung bướu TPHCM từng là cơ sở y tế báo động về nguy cơ thiếu hóa chất, đặc biệt hóa chất giải phẫu bệnh tại bệnh viện. Nguyên nhân là do công tác đấu thầu vật tư, trang thiết bị y tế còn gặp khó khăn bởi nhiều mặt hàng chưa được phân loại, phân nhóm vật tư y tế.
Với Nghị quyết số 30/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành vào năm 2023, Bệnh viện Ung bướu thành phố như vớ được phao cứu sinh trong tình huống thiếu trước, hụt sau trong hoạt động khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, quy định về máy mượn, máy đặt; việc gia hạn tự động các loại thuốc và không cần ba báo giá, đặc biệt đối với những trang thiết bị được bảo trì đã được Nghị quyết 30 tháo gỡ.
Tại nhiều bệnh viện, tình trạng bệnh nhân phải ra ngoài mua thuốc vì bệnh viện không đấu thầu được thuốc đã diễn ra trong suốt một thời gian dài. Còn tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, bác sĩ Tuấn cho biết trước đây, đơn vị này không thiếu thuốc nhưng lại lo thiếu vật tư tiêu hao. Tình trạng này đã ảnh hướng đến chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân. Chẳng hạn như đối với dao trong phẫu thuật đến thời điểm hết hạn đăng ký, nếu không giải quyết kịp thời, bệnh viện không có dao siêu âm, phục vụ trong phẫu thuật. Đặc biệt là mổ ung thư tuyến giáp, ung thư vú… dao tốt sẽ giúp bệnh nhân an toàn, giảm thời gian điều trị. Nghị quyết 30 giúp giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, về lâu dài, các bệnh viện cũng cần có những quy định, chính sách bền vững và hiệu quả hơn.
Thời gian vừa qua, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM đã thực hiện các giải pháp mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế để hoạt động khám và điều trị cho người bệnh được tốt hơn. Ảnh: Minh Thảo
Bên cạnh đó, trong năm vừa qua, dù Thông tư 14/2023/TT-BYT về xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập đã giúp phần nào giảm bớt được 'nỗi sợ đấu thầu' nhưng trao đổi với KTSG Online, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, cho biết thông tư này chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31-12-2023. Như vậy, trong thời gian sắp tới, ngành y tế này cần có những giải pháp mang tính lâu bền, giải quyết căn cơ hơn.
Ngoài ra, nếu muốn hạn chế tính rủi ro trong đấu thầu thiết bị y tế, ban giám đốc bệnh viện cần có quy định chặt chẽ trong đấu thầu. “Chẳng hạn như một sản phẩm muốn vào bệnh viện phải thông qua các nhà chuyên môn, trưởng khoa, phó khoa… người sử dụng trực tiếp phải có ý kiến. Sau đó, hội đồng chuyên môn quyết định sản phẩm nào phù hợp nhất nhằm tránh tình trạng chỉ định thầu, không có tính dân chủ”, bác sĩ Tiến chia sẻ thêm.
Khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đấu thầu
Bên cạnh nhiều vướng mắc trong công tác mua sắm trang thiết bị y tế đã được tháo gỡ, một số bệnh viện trên địa bàn thành phố cho rằng hiện họ vẫn còn gặp những khó khăn trong việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật trong đấu thầu.
Theo đó, trong buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Bệnh viện Chợ Rẫy diễn ra vừa qua, bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật như cấu hình, chức năng, tính năng, thông số yêu cầu chuyên môn của người dùng…là khâu quan trọng nhất của gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế nhưng thường bị gây 'khó dễ' bởi thanh tra, điều tra vì cho rằng bệnh viện 'định hướng thầu', 'gây hạn chế nhà thầu' hoặc chỉ định thầu sai quy định.
Trong khi hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cách xây dựng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu, cũng như chưa có quy định cụ thể về hình thức tham khảo cấu hình, tính năng, thông số thiết bị y tế của các hãng, mức độ tham khảo và áp dụng đến đâu để không bị quy vào 'định hướng thầu'.
Vì vậy, đối với máy móc thiết bị kỹ thuật cao, bác sĩ Việt cho biết hiện các bệnh viện rất e ngại khi đặt ra yêu cầu kỹ thuật của thiết bị mà chỉ 1-2 hãng đáp ứng được vì có thể bị đưa vào 'tầm ngắm' của thanh tra, điều tra.Do đó, để an toàn cho việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, các bệnh viện công lập chỉ dám đặt ra các cấu hình, chức năng, tính năng, thông số chuyên môn cơ bản, mang tính phổ biến để nhiều hãng đáp ứng được. Trên thực tế, điều này có thể khiến bệnh viện công ngày càng thua xa các bệnh viện tư về mức độ hiện đại của trang thiết bị y tế với khoảng cách từ 5-10 năm.
Hiện quy định đấu thầu vật tư, trang thiết bị y tế vẫn còn tồn tại một số vướng mắc. Ảnh minh hoạ: Minh Thảo
Trước thực trạng một số quy định giúp gỡ vướng trong công tác đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế cho các bệnh viện đã hết hiệu lực từ cuối năm 2023, bác sĩ Việt cho biết dù 'Luật Đấu thầu 2023' thay thế 'Luật Đấu thầu 2013' có hiệu lực từ ngày 1-1-2024 nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định, thông tư nào hướng dẫn thi hành luật. Điều này đã gây khó khăn và lúng túng cho các bệnh viện khi triển khai.
Cũng theo bác sĩ Tôn Văn Tài, Trưởng đơn vị đấu thầu của Bệnh viện Chợ Rẫy, trong năm 2023 vừa qua, bệnh viện này đã triển khai 200 gói thầu, đảm bảo cơ bản được nhu cầu điều trị của người bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ đấu thầu mua sắm hàng hóa thành công chỉ khoảng 80% gói thầu. Phần còn lại 20% là không lựa chọn được nhà thầu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thứ nhất do tình trạng không có giấy lưu hành sản phẩm đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế nhóm C, nhóm D. Thứ hai là do nhà thầu chậm cung ứng hàng hóa, gián đoạn cung cấp và nhà thầu không có năng lực khi thực hiện hợp đồng… Ngoài ra, việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật cũng tạo ra các khoảng trống pháp lý trong việc thực thi pháp luật.
Trong buổi giám sát tại Bệnh viện Chợ Rẫy gần đây, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, khi đề cập đến những bất cập trong công tác mua sắm thiết bị đã cho biết các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tiễn… Điều này đã góp phần khiến các bệnh viện gặp khó khăn trong công tác mua sắm, đầu thầu trang thiết bị, vật tư y tế. Những khó khăn Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng như một số bệnh viện trên địa bàn thành phố đang gặp phải phần lớn xuất phát từ các quy định của pháp luật, gây tốn nhiều thời gian cho đấu thầu, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của bệnh viện. Vì vậy, từ nay đến cuối tháng 1, Bệnh viện Chợ Rẫy cần rà soát, bổ sung nội dung cụ thể nhằm giúp Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM nắm rõ; từ đó có kiến nghị trực tiếp tại nghị trường Quốc hội trong thời gian tới.
(KTSG Online) - ElevenLabs, công ty khởi nghiệp (startup), sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra giọng nói với nhiều ngôn ngữ và âm điệu khác nhau dựa
(KTSG Online) - Khởi đầu năm 2024 cho thấy các tín hiệu khả quan để dòng vốn từ liên minh châu Âu (EU) tiếp tục rót vào Việt Nam cho sản xuất công nghiệp
(KTSG Online) – Hoạt động xuất bản trong năm 2023 có phần trầm lắng do bị ảnh hưởng bởi khó khăn chung của nền kinh tế. Thế nhưng, các nhà xuất bản (NXB)
(KTSG) - Năm 2023 được đánh giá là nhiều khó khăn, nhưng kết quả cuối năm cho thấy chính quyền TPHCM cùng cộng đồng doanh nghiệp địa phương đã nỗ lực vượt
(KTSG) - “Thặng dư thương mại hàng hóa toàn nền kinh tế đạt 28,3 tỉ đô la Mỹ, cao nhất trong tám năm thặng dư liên tiếp, điều này cần phải được nhìn từ
(KTSG) - Những nguyên liệu như dầu dừa, hoa bưởi, củ gừng, củ nghệ, cây sả, hoa hồng, trái chúc... qua bàn tay tinh chế của chị Ngô Thị Kiều Dương đã trở
(KTSG) - “Lương tháng 13” là một chủ đề đến hẹn lại lên trên các diễn đàn doanh nghiệp và các vấn đề về pháp luật vào mỗi dịp cuối năm, Tết đến. Dù vậy,
(KTSG) - Hãy tạo cho cộng đồng doanh nghiệp một sự an tâm để đầu tư dài hạn, tránh đầu cơ ngắn hạn. Nghịch lý Leontief và nền kinh tế Việt Nam Nhìn kinh
(KTSG) - Những năm gần đây, công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality, VR) đã phát triển vượt bậc và cho thấy khả năng ứng dụng hết sức phong phú. Chúng thu
(KTSG Online) - Sau thời gian cầm cự với thua lỗ nhưng kết quả kinh doanh không được cải thiện, nhiều chủ cửa hàng đã quyết định trả mặt bằng, rời khỏi
(KTSG Online) - Trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tác động bởi khủng hoảng, mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những thay đổi sẽ cho thấy điểm mạnh,
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.