Người thừa kế 7-Eleven quyết chi 50 tỷ USD ngăn chặn nỗ lực thâu tóm của Circle K
21:59 30/12/2024
Cuộc chiến giành quyền kiểm soát chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng thế giới 7-Eleven cho thấy mô hình kinh doanh truyền thống do các chủ sở hữu gia đình áp dụng đang xung đột với cách tiếp cận lấy cổ đông làm trung tâm.
Quyết tâm thâu tóm chuỗi cửa hàng tiện lợi số 1 thế giới
Cách đây không lâu, tỷ phú Nhật Bản Junro Ito (66 tuổi) đã bay đến California (Mỹ) để thực hiện một nhiệm vụ: đảm nhận cương vị Giám đốc điều hành tại Seven & i Holdings, công ty mẹ của 7-Eleven tại Nhật Bản giữa lúc “gã khổng lồ” bán lẻ này đang lạc lối.
7-Eleven có hơn 85.000 cửa hàng tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây hiện là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ông muốn khôi phục lại nền văn hóa mà bố mình, người sáng lập công ty, Masatoshi Ito đã vun đắp.
Tỷ phú Nhật Bản Junro Ito đã nộp đơn đấu thầu xin tiếp quản Seven & i với giá hơn 50 tỷ USD - Ảnh: Kiyoshi Ota/Getty Images
Ông Junro Ito muốn tổ chức các hội thảo đào tạo cho nhân viên của Seven & i và đang tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia tại Đại học Claremont Graduate, nơi chuyên gia quản lý Peter Drucker, một người bạn thân và cố vấn của bố ông, đã giảng dạy trong nhiều thập kỷ.
Các hội thảo sẽ giúp các Giám đốc điều hành và những người khác tại Seven & i thấm nhuần triết lý mà ông Drucker theo đuổi rằng mục đích của một công ty là phục vụ khách hàng chứ không phải là tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông.
Trở lại Tokyo (Nhật Bản), ông Ito ngay lập tức tổ chức các hội thảo quản lý hàng tháng. Hiện gia đình ông chỉ còn sở hữu một phần cổ phần thiểu số trong Seven & i và vị tài phiệt này muốn ngăn chặn việc công ty bị một đối thủ nước ngoài mua lại.
Tháng 8/2024, Seven & i nhận được lời chào mua không mong muốn trị giá 38 tỷ USD từ tập đoàn bán lẻ Canada Alimentation Couche-Tard, chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Sau khi Seven & i từ chối đề xuất tiếp quản vào tháng 9, Couche-Tard đã quay trở lại vào tháng sau với lời chào mua trị giá 47 tỷ USD.
Kể từ đó đến nay, cổ phiếu của tập đoàn bán lẻ liên tục tăng giá. Nhưng ông Ito đã nộp đơn của riêng mình xin đấu thầu vào tháng 11 với giá hơn 50 tỷ USD để nắm toàn quyền kiểm soát công ty. Nếu thành công, thỏa thuận của vị tỷ phú Nhật Bản này sẽ là một trong những vụ mua lại đòn bẩy lớn nhất từ trước đến nay.
Một cửa hàng 7-Eleven ở Tokyo (Nhật Bản) - Ảnh: Noriko Hayashi/New York Times
Không giống như Couche-Tard, công ty đã quảng bá lời đề nghị của mình trên nhiều phương tiện truyền thông, ông Ito vẫn giữ im lặng về các chi tiết và động cơ đằng sau lời đề nghị của mình. Seven & i chỉ xác nhận rằng họ đã nhận được một đề xuất bí mật từ ông Ito và từ chối cho vị doanh nhân 66 tuổi này tham gia phỏng vấn.
Tiếp nối truyền thống gia đình
Yasuhiro Ochiai, Giáo sư tại Đại học Shizuoka, một nhà nghiên cứu hàng đầu về doanh nghiệp gia đình và quản lý tại Nhật Bản, cho biết tại quốc gia Đông Á này, những thành viên gia đình sáng lập công ty như ông Junro Ito của Seven & i có xu hướng đề cao mối quan hệ với khách hàng và cộng đồng, sự ổn định lâu dài và văn hóa doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của ông Ochiai, những thành viên này nắm giữ ảnh hưởng đáng kể thông qua quyền sở hữu trực tiếp hoặc với tư cách là người quản lý trong khoảng một nửa số công ty đại chúng tại Nhật Bản. Họ thường thể hiện “một phong cách tư bản Nhật Bản độc đáo, cũ kỹ, không phải lúc nào cũng ưu tiên lợi nhuận cho cổ đông và tạo ra lợi nhuận”, ông Ochiai cho biết.
>> Nguyên nhân khiến chuỗi cửa hàng tiện lợi 'quốc dân' 7-Eleven bất ngờ đóng cửa hơn 400 cơ sở
Nhật Bản từ lâu đã được coi là thị trường khó xâm nhập đối với các công ty nước ngoài muốn sáp nhập và mua lại.
Couche-Tard biết điều này vì trước đây họ đã cố gắng mua lại 7-Eleven. Họ đã tiếp cận Masatoshi Ito, bố của ông Junro Ito và là người sáng lập công ty sau này trở thành Seven & i, về một thỏa thuận tiềm năng vào năm 2005. Nhưng thỏa thuận đó đã nhanh chóng bị bác bỏ.
Masatoshi Ito cho rằng văn hóa công ty có thể bị pha loãng nếu một công ty nước ngoài nắm quyền kiểm soát.
Ông Ito đã xây dựng công ty của mình thành một đế chế với hàng ngàn cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi trên khắp Nhật Bản, dựa trên những gì ông cho là tập trung duy nhất vào việc phục vụ khách hàng và khẩu vị luôn thay đổi của họ. Một cửa hàng 7-Eleven thông thường hiện nay bán khoảng 3.000 sản phẩm trở lên, 70% trong số đó được thay đổi hoặc nâng cấp mỗi năm, có thể là công thức mới cho bánh sandwich trứng hoặc hương vị rong biển khác nhau trên mỗi viên cơm nắm.
Các cửa hàng 7-Eleven cuối cùng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người Nhật Bản đến mức Chính phủ tuyên bố chúng là “một phần của cơ sở hạ tầng quốc gia”.
Khách hàng là trên hết
Masatoshi Ito thường cho rằng thành công của ông là nhờ vào lời dạy của chuyên gia quản lý Peter Drucker.
Ông Drucker từ lâu đã có một lượng người hâm mộ đông đảo ở Nhật Bản, nơi niềm tin của ông trùng khớp với những nhân vật được ca ngợi như Eiichi Shibusawa, nhân vật được biết đến là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản, người cho rằng kinh doanh phải mang lại lợi ích cho người mua, người bán và toàn xã hội.
Lúc đầu, ông Ito đến gặp ông Drucker để xin lời khuyên, nhưng những người quen biết ông cho biết cuối cùng họ đã hình thành tình bạn thân thiết sau những buổi tối dài trò chuyện bên hồ bơi tại ngôi nhà gỗ của ông Drucker ở Claremont, một thành phố phía đông Los Angeles (Mỹ).
Tại một trung tâm đào tạo của Seven & i ở phía Nam Tokyo, tất cả nhân viên mới đều xem một đoạn video dài 18 phút trong đó Masatoshi Ito, người đã qua đời năm ngoái ở tuổi 98, kể lại lịch sử thành lập công ty và niềm tin của ông rằng khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu.
Một đoạn clip cho thấy hệ thống phân cấp các thành phần của Seven & i, với khách hàng ở vị trí cao nhất, tiếp theo là nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và Giám đốc điều hành. Hơn 10 bậc thấp hơn và ở dưới cùng là “cổ đông chung”. Những người ở trung tâm đào tạo nói đùa rằng điều này làm các công ty đầu tư nản lòng khi họ đến thăm Seven & i.
“Ông chủ” của Circle K chưa bỏ cuộc
Năm nay, khi Alain Bouchard, người sáng lập Couche-Tard, một lần nữa tiếp cận chủ sở hữu 7-Eleven về một thỏa thuận, ông chứng kiến một Seven & i và Nhật Bản đã thay đổi rất nhiều.
Alimentation Couche-Tard, một công ty Canada điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K, đã đưa ra lời đề nghị trị giá 47 tỷ USD để mua lại công ty mẹ của 7-Eleven - Ảnh: Graham Hughes/Agence France-Presse/Getty Images
Seven & i đã mở rộng ra ngoài việc điều hành các cửa hàng tiện lợi và siêu thị, với các cửa hàng bán lẻ bán mọi thứ từ văn phòng phẩm đến đồ dùng cho trẻ em. Nhưng chuỗi cửa hàng bán lẻ này đang gặp khó khăn.
Trong phần lớn thập kỷ qua, Seven & i đã phải đối đầu với các nhà đầu tư hoạt động từ Mỹ, những người luôn cho rằng công ty sẽ có giá trị hơn nếu chỉ tập trung vào các cửa hàng tiện lợi cốt lõi.
Vào năm 2023, các cơ quan quản lý Nhật Bản đã cập nhật các hướng dẫn của Chính phủ để khuyến khích các công ty xem xét nghiêm túc các đề nghị tiếp quản hợp pháp.
Sau khi Couche-Tard đưa ra lời đề nghị trị giá 38 tỷ USD cho Seven & i năm nay, công ty Nhật Bản đã thành lập một ủy ban gồm các Giám đốc độc lập để xem xét lời đề nghị. Vài tuần sau, ủy ban của Seven & i đã từ chối lời đề nghị của Couche-Tard vì cho rằng “ông chủ” của Circle K định giá công ty quá thấp. Sau đó, Couche-Tard đã quay trở lại với lời đề nghị lớn hơn, trị giá 47 tỷ USD.
Hiện tại, Seven & i cho biết, ủy ban đang xem xét các đề nghị cạnh tranh do Couche-Tard và Junro Ito đưa ra. Ông Ito đang thảo luận với một số tổ chức, bao gồm các ngân hàng lớn của Nhật Bản, để đảm bảo số tiền mà ông cần để tài trợ cho việc tiếp quản.
Một mô hình điều hành mới sẽ ra đời
Trong khi các đề nghị chào mua đang được xem xét, những nhà lãnh đạo của Seven & i đang cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư rằng công ty có thể phát triển mà không cần thay đổi quyền sở hữu.
Chủ tịch Seven & i, Ryuichi Isaka, đã cố gắng tăng giá trị của công ty bằng cách loại bỏ các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và tập trung vào các cửa hàng 7-Eleven, theo yêu cầu của các cổ đông hoạt động tích cực. Vào tháng 10/2024, công ty cho biết họ có kế hoạch tách hoạt động siêu thị và một số đơn vị ngoại vi khác thành một công ty riêng.
Ông Ito chưa nêu rõ chiến lược của mình cho Seven & i, nhưng những người hiểu được suy nghĩ của vị tỷ phú này cho biết ông hình dung công ty sẽ tiếp tục tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản và nước ngoài. Những nỗ lực đó có thể được thực hiện bởi ban quản lý hiện tại.
Couche-Tard từ chối bình luận về giá thầu của mình. Nhưng một phát ngôn viên cho biết công ty "đánh giá cao kiến thức sâu rộng và chuyên môn của Seven & i trong ngành" và sẽ hướng đến việc mở rộng các dịch vụ của mình trên khắp các hoạt động toàn cầu của Couche-Tard.
Tại Nhật Bản, một số học giả kinh doanh nổi tiếng cho rằng sự xung đột giữa chủ nghĩa tư bản phương Tây và mô hình kinh doanh truyền thống của Nhật Bản cuối cùng sẽ tạo ra một nhà lãnh đạo doanh nghiệp kiểu mới. Đó sẽ là sự kết hợp sẽ cân bằng giữa truyền thống và hiện đại, giữa triết lý tập trung hoàn toàn vào lợi nhuận của nhà đầu tư theo kiểu Mỹ với quan điểm đặt khách hàng lên trên hết của Nhật Bản.
Các năm trước, kinh tế Mỹ thường được dự đoán sẽ suy giảm. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngược lại: kinh tế Mỹ không chỉ trụ vững mà còn thể hiện sức mạnh vượt qua những dự báo tiêu cực này. Và năm 2024 cũng không ngoại lệ.
Cuộc khai quật ba ngôi mộ của người Viking ở Na Uy đã phát hiện ra các chuỗi hạt, đồ trang sức bằng tiền xu và một viên đá được chạm khắc trông giống bộ phận sinh dục nữ.
Sau khi đại dịch Covid-19 gây nỗi kinh hoàng cho khắp thế giới, “nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới” đang siết chặt các biện pháp phòng chống các loại dịch bệnh mới liên quan đến đường hô hấp.
Ông Osamu Suzuki nổi tiếng với những phát biểu thẳng thắn và sự thân thiện. Dưới sự lãnh đạo của vị cựu Giám đốc điều hành này, doanh số của Suzuki Motor đã tăng gấp 10 lần, lên mức 3 nghìn tỷ yên (19 tỷ USD) vào những năm 2000.
Cổ phiếu của hãng hàng không giá rẻ Jeju Air của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào ngày 30/12, sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất lịch sử nước này khiến 179 người thiệt mạng.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.