Từ sau đại dịch Covid-19, không phải là Hollywood, mà chính anime mới là cái tên sáng giá được nhắc đến nhiều nhất trong giới đầu tư.
Ngành công nghiệp sản xuất anime đã nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu giải trí của người dân sau dịch Covid-19 và biết tận dụng lợi thế sẵn có để trở thành một trong những ngành công nghiệp tiềm năng và lợi nhuận nhất kể từ sau đại dịch.
Tiềm năng nhưng không thiếu nền tảng
Anime là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp giải trí và cả một thế hệ từ 8X đến 9X lớn lên cùng những bộ manga, anime nổi tiếng đang tăng sức mua và khả năng chi tiêu. Theo Hiệp hội hoạt hình Nhật Bản, vào năm 2022, quy mô của ngành công nghiệp anime Nhật Bản đã tăng gấp đôi trong một thập niên lên 3.000 tỉ yen (19,5 tỉ đô la).
Anime Nhật Bản thậm chí đã vượt qua Kpop của Hàn Quốc trở thành ngành kinh doanh truyền thông hấp dẫn nhất bên ngoài Mỹ. Theo các chuyên gia kinh tế của Bloomberg, lý do cho sự dẫn đầu của anime chính là “sức hấp dẫn toàn cầu, chi phí sản xuất tương đối thấp, sự bùng nổ của các nền tảng phát sóng, cộng đồng người hâm mộ đông đảo, và thành tích bền vững đã được chứng minh qua thời gian”.
Từ những bộ truyện tranh đến màn ảnh lớn
Hầu hết các anime nổi tiếng toàn cầu hiện nay đều được chuyển thể từ những bộ truyện tranh (manga) như Attack on Titan, One Piece, Demon Slayer, Fullmetal Alchemist… Chính vì vậy, ngay cả trước khi được chuyển thể thì tác phẩm đã có sẵn lượng người hâm mộ nhất định.
Trong đại dịch Covid-19, thế giới dường như chững lại, mọi người phải dành nhiều thời gian ở nhà do tình hình dịch bệnh nên bắt đầu hình thành thói quen giải trí bằng cách xem phim ảnh trên các nền tảng cung cấp dịch vụ giải trí như Netflix, Disney+, Amazon… Anime với sự đa dạng về thể loại, nội dung đã trở thành thức ăn tinh thần của hàng chục triệu người trên toàn cầu trong thời gian cách ly trong đại dịch. Có thể nói rằng anime đã vô tình được “toàn cầu hóa” thông qua việc phân phối qua các nền tảng cung cấp phim như Netflix.
Giờ đây anime đã chinh phục được trái tim của khán giả trên toàn thế giới. Từ sau dịch Covid-19, không phải là Hollywood, mà chính anime mới là cái tên sáng giá được nhắc đến nhiều nhất trong giới đầu tư. Gần đây nhất, Ngân hàng Mizuho - ngân hàng toàn cầu hàng đầu đến từ Nhật Bản đã mở quỹ đầu tư vào ngành anime. Bằng cách thúc đẩy tài trợ tài chính cho lĩnh vực anime, Ngân hàng Mizuho kỳ vọng sẽ kiếm được tiền từ việc đầu tư sản xuất hoạt hình kinh phí thấp của Nhật Bản vốn đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Theo đó, Mizuho đã mở một quỹ đầu tư cho phim vào cuối năm 2024. Ban đầu, quỹ sẽ có khoảng 1,5-2,5 tỉ yen (9,6-16 triệu đô la) để triển khai tài trợ và có kế hoạch đầu tư khoảng 800 triệu yen cho mỗi bộ phim. Đối với các nhà đầu tư, quỹ này sẽ cung cấp cơ hội để đầu tư tiền của họ vào một lĩnh vực phim đã tạo ra các tác phẩm nổi tiếng toàn cầu như Demon Slayer và các bộ phim của Studio Ghibli như Spirited Away. Điều đó sẽ đánh dấu sự thay đổi so với xu hướng trong những năm gần đây là phim hoạt hình chủ yếu được tài trợ bởi những người tham gia sản xuất.
Không những vậy, ngành công nghiệp sản xuất anime cũng bắt đầu thu hút sự chú ý của các công ty đầu tư toàn cầu và các công ty, tập đoàn truyền thông giải trí lớn. Việc phân phối rộng rãi anime trên phạm vi toàn cầu đang góp phần vào sự phát triển của thị trường anime Nhật Bản khi các công ty giải trí đa quốc gia đang mua bản quyền và mua lại các công ty phát trực tuyến anime có trụ sở tại Nhật Bản. Ví dụ, vào ngày 9-8-2021, Sony Pictures Entertainment Inc. đã công bố việc mua lại thành công công ty con của AT&T, Crunchyroll LLC, một công ty chuyên phân phối anime, thông qua Funimation Global Group, LLC. Funimation, một liên minh giữa công ty con của Sony Music Entertainment để mở rộng phạm vi phân phối cho các đối tác nội dung và các dịch vụ dành cho người hâm mộ, phục vụ hơn 120 triệu người dùng đã đăng ký tại hơn 200 vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến Walt Disney Co. - gã khổng lồ trong ngành công nghiệp hoạt hình của Mỹ cũng đang đầu tư vào các phim hoạt hình độc quyền của Nhật Bản và mở rộng loạt phim siêu anh hùng Hàn Quốc như một phần trong nỗ lực chiếm lĩnh thị trường phát trực tuyến châu Á của Disney+ tại khu vực này.
Sức lan tỏa đến các sản phẩm nghệ thuật liên quan
Văn hóa Otaku đóng vai trò quan trọng trong thị trường anime Nhật Bản, ảnh hưởng đến xu hướng, hành vi của người tiêu dùng và bối cảnh của ngành giải trí này. Otaku là thuật ngữ dùng để chỉ những người đam mê manga, anime, trò chơi điện tử của văn hóa đại chúng Nhật Bản. Những người hâm mộ nhiệt thành này chính là lý do thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm nghệ thuật sáng tạo liên quan đến anime như nhạc phim, phụ kiện anime, games... và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của thị trường.
Theo đó, phân khúc bán hàng chiếm thị phần doanh thu lớn nhất là 44,1% vào năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục thống trị cho đến năm 2030. Sự tăng trưởng của phân khúc bán hàng có thể là do các yếu tố như lượng người hâm mộ anime ngày càng tăng, nhu cầu về sản phẩm sáng tạo và làm theo nhu cầu cá nhân, và sức chi của người hâm mộ ngày càng tăng. Trong khi đó, phân khúc phân phối Internet dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn dự báo. Sự tăng trưởng này là do sự ra đời của công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ phát trực tuyến. Lượng tiêu thụ các bộ phim và tập phim hoạt hình trên nhiều trang web anime và dịch vụ phát trực tuyến của Nhật Bản, chẳng hạn như Crunchyroll, Netflix, Funimation và Aniplus Asia, đang tăng lên và thậm chí lan rộng sang cả những thị trường lớn khác với cách biệt văn hóa đáng kể như châu Âu và Bắc Mỹ.
Games, anime, manga chiếm tỉ trọng cao trong doanh số ở nước ngoài của ngành giải trí Nhật Bản năm 2022
Không chỉ nhận được sự chào đón của khối doanh nghiệp, anime còn được Chính phủ Nhật Bản thể hiện sự ủng hộ như một phần của văn hóa đại chúng Nhật Bản. Trong đề xuất “Chủ nghĩa tư bản mới” (phiên bản sửa đổi) của Thủ tướng Fumio Kishida được công bố vào năm 2024 đã có tuyên bố rằng “Anime, manga, âm nhạc và các nội dung nghệ thuật khác là những tài sản mà chúng ta nên tự hào”, với doanh số bán ra nước ngoài có quy mô tương đương với xuất khẩu thép và chất bán dẫn.
Nếu như anime hiện nay được xem là “cây hái tiền” thì manga Nhật Bản cũng dần thu hút được rất nhiều ánh mắt từ nhà đầu tư. Điều này có thể nhìn thấy được qua sự kiện Tập đoàn Sony đang chuẩn bị thực hiện một trong những vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử ngành giải trí lâu đời của Nhật Bản. Vào tháng 11-2024, Kadokawa Corp. - một trong những nhà xuất bản lớn nhất Nhật Bản, sở hữu một số lượng khủng các bộ anime và manga, đã tuyên bố rằng họ đã nhận được “thư bày tỏ sự quan tâm” từ Sony. Động thái của Sony chính là muốn thực hiện giao dịch M&A với nhà xuất bản lâu đời này để có được quyền tiếp cận đến bản quyền của hơn 100.000 tiểu thuyết và bộ truyện để có thể tạo ra những bộ anime gây tiếng vang trên thế giới từ những bộ truyện vốn đã thành công trong thị trường manga. Rõ ràng đây là một bước đi chiến lược trọng yếu của Sony và thể hiện được sức hút và tiềm năng của ngành công nghiệp anime trong giai đoạn sắp tới. Chắc chắn rằng thị trường sản xuất và phân phối anime trên thế giới sẽ ngày càng năng động và sôi nổi trong giai đoạn sắp tới.
Không chỉ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2024, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) còn gây chú ý khi có động thái gia tăng lực lượng môi giới môi giới trong bối cảnh thị trường bất động sản được dự báo có nhiều bước hồi phục trong năm 2025.
Công ty dành gần 6,3 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán vào cổ phiếu của BIDV, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, Chứng khoán VIX và Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam.
(ĐTCK) Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (mã CC1 – UPCoM) bầu ông Phan Hữu Duy Quốc vào vị trí Chủ tịch HĐQT, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và có kinh nghiệm lãnh đạo tại các Tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.
(ĐTCK) Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 – CTCP (mã CC1 – UPCoM) đã khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành xây dựng tại Việt Nam...
Theo BCTC hợp nhất quý 4/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) lãi trước thuế 447 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, do hầu hết nguồn thu đều sụt giảm. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tại thời điểm cuối năm tăng đến 73%.
Ở một diễn biến khác, trong ngày 22/1, FLC cũng đưa ra Nghị quyết sử dụng gần 155 triệu cổ phần Bamboo Airways để đảm bảo nghĩ vụ tài chính của tập đoàn tại OCB
Traphaco (HOSE: TRA) ghi nhận lợi nhuận quý 4/2024 tăng khá mạnh. Tuy nhiên, kết quả lũy kế cả năm vẫn đi lùi, một phần do mức nền cùng kỳ tương đối cao.
(ĐTCK) Công ty cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã chứng khoán HAX) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả tăng trưởng khởi sắc cả doanh thu và lợi nhuận, trong đó riêng lợi nhuận tăng trưởng gấp 4 lần so với năm 2023.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.